Wednesday, January 22, 2014
Một chiều trời trở lạnh, giăng giăng mưa bụi
Một chiều trời trở lạnh, giăng giăng mưa bụi, lơ thơ ít hoa tuyết bay trong gió rừng. Tính ra đã là ngày hăm ba tháng chạp, giáp Tết, “ông Táo chầu trời” theo tục lệ dân gian. Trước khi chia tay lên đường, bọn Hoàng Đạt còn được Đèo Thanh Sơn tặng một thớt ngựa hay, nên giờ mỗi người mỗi ngựa, hành trình có phần nhanh hơn trước. Lối mòn xuyên lâm vắng vẻ, tuyệt không gặp bản làng, thổ dân, cả bọn cứ giục ngựa đi miết. Vừa ra tới cửa rừng, thình lình Hoàng Đạt “suỵt” khẽ giơ tay làm hiệu, giảm nước kiệu. - Gì thế? Trần Dũng từ sau thúc ngựa lên hỏi bạn. Đạt không đáp, nghiêng tai nghe ngóng. Như đáp lại, vẳng xa xa bỗng nổi lên một chuỗi âm thanh quái gở, nhọn hoắt lê thê trong gió, thoạt nghe đã muốn nổi gai ốc người ta. - Sơn cẩu! Chúng đang tru gọi đàn... nhưng còn xa! Ta đi thôi! Hoàng Đạt phất tay, ba thớt ngựa tiếp tục lao đi. Âm nhọn còn bay vãi theo vó ngựa một hồi rồi mới lịm tắt hẳn. Tới một ngọn đồi Đạt đề nghị xuống ngựa nghỉ chờ qua đêm. Sương chiều dâng lên lờ mờ cảnh vật, gió càng lúc thêm lạnh buốt, hoa tuyết bay lả tả. Ba người bèn lấy mũ áo ngự hàn ra mặc, ngồi bên lửa sưởi mấy phút đoạn đem xôi nếp, rượu cẩm ra, nướng thịt nai khô ăn uống. Ngọc Bích đã hơn ngày nay chưa nguôi nỗi bựa bội vì chuyện Hoàng Đạt tỏ ra nồng nhiệt thái quá trong đêm vũ hội tại nhà họ Đèo. Dù sau đó chàng hết lời giải thích, nàng vẫn khăng khăng cho rằng người yêu “cũng có thích Nguyệt Cầm” chứ không hoàn toàn chỉ vì muốn “đánh tháo” cho bạn! Thành ra Đạt lâm vào cảnh “ách giữa đàng quàng vào cổ” và bị Ngọc Bích áp dụng chiến tranh... lạnh! Tuyệt không hé môi một lời với chàng suốt quãng đường dài. Giờ, chừng bị óc tò mò thôi thúc nàng không nhịn được vụt hỏi Đạt : - Nãy anh nói “sơn cẩu”... phải chó sói? Nghe tiếng tru lúc như sói! - À... Đạt mỉm cười mừng thầm trước dấu hiệu “hòa hoãn” nơi người yêu, lấy giọng ôn tồn giải thích : - Người ta thường lầm sơn cẩu là chó sói! Tuy trông giống nhưng chúng là hai giống khác nhau! Sơn cẩu còn gọi là Sài Kíu thường lớn con hơn, rất háu ăn vớ được mồi là nuốt sạch! Có bốn giống chính: sơn cẩu vằn, sơn cẩu đốm, sơn cẩu nâu và sơn cẩu sói. Chúng sinh sống rải rác khắp các lục địa! nhưng ghê nhất phải kể giống hồng cẩu quấy, dân miệt biên giới gọi “quỷ mắt đỏ”! Thường các giống sơn cẩu khác tuy tinh khôn dữ tợn chúng cũng chỉ tụ họp thành từng bầy nhỏ, khoảng mười mấy, hai chục con là cùng! Giống hồng cẩu quây lại khác, thường kéo đi hàng đàn đông như kiến cỏ, có khi cả mấy trăm con. Mắt chúng đỏ như than hồng, hung hãn vọ cùng, đánh hơi người thú rất thính nhạy, ào tới nuốt chửng bất kể thứ gì gặp trên đường di chuyển! Cách nay gần mười năm anh đã chứng kiến bọn buôn lậu bị hồng cẩu quẩy táp sạch chỉ trong vòng vài phút, trên mạn biên thùy gần Mường Khương! Cả người ngựa, hành lý v.v... hầu như tất cả đều vào bụng “quỷ mắt đỏ”! có con bị súng bắn, vừa ngã xuống lập tức bị đồng loại xông tới gặm sạch, không sót một cái xương! Lần đó, nếu chẳng kịp vọt lên tàng cây cao ẩn mình chắc anh cũng... vào bụng chó quỷ! Nghe Đạt kể cả Ngọc Bích, Trần Dũng đều lắc đầu ngán ngại. Cô gái thắc mắc hỏi : - Như vậy chúng còn đáng sợ hơn cả hùm, beo, tây, tượng... nữa sao? - Hơn nhiều! Mọi loài dã thú dù mạnh đến đâu cũng chưa nguy hiểm bằng chúng! Hùm beo còn phải tránh xa loài quỷ mắt đỏ bốn chân, vì chúng quá đông, ào tới như cơn lốc không sức mạnh nào chống nổi! Cũng tỷ như một người giỏi võ nhưng phải cùng lúc đối địch với hàng trăm kẻ hung hăng liều mạng không biết sợ chết vậy! Hạ hết lớp này đến lớp khác nhào tới, đánh sao cho xuể. Với giống hồng cẩu quẩy, ngay như dùng súng, nếu hỏa lực yếu, chỉ có một, hai chục xạ thủ cũng chẳng địch lại chúng! Tốt nhất hãy tìm cách tránh xa! Nếu chẳng may “tao ngộ” loài “quỷ sứ biên thùy” này, phải lập tức kiếm cây cao trèo lên, hoặc tìm chỗ khuất cuối gió tát bùn đất lên người, nấp kỹ tránh xông hơi bị chúng ngửi thấy! Nãy anh chọn nơi đây “cắm trại” là có ý phòng trường hợp gặp bọn chó quỷ kéo tới thì đã có sẵn “cao điểm” để ta thoát lên tránh! Các giống sơn cẩu tuy cũng biết leo trèo nhưng chẳng thể lên cao được, chỉ vài thước là cùng! Ta có thể từ trên bắn tỉa xuống hoặc dùng “đòn gió” hạ từng con một nếu chó quỷ đánh hơi muốn chồm theo! Chàng trỏ gốc cây xế sau lều, thân lớn khoảng hai người ôm, cao vút đến hơn chục thước, phía trên ngọn tán tàn vươn xòa, rậm rạp, phần dưới hầu như chẳng có cành, nhánh, thoạt nhìn cũng thấy rất khó trèo! Hoàng Đạt đứng phắt lên lục “sắc” hành trang lấy ra hai cuộn dây móc, quay tít mất vòng, ném “véo” lên tàn cây. Móc câu bám dính luôn vào cành lớn trên ngọn, Đạt giật thử mấy cái, gật gù http://2phim2.tumblr.com/
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment