Friday, May 24, 2013

Phim Không Thể Làm Lại

Phim Không Thể Làm Lại
Phim Không Thể Làm Lại



Bạn đang xem phim Không Thể Làm Lại tại , chúc bạn xem phim vui vẻ !
Bộ phim "Không Thể Làm Lại 2012 (HD)": Câu chuyện của Evangelion bắt đầu sau năm 2000 với sự kiện "Va Chạm Thứ Hai", một biến cố lớn đã hoàn toàn phá hủy hoàn toàn Nam Cực và một nửa xóa sổ dân số Thế giới. Biến cố này được dư luận và ngay cả đa số thành viên thuộc tổ chức NERV cho là tác động của một thiên thạch rơi xuống Nam Cực, gây ra những cơn đại hồng thủy và làm thay đổi khí hậu Trái đất cùng với những cuộc khủng hoảng chính trị, chiến tranh hạt nhân và suy thoái kinh tế...
Phim Không Thể Làm Lại
Theo kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã nhất trí bầu ông Đinh Tiên Dũng (nguyên Tổng Kiểm toán Nhà nước) giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cụ thể, với tổng số 473 đại biểu (ĐB) tham gia bỏ phiếu, kết quả bỏ phiếu được thông qua với tỉ lệ 71,2%.

Ngay sau đó, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đọc Nghị quyết phê chuẩn đề xuất của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm ông Đinh Tiến Dũng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quốc hội cũng đã biểu quyết phê chuẩn thông qua Nghị quyết với kết quả 88,15% tổng số ĐB tán thành.
Phim Không Thể Làm Lại
Trước đó, vào đầu giờ sáng nay, Quốc hội đã thông qua đề xuất của Thủ tướng về việc miễn nhiệm chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước đối với ông Đinh Tiến Dũng, với kết quả thông qua đạt 84,1%.
Tiếp đó, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã trình bày Nghị quyết của Quốc hội về việc miễn nhiệm chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước đối với ông Đinh Tiến Dũng. Theo đúng quy trình, sau đó, Quốc hội lại tiếp tục biểu quyết để thông qua Nghị quyết với tỷ lệ đạt 91,97%.

Sau khi Quốc hội phê chuẩn ông Đinh Tiến Dũng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã đọc Tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét đề nghị bầu ông Nguyễn Hữu Vạn giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Phim Không Thể Làm Lại
Ông Nguyễn Hữu Vạn, sinh ngày 28/6/1956, Tiến sĩ Kinh tế, hiện là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai.

Chiều 24/5, Quốc hội thảo luận tại đoàn về đề xuất bầu ông Nguyễn Hữu Vạn làm Tổng Kiểm toán Nhà nước; thảo luận ở tổ về: Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của Quốc hội; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú./.

Naruto và Cuộc Phiêu Lưu Gió Xoáy

 Naruto và Cuộc Phiêu Lưu Gió Xoáy
 Naruto  Cuộc Phiêu Lưu Gió Xoáy 



Bạn đang xem phim Naruto Cuộc Phiêu Lưu Gió Xoáy - Naruto Shippuuden 1999 tại , chúc bạn xem phim vui vẻ !
Bộ phim "Naruto Cuộc Phiêu Lưu Gió Xoáy - Naruto Shippuuden 1999" bắt đầu Sau khi huấn luyện 2 năm rưỡi với Jiraiya, Naruto trở về làng Lá, đoàn tụ với những người bạn cậu đã chia tay, và lập lại Nhóm 7, giờ được gọi là Nhóm Kakashi, với Sai thế chỗ Sasuke. Tất cả những người bạn của Naruto đều đã trưởng thành và thăng cấp, có người hơn người khác. Không giống như phần đầu khi chúng chỉ đóng vai trò phụ, tổ chức Akatsuki chiếm lấy vai trò đối nghịch chính trong tham vọng thống trị thế giới. Naruto shippuuden là một tác phẩm của Kishimoto Masashi. Nó cũng nói về Naruto, nhưng là 2 năm sau,sau khi cậu bé cùng sư phụ Jiraiya của mình đi tập luyện xa trở về làng Lá( phần sau của Naruto) Người đầu tiên cậu bé gặp chính là Sakura, cô bạn đã từng cùng trong nhóm Kakashi của cậu. Cô bé Haruno Sakura này cũng đã có khá nhiều thay đổi và đã là một ninja y thuật cực kì... bạo lực. Sakura tin là Naruto đã trưởng thành hơn rất nhiều. Naruto và Sakura vẫn quyết tâm tìm bằng được người đồng đội Sasuke của mình. Và một người thuộc ám bộ Gốc đã được cử đến để thế chỗ Sasuke, làm nhóm Kakashi có thể tiếp tục thi hành nhiệm vụ. Cậu này tên là Sai. Thoạt đầu rất vô tình nhưng sau đó đã được tình cảm của Naruto và Sakura dành cho Sasuke cảm hóa, đồng hành với hai người bạn này... Website xem phim hay nhất
 Naruto  Cuộc Phiêu Lưu Gió Xoáy 
Ông Phạm Văn Bình, giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố thiên tai và cứu nạn đường sắt (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam), cho biết điểm xảy ra vụ tai nạn là chắn nội bộ đường vào tiểu đoàn 3, trung đoàn 22, Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động. Trước thời điểm xảy ra vụ tai nạn khoảng 5 phút, nhân viên gác chắn là người của Công ty Thiên Ân đã tự bỏ ra về và không đóng chắn dù đã có chuông báo và đèn tín hiệu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn này.
 Naruto  Cuộc Phiêu Lưu Gió Xoáy 
Phía bắc của đường ngang có tòa nhà hai tầng của Công ty Quản lý đường bộ 240 vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt nên đã che khuất tầm nhìn của lái tàu từ Hà Nội - Hải Phòng không nhìn thấy xe container khi rẽ từ quốc lộ 5 vào đường ngang, cũng như làm khuất tầm nhìn của lái xe, không phát hiện được đoàn tàu đang đến gần và là nguyên nhân của vụ tai nạn, ông Bình cho biết thêm.

Như tin đã đưa 5g35 sáng 23-4, tại một đường ngang ở khu vực thị trấn Như Quỳnh, Hưng Yên, đoàn tàu khách Hà Nội - Hải Phòng đâm thẳng vào chính giữa một xe container, làm xe này bị hư hỏng nặng.

Đầu máy xe lửa và một đoạn khoảng 30m đường sắt hư hỏng nhẹ, một toa tàu gần đầu máy bị nghiêng do trật bánh khỏi đường ray. Bộ Giao thông vận tải mới đây cũng đã yêu cầu Công ty Quản lý đường sắt Hà Hải làm việc với Công ty Quản lý đường bộ 240 để có biện pháp khẩn trương tháo dỡ công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, tránh những vụ tai nạn đường sắt đáng tiếc xảy ra tại khu vực này.
 Naruto  Cuộc Phiêu Lưu Gió Xoáy 
Em Dung là nạn nhân thứ hai tử vong trong vụ tai nạn này. Trước đó em Nguyễn Thị Cúc, học sinh lớp 12D3 tử vong tại chỗ trong vụ tai nạn. Hai nạn nhân này đều học tại Trường THPT Anh Sơn 1, huyện Anh Sơn (Nghệ An). Bốn học sinh bị thương nhẹ đã xuất viện.

Theo Công an huyện Anh Sơn, nguyên nhân gây tai nạn là do tài xế Nguyễn Cảnh Toàn (trú tại khối 4, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, Nghệ An) ngủ gật nên đâm vào tốp học sinh gồm 16 em đang chở nhau trên tám xe đạp đi cùng chiều. Hiện tài xế Toàn đã đến cơ quan công an trình diện. Công an đang hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam tài xế này.
 Naruto  Cuộc Phiêu Lưu Gió Xoáy 
Trước đó, khoảng 6g40 cùng ngày, xe container do một tài xế (chưa rõ tên tuổi) cầm lái chạy trên đường Trần Đại Nghĩa theo hướng đại lộ Võ Văn Kiệt đi KCN Lê Minh Xuân, đến đoạn cách cầu Kênh A khoảng 400m, do tránh một xe cần cẩu (bị hư nằm án ngữ trên đường), xe container này mất lái lật nhào, “chổng vó” dưới mương.
 Naruto  Cuộc Phiêu Lưu Gió Xoáy 
Tài xế văng ra ngoài, may mắn chỉ bị thương nhẹ.

Tại hiện trường, xe cần cẩu bị sự cố nằm án ngữ trên đường khiến xe cộ qua lại khó khăn. Container nằm lật ngửa dưới mương, hư hỏng nặng.

Ngay sau đó, công an địa phương đã đến hiện trường để giải quyết vụ việc.

Gần 3 tiếng sau tai nạn, chiếc xe cẩu gặp sự cố mới được di chuyển đi nơi khác. Giao thông bắt đầu ổn định trở lại. Xe container vẫn còn nằm “chổng vó

phim Ngục Tù Thép 2013




Phim Ngục Tù Thép 2013
Phim Ngục Tù Thép 2013 








Phim Ngục Tù Thép 2013 

Trước mặt tôi lúc này là những cuốn sách của Xuân Quỳnh, hàng chục tập thơ và văn xuôi, mỏng mảnh, gọn nhẹ. Mắt lướt trên các trang chữ mà sao khó định thần vào một điều gì. Tôi tự hiểu thời điểm này. Trong trí nhớ vẫn còn nguyên cái tai hoạ dữ dội vừa cắt ngang cuộc đời tác giả, cùng một lúc với cả người chồng và đứa con yêu. Làm sao có thể chế ngự cảm giác xót xa bàng hoàng để huy động tư duy phân tích? Lại nhớ lời trách của Xuân Quỳnh dạo nào: “Các ông là những nhà phê bình mà tôi tin, thế mà sao các ông chả viết gì về thơ tôi? Dở hay gì cứ nói thẳng, tôi nghe hết!”. Không thật nhớ là khi ấy tôi đã chống chế ra sao, hình như đại khái là: Thì bà là hiện tượng quan trọng, nên chúng tôi mới phải dè chừng khi động bút chứ sao!


Phim Ngục Tù Thép 2013 
Lời đối đáp thoảng qua ấy, vào thời điểm hôm nay, tôi xin nhắc lại. Đúng thế, Xuân Quỳnh là hiện tượng rất quan trọng của nền thơ chúng ta. Có lẽ là từ thời Hồ Xuân Hương, qua các chặng phát triển, phải đến Xuân Quỳnh, nền thơ ấy mới thấy lại một nữ thi sĩ đầy tài năng và sự đa dạng của một tâm hồn được thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể như vậy, dồi dào phong phú như vậy.

Phim Ngục Tù Thép 2013 

Nhưng Xuân Quỳnh không chỉ là xuất chúng trong giới “thơ phụ nữ” (chữ dùng này quả là rất ước lệ, chỉ thuần tuý căn cứ vào giới tính tác giả!). Đây còn là một gương mặt thơ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại. Hai chục năm nay, thơ Xuân Quỳnh đã đi vào người đọc, trở thành tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi cay đắng ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử, tiếng nói hồn hậu, dung dị, chứa đựng sự sống đương thời mà cũng in dấu nếp nghĩ nếp cảm của tâm hồn người Việt tự xa xưa. Những thiếu nữ bước vào tuổi yêu đương đã tìm đến thơ Xuân Quỳnh. Những người mẹ trẻ phập phồng ngày tháng theo dõi mỗi hơi thở mỗi bước đi của đứa con mình, có thể tìm được ở thơ Xuân Quỳnh một người bạn sẻ chia tâm sự… Đối với người làm thơ, được như thế đã là hạnh phúc.

Phim Ngục Tù Thép 2013 

***



Nói đến “xuất xứ” của Xuân Quỳnh giữa làng thơ, lại phải nói đến sự xuất hiện đông đảo, ào ạt của một lớp người viết mới, đem vào văn học những giọng nói mới, vào những năm sáu mươi. Nếu lấy mốc sự xuất hiện ấy là những năm 1964-65 thì Xuân Quỳnh quả là có “ra trước” chút ít, giống như một người chị. Nhưng chị đã nhập bọn như một người bạn cùng lứa. Lớp nhà thơ này, trên chặng tiếp theo, cuộc đời và nghệ thuật của họ vừa tách biệt, phân hóa, lại vừa xen cài, giằng chéo vào nhau. Xét về nhiều mặt, chính ngay mối tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ và sự nghiệp văn học của cặp vợ chồng này cũng là nằm trọn vẹn trong phong trào “văn học trẻ” ấy. Cho đến tận gần đây, những thành viên của thế hệ này đã là lực lượng chính của “sản xuất văn học”, nhưng hầu như chưa ai nghĩ đến một sự tổng kết, dù sơ bộ, về họ. Chính việc Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ đột ngột ra đi đã khiến chúng ta phải nghĩ đến công việc ấy, một công việc hẳn là sẽ có ích cho văn học sử, hơn nữa, cho thái độ đón nhận của chúng ta đối với những thế hệ mới, đã và sẽ bước vào văn học.



Về thế hệ này, đương thời người ta thường nói rằng họ không có gì để từ bỏ, lựa chọn, không có việc “nhận đường”, tìm đường trong nghệ thuật. Cho đến hôm nay, điều đó có vẻ không phù hợp với thực tế. Văn học là quá trình, cuộc đời sáng tác cũng là quá trình. Ở thế hệ nhà văn này, không thể hoàn toàn nói rằng con đường nghệ thuật của họ đã không phải vượt qua những trở lực, đã không phải trải qua những lầm lẫn, bị lừa dối và tự lừa dối, bị mê hoặc và tự mê hoặc, rồi tỉnh ngộ, tự tìm đường đi trong nghệ thuật, tới những đích khác nhau. Những điều này, thời gian sẽ cho thấy rõ dần, qua từng trường hợp cụ thể.


Phim Ngục Tù Thép 2013 
***



Ai quen biết Xuân Quỳnh, hẳn sẽ để ý đến nét khác lạ nơi tay chị: một đôi bàn tay như già hơn nhiều so với gương mặt. Một gương mặt xinh đẹp, trẻ hơn tuổi, với cặp mắt tinh anh, duyên dáng, như rất dễ mỉm cười, che hết mọi phiền lo. Gương mặt phụ nữ đẹp đến nỗi khó tin đấy lại là người làm thơ. Mà người phụ nữ đẹp và làm thơ ấy lại có đôi bàn tay giống như gương mặt Trương Chi! Chính Xuân Quỳnh đã không ít lần viết về bàn tay mình, ví dụ mấy câu này, trong giọng giãi bày với người yêu:

Bàn tay em ngón chẳng thon dài

Vệt chai cũ, đường gân xanh vất vả

Em đánh chắt chơi chuyền thuở nhỏ

Hái rau dền rau dệu nấu canh

Tập vá may, tết tóc cho mình

Rồi úp mặt trên bàn tay khóc mẹ

Phim Ngục Tù Thép 2013 

Đôi bàn tay tiết lộ số phận. Một số phận đã từng không may mắn, dường như luôn luôn phải “đánh đu” với cuộc sống, với hạnh phúc. Cũng là trớ trêu chăng, con người có số phận như thế lại mang trong mình nhiều khao khát. Trong một bài thơ viết năm 1962, Xuân Quỳnh viết rằng ngày bé mình chỉ mơ đến rằm tháng Tám để được vui chơi với bạn bè dưới trăng thu,



khi lớn khôn ước mơ càng cháy bỏng:

mơ ước thành nhà thơ ca ngợi cuộc đời,



đưa thơ cùng du hành vũ trụ, sưởi ấm vừng trăng lạnh, đưa thơ đi cập bến các vì sao…

Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng

Biết bay rồi ta lại muốn bay cao.



Hình như gốc gác tấn kịch của mỗi người sáng tạo là như thế. Ít ai làm “nghề” này lại không luôn luôn tự cảm thấy trạng thái quá sức của mình. Như luôn luôn chới với vươn về cái đích rất khó tới. Phải đánh cuộc với số phận, với sự sống, với hạnh phúc. Vả chăng, chính năng lượng của thơ, của nghệ thuật sẽ nảy sinh từ đó.

Quá sức vì khát vọng, có lẽ, đó cũng là trạng thái của Xuân Quỳnh.



***



Trong một bản tiểu sử văn học viết ngày 29-8-1982, trả lời cho đề mụcNguyên nhân bắt đầu hoạt động văn học, Xuân Quỳnh ghi hai điểm: ” − Vì thích thú. Làm văn học cảm thấy như mình được sống thêm một cuộc đời khác nữa. − Vì uất ức. Khi mới vào nghề bị xô đẩy, bị khinh rẻ nên tôi quyết phải sống. Mà sống tức là phải viết“.



Chặng đường Xuân Quỳnh từ một “cô văn công” trở thành một biên tập viên văn học quả là có gian nan hơn so với một số người khác. Nhưng đây không phải chỗ để trách cứ các nhà quản lý: chị chủ yếu là tự học chứ không được đào tạo. Vả lại, chặng đường ấy chị đã khắc phục được chỉ sau dăm năm. Và điều cốt yếu đối với chị là trở thành nhà thơ chứ không phải chỉ là một biên tập viên văn học.

Phim Ngục Tù Thép 2013 

Tấn kịch của chị là ở một phía khác, ở đấy những định kiến và can thiệp từ bên ngoài chỉ có thể gia giảm cho những đau khổ hay niềm vui, chứ không thay đổi căn bản được điều gì. Và cái đáng nói không phải là ở chỗ chị đã may hay không may lâm vào tấn kịch của mình (Mấy ai không có tấn kịch của riêng mình!). Cái đáng nói là trong khi sống trọn vẹn cái tấn kịch của chính mình, chị đã nói được về nó bằng thơ. Để người ngoài có thể soi vào, có thể ướm những trải nghiệm khổ đau, vui sướng, giận hơn của chị vào trạng thái tình cảm của họ. Để người ngoài có thể mượn những tiếng lòng mà chị đã thốt lên kia làm tiếng lòng của họ. Phải chănglàm nhà thơ chính là như thế?



Diễn đạt tấn kịch của Xuân Quỳnh là không dễ. Sa vào các chi tiết tỉ mỉ thì dễ thành tọc mạch vô ích mà cũng chưa chắc đã tỏ rõ được điều gì. Tôi thử men theo một đường viền.



Ở ta và có lẽ không chỉ ở ta, đã nhiều thời từng có những nam thanh nữ tú từ các làng quê tìm vào thành thị. Họ vừa ca hát trước phố xá về tình yêu làng quê, nếp sống làng quê, vừa tìm cách “làm tổ” tại thị thành, thích nghi với đời sống thị thành. Dẫu họ có trở thành người kẻ chợ từ trang phục đến lối ứng xử thì trong đáy sâu tâm hồn họ, nếp sống làng quê, tính cách làng quê vẫn còn lại đó. Vả chăng, quá trình thích ứng cũng là quá trình vấp váp. Cái dại khờ, cả tin, nông nổi của họ cứ mỗi bận lại phơi ra trước những gì là tinh ranh, biến báo nơi thành thị. Vấp váp có thể gây bươu đầu, sứt trán, sái chân, nhưng quan trọng hơn, nó nhói lên trong đáy hồn những day dứt, giận hờn, nó đánh thức những mặc cảm sâu kín, nói khơi dòng cho những bài hát mới, trong đó làng quê là nỗi nhớ nhạt nhoà mà lại khôn khuây, hóa thân vào nỗi nhớ cỏ xanh, rau dại, hoa dại, bến bãi, đất cát, còn thành thị thì vừa như thêm vẻ bí hiểm, đáng sợ, vừa như thêm quyến rũ, mời gọi. Nhưng dẫn bước vào đó thì thế nào cũng phải tự cảnh giác với tính khờ khạo, cả tin, với những định kiến giản đơn một chiều, − điều mà những con người từng để lại nhúm rau sau luỹ tre xanh khó lòng mà dứt ra được.

Phim Ngục Tù Thép 2013 

Phải chăng ở Xuân Quỳnh cũng có tấn kịch tương tự? Cái tấn kịch đã hóa thân trong tình yêu, − lĩnh vực hình như là đam mê hết sức cốt yếu đối với cuộc đời chị, và đã được bộc lộ ở rất nhiều cung bậc, rất nhiều sắc thái: tha thiết đến mức như tuyệt vọng, như van vỉ, như thề bồi, hồn nhiên trong thỏa mãn chốc lát, lo âu cho hạnh phúc không tròn, ngờ vực lòng ai tàn phai lời ước hẹn… Có thể trả giá đắt cho ảo tưởng về hạnh phúc, nhưng từ bỏ thì chị không thể. Giả như trong cuộc đời người phụ nữ ấy đã không có những trắc trở của tình yêu, đã không từng hơn một lần qua đò sang bến, thì cũng khó hình dung mảng thơ tình của chị sẽ mang diện mạo ra sao. Bởi “chuẩn mực” tình yêu ở nhà thơ khao khát yêu đương ấy vẫn có vẻ gì rất đồng nội, quê kiểng, nó gắn với sự duy nhất, sự chung tình, với tổ ấm, với mái nhà, với hạnh phúc của hôn nhân, nó đòi tuyệt đối, nó dứt khoát không chấp nhận mọi ngập ngừng trù trừ, láu cá, nó không chịu bị xẻ chia, bị vay mượn, dẫu là tạm thời, là thường tình, nó xoè tất cả lông cánh, móng vuốt ra để giữ gìn tình yêu trước mọi sự xâm phạm tự phía ngoài.

Chính cái chuẩn mực hằng đeo đuổi ấy lại trái hẳn với thực tế đã trải. Hóa ra, người đeo đuổi một ý niệm tình yêu chuyên nhất lại bị mang tiếng trước người đời như là kẻ có lắm sự yêu đương “phức tạp”, phá phách (Luôn tiện, xin nêu nhận xét thú vị của một người bạn tôi: các nhà thơ thường không đứng ngoài đạo đức, chính họ thường hướng tới tạo dựng một đạo đức cho tương lai. Nhưng không ít hành vi của họ lại thường bị người đương thời coi là vi phạm đạo đức!). Dẫu sao, đấy là chuyện bề ngoài. Điều nên nói là bề trong, là “lợi ích” của văn học do tất cả các chuyện này: chính tấn kịch ấy đã biến Xuân Quỳnh từ con người có nhu cầu tự ca hát về tình yêu và cuộc săn đuổi hạnh phúc của mình thành một nhà thơ viết về tình yêu và loại phong phú nhất trong số các nhà thơ cùng thế hệ.

Phim Ngục Tù Thép 2013 

Những người làm thơ cùng thế hệ Xuân Quỳnh đã được nghe không ít những lời khuyên: hãy viết về những cái rộng hơn ngoài cái “tôi” của mình. Xuân Quỳnh đã nỗ lực không ít để đáp ứng điều này. Và nhờ vậy chăng, thế giới sự vật trong thơ chị được mở rộng ra không ít. Song, cái mà chị viết nhiều nhất, thành công nhất lại vẫn là về chính cuộc đời mình, những chuyện của mình, những gì liên quan đến mình. Có lẽ, ai viết tiểu sử chi tiết của Xuân Quỳnh sẽ có thể dựa khá sát vào thơ của chị. Tính chất tự truyện là nét đậm, quán xuyến hàng loạt bài thơ, tập thơ, và cũng là nét khác biệt rõ rệt so với thơ của nhiều người cùng thế hệ. Gần như chị trở thành nhân vật văn học của chính thơ chị. Chị đam mê sống, đam mê yêu, đam mê trong thiên chức làm vợ làm mẹ, − những điều ấy, nhân vật kia nói lên giúp. Mọi sự vẫn như thế thôi, nhưng đã là sang một thế giới khác, dịu nhẹ hơn, có thể dệt thêm màu vẻ cho cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Vẫn chỉ là mình và người mình yêu đấy thôi, nhưng đó đã như mơ ước của mình về mình và cho mình. Phải chăng đấy là cái “cuộc đời khác nữa” mà Xuân Quỳnh tìm thấy trong văn học, nơi thăng hoa và giải thoát độc đáo cho tấn kịch của chị? Nói một cách giản dị, chính là sống trọn vẹn tấn kịch của chính mình, ghi lại bằng thơ những động thái tâm hồn mình, chị trở thành nhà thơ được công chúng thừa nhận. Có thể là chị không lưu ý lắm đến cái được gọi là “hằng số nhân bản” mà các nhà khoa học thường xuyên nêu lên, nhưng hẳn là chị tin rằng không có chuyện gì của cuộc đời một con người lại là quá ư dị biệt, xa lạ với cuộc đời những người khác.



***

Phim Ngục Tù Thép 2013 

Ai xúc tiếp nhiều với Xuân Quỳnh, hẳn sẽ thấy chị rất không ưa những gì nghiêm nghị, trịnh trọng. Chị sẵn sàng phá vỡ cái không khí nghi thức đạo mạo bằng những câu đùa hoặc hóm hỉnh, ngộ nghĩnh, nghịch ngợm, hoặc đôi khi khá chanh chua, nhưng thường là hết sức dân dã, hết sức phố xá. Đằng sau cái tác phong mà không phải ai cũng dễ ưa ấy, phải chăng có thể nghĩ rằng ở con người này đang dần dần hội lại những nét gì tương tự như là sự thông tuệ dân gian, trí khôn và cách ứng xử dân gian? Tôi vẫn ngờ rằng con người Xuân Quỳnh thuộc về văn hóa dân gian và cổ truyền nhiều hơn là thuộc về văn hóa hiện đại. Nếu vậy, hẳn đây lại là chỉ dẫn về một khía cạnh nữa trong tấn kịch của chị, bởi hình như cũng ở mức nhiều hơn ai, chị cố gắng làm người của hiện đại, của đương thời, cả trong đời sống lẫn trong văn học.



Chỉ học hết lớp 6, chị đã đi làm, và từ đó, sự tự học của chị thật bền bỉ. Chị có mặt ở hầu hết các loại lớp văn hóa, chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ do Hội tổ chức. Vài năm gần đây, chị vẫn gắng học thêm để nâng cao trình độ tiếng Pháp, tập dịch thơ rồi nhờ thầy sửa giúp, để rút kinh nghiệm hơn là để đưa đăng. Và chị đọc rất chăm. Phải thức khuya mà đọc, chị bảo thế. Nhất là sách dịch, từ nhiều nền văn học khác nhau. Tôi còn nhớ, khi đọc xong Trăm năm cô đơn, chị còn mượn đọc các tài liệu phân tích, để hiểu tác phẩm của một nền văn hóa khác, với chúng ta còn là xa cách, lạ lẫm. Cũng có thể thấy dấu vết sự học hỏi của Xuân Quỳnh ở ngay thơ chị. Từ bài mở đầu tập Chồi biếc in rõ dấu ca dao, sang những tập thơ sau này, chị đã trở nên lành nghề, thậm chí đã biết tận dụng cả sự khéo tay, tận dụng những cách cấu tứ của cả nhà thơ cùng lứa lẫn nhà thơ lớp trước. Và chị đã văn chương hóa không ít, hơn nữa, đã cùng các nhà thơ cùng lứa tạo ra một kiểu “văn chương hóa” mới, một kiểu trang sức mới. Nhưng cốt cách thơ Xuân Quỳnh, qua mọi biến thái vẫn gắn nhiều hơn với những gì đã có nơi chị từ điểm xuất phát. Ấy là một giọng thơ dù biến hóa đến mức văn hoa kiểu sức vẫn còn lại cái phần gắn bó với lối nói, lối nghĩ, lối cảm thông thường, có thể là xa xưa nữa, của người Việt, của tiếng Việt.


Phim Ngục Tù Thép 2013 
Thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng dễ hiểu đối với công chúng đông đảo. Sáng rõ, nhã nhặn, giản dị − là những đặc tính được chị ưa thích, cả cho thơ lẫn cho văn xuôi. Không phải chị không biết đến luật thay đổi của thời gian đối với các thị hiếu nghệ thuật. Đã có lúc chị thẳng thắn chế giễu cái chất mà chị goi là “âm lịch”, tức là cái cổ lỗ, cũ kỹ trong thơ văn của những cây bút nào đó. Và chị cũng không tự coi mình là “tân thời”. Không phải là không có dụng ý khi tập thơ tuyển Sân ga chiều em đi được kết thúc bằng hai câu nhắn gửi người đọc



“Anh hãy nghĩ khác xa điều tôi nghĩ.

Thơ tôi làm không phải để anh theo”.



Nhưng dẫu sao, Xuân Quỳnh, với tư cách một con người và một nhà thơ, vẫn gắn bó, vẫn hướng nhiều hơn về phía những chuẩn mực, những nền nếp đã hình thành từ xưa của đời sống và của nghệ thuật. Ở con người Xuân Quỳnh vẫn tiềm tàng nét đơn giản, thậm chí trẻ thơ, “đã yêu củ ấu cũng tròn”, đối với mọi người, mọi sự. Xuân Quỳnh không thích, thậm chí không đồng tình với một số tìm tòi khác lạ của một số bạn viết mới gần đây, − đó âu cũng là một sự thường. Vả chăng cũng là một nét thuộc nhân cách nghệ sĩ: mọi phản ứng của một nhân cách như vậy đều nhằm bảo vệ thị hiếu nghệ thuật của mình, tín niệm nghệ thuật của mình. Một đội ngũ nghệ sĩ cùng thời cùng lứa chỉ có yêu văn chương của nhau, tâng bốc nghệ thuật của nhau, không có xung đột về thị hiếu, về xu hướng nghệ thuật − thì chưa hẳn đã là đội ngũ có thể làm nên một nền nghệ thuật thật sự đặc sắc, đa dạng.

Phim Ngục Tù Thép 2013 

Xuân Quỳnh đã từng tự bảo vệ thị hiếu và quan niệm nghệ thuật của chị, bằng chính sáng tác của chị. Công chúng nhận ra ở chị một hồn thơ gần gũi, như đã thân quen từ lâu. Đến lượt những bạn viết mới, họ cũng phải tự tìm ra và tự bảo vệ lấy quan niệm nghệ thuật của họ, bằng sáng tác của họ, và họ cũng sẽ tạo ra được công chúng của mình.



***





Mươi năm trước đây, Xuân Quỳnh viết trong một bài thơ:



Sẽ có ngày tóc tôi trắng như bông

Đi giữa dòng người, đi giữa tháng năm…


Phim Ngục Tù Thép 2013 
Hôm nay, thật đau đớn, cái điều chị mong sẽ có đó − sẽ không thể có nữa. Những người cùng thời cùng lứa với chị phải bắt đầu tập nghĩ rằng chị đã là người thiên cổ. Nhưng những bài hát của chị, những bài hát tình yêu có hương vị cổ truyền, có cả cay đắng, ngọt ngào, hờn giận, xót xa, nông nổi, những điệu ru đằm thắm tình mẫu tử ấp iu, những tiếng lòng tâm sự nhỏ nhẹ hồn hậu về cuộc sống thường nhật của con người từng sống trong thời đạn bom hôm qua và thời gây dựng lại xiết bao nhọc nhằn mà không thiếu niềm vui hôm nay, những bài hát ấy của Xuân Quỳnh sẽ không dễ lìa xa cuộc sống chúng ta, con người chúng ta, văn học chúng ta..

Phim Người Sắt 3

Phim Người Sắt 3
Phim Người Sắt 3 



Phim Người Sắt 3 


Khoảng một năm trở lại đây, việc in các tập thơ có vẻ dễ dàng hơn, chứng cớ là có rất nhiều tập thơ đã ra mắt.



Có người không ưa cảnh nhộn nhịp này đã bực bội trách cứ cái phương thức được gọi là “tác giả tự bỏ vốn” in thơ, xem đây là một đầu mối của những lộn xộn. Thật ra xu hướng thương mại trong xuất bản còn chưa động đến thơ. Lý lẽ đơn giản: đây không phải là chỗ người ta kiếm được lãi. Và tuy có lúc bị mang tiếng là sách “tự in”, song mỗi tập thơ đều có một nhà xuất bản đứng tên, nghĩa là đúng thủ tục, hợp pháp.


Phim Người Sắt 3 
Lẽ cố nhiên, diện mạo sách cũng in dấu cái vốn liếng tài chính của tác giả. Có tập xuềnh xoàng như là dáng dấp vất vả của các nhà thơ nghèo. Có tập bảnh bao như là muốn cho thấy một chủ nhân dư dật… Nhưng điều dễ làm cho một số người bực bội không phải chỗ đó mà thường là ở chỗ: dường như có những “tác giả” không đáng là nhà thơ lại có thể in thơ thành tập! Theo đà bực bội, người ta có thể nghĩ quá lên rằng không khéo mỗi người dân Việt đều sẽ có một tập thơ, và thế là cái danh hiệu nhà thơ chính ngạch của anh của tôi lâu nay sẽ thành vô nghĩa!



Ngẫm lại cho kỹ, nhớ lại cho rõ, ta sẽ thấy không phải đến bây giờ mới có chuyện có những người “ngoại đạo” bỗng dưng nhảy đại vào làng thơ, tự trình bày mình như một “thi nhân”! Tham vọng làm nhà thơ không buông tha ngay những người đã rất thành đạt rất nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực khác! Của đáng tội, thơ ca cũng dễ mê người như son phấn, hơn son phấn: nó có thể là một phương cách bổ sung hoặc sửa đổi cái hình ảnh đã có của mình ở công chúng, xóa bớt đi những nét gớm guốc, bồi thêm những nét nhân từ, tạo thêm sự đồng cảm và uy tín, chứ không giản đơn là lĩnh một suất theo tiêu chuẩn, tựa như một chiếc xe đạp cung cấp thuở nào!
Phim Người Sắt 3 


Tự trình bày mình như một nhà thơ có nghĩa là tự trình bày mình như một nhân cách văn hóa, như một bản ngã với một thế giới tâm hồn sâu sắc hay u ẩn nào đó, một năng lực sáng tạo nào đó. Sự xuất hiện nhiều tập thơ hiện nay − trong số đó có không ít những người chưa hề được biết đến như nhà thơ − phải chăng tỏ ra rằng con người hiện thời không chỉ có tham vọng tiện nghi vật chất mà còn có tham vọng văn hóa?



Tôi hoàn toàn không muốn làm mếch lòng một ai đó nghe nói là khá giả đã bỏ tiền túi ra để lo việc in ít bài thơ mình đã làm ra thành một tập trong thời bao cấp, nay phải nhờ cậy lưng vốn của những người bạn hảo tâm, để tập thơ của mình được ra mắt, được xuất hiện trên các quầy sách, dẫu được khách hàng lưu ý hay thờ ơ.

Phim Người Sắt 3 

Để bàn chuyện con người ta tự khẳng định mình như một nhân cách văn hóa, vẫn phải nói rằng chuyện này thậm chí còn khó hơn cả việc trở thành những người hữu sản chẳng hạn. Cùng một thời với nhau, có biết bao nhiêu người làm thơ, nhưng qua thời gian − của những thập niên chứ chưa nói thế kỷ − khả năng còn lại bao giờ cũng rất ít. Vậy mà cái dấu ấn về một thời thường bao giờ cũng dễ tìm thấy nét khắc trong thơ, dễ được đặc trưng bằng một vài câu thơ nào đấy, sẽ được thời gian lựa chọn. Với một lĩnh vực như phê bình chẳng hạn, khả năng “sống sót” qua thời gian là cực hiếm, hầu như tất cả sẽ chết trong quên lãng. Với thơ, tình hình dường như có khả quan hơn chút ít. Ai làm thơ mà không có lúc tơ tưởng đến một viễn cảnh xa xôi, khi một vài câu thơ của mình sẽ được ngâm ngợi như là lời “tổng kết” cho thời mình đang sống? Nghĩa là với mỗi người bao giờ có vẻ như vẫn còn một phần ngàn của tia hy vọng.



Thành thử, cái nhộn nhịp phần nào đa tạp của thơ in thành tập hôm nay có vẻ như đang tạo thêm độ rộng cho sự lựa chọn nghiệt ngã sẽ diễn ra. Cái nhiều làm tăng độ rộng. Sự lựa chọn hẳn sẽ không bớt nghiệt ngã. Nhưng cũng hẳn là ít ai chịu bỏ cuộc từ đầu; nếu không, người ta đã chẳng quyết chí in thơ của mình ra nhiều đến thế.Những năm 1966-1967 – mà đôi khi người ta hay gọi tắt là khoảng đầu chống Mỹ – khi Đỗ Chu, Phạm Tiến Duật và nhiều người khác bắt đầu viết đều và cũng hay đến chơi đều đều những người viết văn lớp trước, thì một trong những nơi các anh hay đến và rủ tôi cùng đến, là nhà Nguyễn Thành Long. Giờ đây, căn phòng gần ba chục mét của anh Long ở phố Dã Tượng có vẻ đã quá hẹp, người lạ đến chơi thật dễ ái ngại khi nghĩ trên diện tích ấy, cả gia đình (hai vợ chồng và hai cháu gái) cùng cư ngụ. Song trong con mắt chúng tôi những năm cuối 60 đầu 70, căn phòng ấy đã quá rộng: đối với một người viết văn, một chỗ ở như thế thật đã gọi là lý tưởng(!). Anh Long ngày ấy mới trên bốn mươi, song dáng vẻ thì cũng như lúc về già, nghĩa là mảnh mai gầy gò bước đi lẫn cách nói chuyện đều chậm rãi, chắc chắn. Trông anh lúc nào cũng như chìm trong suy nghĩ. Cái đầu khá to khiến cho nét mặt đăm chiêu thêm trĩu nặng hơn. Anh hay hỏi han chúng tôi về đời sống riêng tư. Vào cái thuở mà giới viết văn còn sống thân mật như trong một gia đình, với chúng tôi, đấy là một người anh gần gũi. Trong đám anh em ít tuổi anh nào yêu cô nào hay dẫn cô nào đến chơi anh đều ủng hộ và sẵn sàng làm một thứ trung gian móc nối thêm. Khoảng đầu 1968, khi đám cưới Đỗ Chu tổ chức trên thị xã Bắc Ninh, anh lấy xe đạp đèo chị Nguyệt vợ anh vượt 29 cây số về dự. Cố nhiên sự quan tâm chính của anh dành cho chúng tôi vẫn là sáng tác. Dễ không ai lại chăm đọc anh em viết trẻ như Nguyễn Thành Long. Và trước vô số những câu hỏi về nghề nghiệp, cả những câu hỏi thông minh lẫn những câu ngớ ngẩn do bọn tôi đặt ra, thường anh ngẫm nghĩ tìm câu trả lời thật gọn, nhưng cũng thật thấu tình đạt lý. Đại khái, anh thường đi tới những kết luận giản dị:
Phim Người Sắt 3 
- Nghề của mình khó lắm.

- Phải biết trân trọng nhau, được người nào quý người ấy.

- Trước khi tính chuyện viết lách, phải lo bảo ban nhau về cách sống. “Sống sai là viết sai ngay” – Nguyễn Thành Long nói dứt khoát như hai với hai là bốn.

Trong ý nghĩ của một số người chúng tôi hồi ấy, Nguyễn Thành Long là nhà văn vừa có vốn liếng thực tế vừa có học, lại có tấm lòng đôn hậu. Tài năng của anh là do công phu mà nên, có vẻ nó như một thứ tài có thể cố mà được, nên chúng tôi càng thấy gần.

Về sau này, sự lại chơi của một số anh em trẻ với Nguyễn Thành Long có thưa thớt hơn. Song ân tình cũ thì mãi mãi vẫn còn – trên bước đường đời của mỗi người, thật nhiều kỷ niệm là những bước chập chững đầu tiên và những người giơ tay đón ta lúc ấy, bao giờ ta quên nổi! Huống chi, một người như Nguyễn Thành Long, trong cuộc sống hơn 40 năm cầm bút, thật đã đi đến cùng trên con đường đã lựa chọn, và một cuộc đời như vậy nếu không phải để ta theo thì cũng luôn luôn để cho người ta phải so sánh, đối chiếu, rút kinh nghiệm. Ai đó đã nói chí lý “Cuộc sống bao giờ cũng cao hơn cái chết, ít nhất là một cuộc đời. Nếu không có cái để mà sống thì cũng làm gì có cái để mà chết”.
Phim Người Sắt 3 
II

Khi nhớ lại quá trình sáng tác Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long có lần kể rằng nếu chỉ viết riêng về các nhân vật ở trạm khí tượng thì hơi khó. Nên sau khi đã có tài liệu đầy đủ, để lên được truyện ngắn, anh phải thêm vào nhân vật người hoạ sĩ già. Người hoạ sĩ này, cũng tương tự như vai nhà báo trong Buổi sáng Điện Biên, hoặc một nhà báo khác trong Sớm mai nào xế chiều nàokhông chỉ là loại nhân vật dẫn truyện, mà còn là hình ảnh tốt đẹp của một loại người khác, những người làm nghề sáng tạo. Nét đặc biệt của các nhân vật này: họ đều hay đi, say đi, thích xem xét công việc mọi người đang làm. Tâm hồn ở họ rộng mở và họ biết chan hoà vào chung quanh, chia sẻ vui buồn cùng mọi người. Và đặc biệt dưới cái bề ngoài lặng lẽ, họ thích đơn độc trong những suy nghĩ về mình và về chung quanh. Không còn ở lứa tuổi thanh niên nữa, nhưng tâm hồn mỗi người thường trẻ trung tươi tắn.

Khỏi phải nói, hình ảnh những nhà báo nhà văn hoạ sĩ nói ở đây chính là hình ảnh của Nguyễn Thành Long.

Một lần cùng đi công tác với Nguyễn Thành Long lên Tuyên Quang, tôi bất ngờ nhận ra rằng sao nhà văn này đi nhiều và bạn với nhiều người đến thế. Đến nông trường này, anh có người quen, đến bệnh viện kia, hỏi thăm một lúc, anh lại nhận ra người quen khác, mà toàn là những bạn bè biết nhau sau các chuyến đi thực tế. Họ là giám đốc nông trường, giám đốc mỏ, các đội trưởng lao động, các công nhân… Nơi làm việc của họ đôi khi là những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ, sống lay lắt tại một miền quê xa xôi hay một miền rừng heo hút nào đó. Vậy mà một lần Nguyễn Thành Long đã đến, đã ngồi hàng giờ nghe họ tâm sự, đã đưa cuộc đời họ vào các sáng tác của mình. Thậm chí, sau khi đã viết xong, Nguyễn Thành Long vẫn cứ còn nhớ mãi về họ, xem họ như bạn bè, có dịp là nhắc tới họ với những lời thương mến.
Phim Người Sắt 3 
Hồi mới vào nghề – cũng là dịp hay đến với Nguyễn Thành Long – tôi tưởng cách quan hệ, cách làm việc như thế đã là tất cả công việc phải làm đối với một người viết văn. Mãi về sau, tôi mới hiểu rằng mặc dù đó là cách làm việc chăm chỉ, lương thiện nhưng vẫn chưa đủ. Nhà văn cần một cái gì hơn thế nữa: Cần sự nhập thân vào hẳn một mảng một khu vực của đời sống (Khu vực theo nghĩa rộng, khu vực của những vui buồn sung sướng hay thất vọng, chứ không phải khu vực địa lý). Cần sống chết với các nhân vật riêng mình có, sống chết với những vấn đề thiết thân mà mình tự đặt ra và giải quyết. Nói chung là cần viết bằng những ao ước băn khoăn vui buồn hàng ngày của mình, chứ không phải chỉ lo quan sát, ghi chép về người khác. Tôi không đảm bảo là Nguyễn Thành Long không có những điều kiện làm nên chất văn như thế. Nhưng có vẻ như anh không thường xuyên huy động đến nó, cả đời cầm bút ít khi anh viết cho mình, nên thường anh chỉ có những truyện ngắn kỹ về câu cú chữ nghĩa, giỏi về dẫn truyện hoặc tạo không khí, trong đó có phác hoạ ra vài con người làm cảnh, chứ không có cái mà người ta gọi là thế giới riêng. Kết quả là những chuyến đi, và những cái viết ra của anh sau các chuyến đi cứ na ná giống nhau, cái sau sa vào vết mòn của cái trước… Nhưng thôi phán xét về những điều một nhà văn không làm, là điều nói không bao giờ đến cùng! Trước mắt, hãy biết Nguyễn Thành Long có cái cách đi cách viết, cách hình thành tác phẩm riêng và công việc đó đã được anh làm nghiêm chỉnh, tận tuỵ. Đối với những người mới viết, đó là những điều cấp thiết bậc nhất.
Phim Người Sắt 3 
III

Một khía cạnh khác làm nên sự lương thiện trong quá trình hành nghề của Nguyễn Thành Long là khả năng sống một cách hết lòng với các việc cụ thể trước trang giấy trắng.

Chỉ cần đọc một đoạn văn ngắn của Nguyễn Thành Long, người ta có thể nhận ra ngay rằng đấy là một người viết kỹ lưỡng. Từng câu một được anh cân nhắc, câu sau không phải cứ nảy sinh tuồn tuột từ câu trước, mà mỗi câu đều đòi hỏi công sức riêng, năng lượng riêng cho nó. Chữ Nguyễn Thành Long sít, chặt, nhỏ nhưng dễ đọc. Cả các truyện của anh cũng thế. Đi đâu về, anh cũng muốn viết, và không phải chỉ viết ký thôi, phải viết truyện mới hả! Viết như một món nợ! Và người viết này rất sòng phẳng, rất muốn trả nợ cho đâu vào đấy! Thế là có thể anh ngồi hàng tuần hàng nửa tháng để hý hoáy xếp đặt, dàn truyện. Và có khi để hàng vài tháng, để viết một truyện ngắn. Còn nhớ có lần Nguyễn Khải, thấy Nguyễn Thành Long sáng tác theo lối câu dầm vậy, đã nửa đùa nửa thật hạ một câu vui vẻ:

- Viết thế thì đói là phải!

Bản thân Nguyễn Thành Long cũng nói về mình đại ý: “Nhưng có lẽ là giời đầy tôi, tôi cứ phải lo nhận xét, ghi chép, và đắn đo ở từng chữ như vậy”. Có cảm tưởng là Nguyễn Thành Long rất nghiệt với mình, với nghề của mình, và trong niềm đau khổ đang phải chịu đựng anh lại ngấm ngầm cảm thấy có niềm sung sướng. Nếu có một thứ tôn giáo phụng thờ ý nghĩa thiêng liêng của nghiệp cầm bút thì Nguyễn Thành Long là một tín đồ nồng nhiệt của tôn giáo đó. Tôi nhớ những lần nói chuyện với anh về đời sống văn học nói chung. Giữa những người viết với nhau, sự đọc nhau vừa là tình cảm, vừa là công việc, nếu có khắt khe một chút, thì cũng là chuyện thường tình. Nguyễn Thành Long chăm đọc người khác, và quả thực, thuyết phục được anh, không dễ dàng chút nào. Nhưng cái sự yêu cầu cao như vậy, là một cách để Nguyễn Thành Long biểu hiện niềm tin của mình với một ngòi bút nào đó. Ngược lại điều mà tôi nhớ nhất, là những lúc Nguyễn Thành Long phát hiện ra kẻ làm ăn cẩu thả. Anh dễ dàng đỏ mặt lên vì ngượng thay cho người đó. Không nói chi nhiều, anh chỉ nhắc đi nhắc lại: “Viết thế là tầm bậy! tầm bậy”, nhưng chỉ một câu đó thôi, đủ nói lên thái độ của anh là thế nào!

IV

Chẳng những thành kính kỹ lưỡng trong lao động cụ thể – phải nói là ở Nguyễn Thành Long, nghề viết văn còn được hiểu như một sứ mệnh thiêng liêng, một công việc của cả đời người, không một chút nào người ta được phép dễ dãi.

Đây có lẽ là một quan niệm về văn học thấy có ở nhiều người, nhất là những người lớn lên và làm văn nghệ từ sau 1945 trở đi. Cùng với khói lửa của cuộc chiến tranh, những trang sách trang báo của chúng ta đã ra đời và trở thành vũ khí, được trang nào quý trang ấy. Lâu dần, cái ý nghĩa cao quý mà chúng ta mang lại cho nghề văn càng trở thành một sự tự ràng buộc. Nguyễn Thành Long là một trong những người chấp nhận sự ràng buộc đó vừa tự nguyện vừa thích thú.

Ở chỗ này, tôi nhớ một chi tiết có ý nghĩa đối chiếu:
Phim Người Sắt 3 
Để phác hoạ lại sinh hoạt văn chương nước mình hồi đầu thế kỷ, nhà văn Nguyễn Công Hoan từng viết Đời viết văn của tôi. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Hoan rất đồ sộ, trong các truyện ngắn truyện dài của ông, các nhà phê bình đã tìm được nhiều điều có ý nghĩa. Vậy mà ngay từ khi đang viết khoẻ cũng như về cuối đời khi nhìn lại quá trình viết của mình, Nguyễn Công Hoan vẫn không khỏi ngả sang một cách nói bông đùa. Ông viết: “Làng văn, từ xưa đến giờ, quả là cái chợ”. Khi đọc đến chỗ này, Nguyễn Thành Long không bằng lòng. Trong cuốn Đời viết văn của tôi (bản của Thư viện Hội Nhà văn Việt Nam) bên cạnh câu văn trên của Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Thành Long ghi bằng mực đỏ hai chữ “nói bậy”.

Xét trong quan hệ hàng ngày, giữa hai người không có chuyện gì. Trong khi kể lại những kỷ niệm về đời văn của mình với Hà Nội, Nguyễn Thành Long thường vẫn nhắc nhở đến sự giúp đỡ của Nguyễn Công Hoan. Trước 1975, gia đình cụ Hoan ở Hàng Bông Nhuộm, nhà Nguyễn Thành Long ở Dã Tượng, hai nhà rất gần nhau. Thường khi, nếu tối hôm trước, đài phát thanh có đọc bài nào của Nguyễn Thành Long, thì hôm sau, Nguyễn Công Hoan đi đâu vẫn rẽ vào nhà Nguyễn Thành Long chơi, để nêu một vài nhận xét thân tình.

Thế nhưng, đứng về quan niệm nghề văn, những ý nghĩ bông đùa của Nguyễn Công Hoan là điều mà Nguyễn Thành Long hoàn toàn không thể chia sẻ.

Sự nghiêm trang của Nguyễn Thành Long cũng như sự bông đùa ở Nguyễn Công Hoan có lẽ là hai phía có thật, cùng có ở nghề văn, cùng có ở cuộc đời này nói chung. Những nhà văn lớn trên thế giới, thường cùng lúc, cảm thấy cả hai phương diện ấy của cùng một đối tượng. Nhà văn Pháp Simone de Beauvoir có lần bảo: “Thật là buồn khi nghĩ rằng nghề văn có lắm ý nghĩa đến thế, trong khi nó chỉ có thế”. Một nhà văn khác: “Kiếp nhân sinh nghiêm chỉnh một cách rầu rĩ”. Một nhà văn khác nữa: “Cuộc đời là một tấn hài kịch, nhưng đó là cái trò hài khiến người ta cười ra nước mắt”. Nguyễn Công Hoan và Nguyễn Thành Long thì khác, mỗi người sống với một phía của cái chân lý hai mặt nói trên, và đẩy nó đến cùng. Về trường hợp Nguyễn Công Hoan, đấy là câu chuyện chúng ta sẽ bàn trong một dịp khác. Còn về Nguyễn Thành Long, thì có thể nói ngay rằng không phải là anh lên gân lên cốt gì cả, mà tự anh đã nghĩ thế. Một trong những nhà văn chơi thân với Nguyễn Thành Long là Huy Phương có lần nói đùa với tôi: “Ông Long là cái loại nhà văn khi viết toàn ngước nhìn lên các ngọn cây” – theo tôi hiểu, ở đây Huy Phương muốn nói đến một thứ tâm thế học trò ở ngòi bút nhiều người đương thời, trong đó có Nguyễn Thành Long và ở một dạng nào đó, ở chính Huy Phương nữa. Cái chất thư sinh sẵn có ban đầu trong ta không mất đi với thời gian, mà thật kỳ lạ (hay thật khốn khổ?), nó cứ theo ta trong suốt cuộc đời cầm bút. Và rút cục cái yếu tố dẫn người ta đến với nghề đôi khi lại là yếu tố giữ người ta lại, không sao bay lên được!
Phim Người Sắt 3 
V

Theo như chính Nguyễn Thành Long từng kể, thì trước 1945 tức hồi còn học tú tài ở Hà Nội, anh đã có bài viết, in trên Thanh nghị là một tờ báo tập hợp được nhiều trí thức có uy tín thời ấy. Con đường đi của người trí thức trong lòng xã hội thuộc địa, từng là vấn đề day dứt lòng anh, và trở thành chủ đề của một vài cuốn sách – chắc chắn là còn non nớt và còn chưa kịp xuất bản – của anh bấy giờ. Vấn đề trí thức cũng sẽ ám ảnh Nguyễn Thành Long trong suốt cuộc kháng chiến: một mặt lăn lộn với công nông không bỏ qua một chuyến đi thực tế nào đó Chi hội văn nghệ Khu Năm bấy giờ tổ chức; mặt khác, luôn luôn anh sục sạo săn tìm sách vở để xem người khác đã làm văn nghệ như thế nào, và bản thân mình nên làm theo cách nào. Trong hoàn cảnh của Khu Năm xa xôi, các anh vẫn tìm đọc từ Người mẹ, Suối thép, Người Xô viết chúng tôi cho tới cả Sự hồi sinh của nền văn hoá Pháp của Garaudy. Đúng theo cách làm của kháng chiến, sau khi đọc xong một số tác phẩm anh đã tóm tắt lại để người khác cùng đọc. Bởi vậy, trong danh mục sách của Nguyễn Thành Long đã in ở Khu Năm, mới có cuốn Kể lại một số tiểu thuyết Xô viết. Và về sau, khi làm báoVăn học, Nguyễn Thành Long còn viết nhiều bài về văn học nước ngoài, ký tên Phan Minh Thảo, cũng như nhặt ra kinh nghiệm viết văn của nhiều người in rải rác, rồi sau tập hợp thành cuốn sách nhỏ, mang tên Sổ tay viết văn ký tên Lưu Quỳnh.

Có lẽ những chi tiết này càng cắt nghĩa rõ thêm về sự hấp dẫn của Nguyễn Thành Long đối với một số anh em viết trẻ những năm đầu chống Mỹ mà trên kia tôi vừa nhắc tới. Trong căn phòng chật hẹp của Nguyễn Thành Long lúc ấy, thỉnh thoảng đến chơi, tôi thường gặp Chính Yên, Huy Phương, Trần Đĩnh, về sau là Ngô Quân Miện và một vài người khác. Ngoài những mảnh vụn thời sự trong nước quốc tế, cùng những “chuyện làng chuyện xóm” lặt vặt vơ vẩn xảy ra hàng ngày trong giới cầm bút, tôi thấy đặc biệt ở nhóm bạn của Nguyễn Thành Long có một loại chuyện khác. Những cuốn sách tiếng Pháp (thường là loại sách bỏ túi) mà Hội Nhà văn được biếu, các số Lettre Francaise, Europe, Lettres Sovietique, Revue Roumanie… về đều đều được các anh truyền tay, kèm theo những nhận xét như của người trong cuộc:

- Thế mới biết đảng Pháp họ quý một nhà văn ngoài đảng như thế nào. Elsa Triolet chết mà L’humanité viền đen cả mấy số liền.
Phim Người Sắt 3 
- Bản dịch Con người năm tháng cuộc đời của Ehrenburg vừa được nhà Gallimard cho in. Khối chuyện được xới ra, bây giờ mọi người mới thấy có lý. Về già mà Ehrenburg còn bợm thật. Người ta bảo đọc xong cuốn hồi ký này, tự nhiên không ai muốn giở lại tiểu thuyết của ông ta nữa.

- Cái tay Kataev cũng lạ. Hồi ký gì mà như đánh đố, vừa thật vừa giả. Nhưng mà một cuộc đời như thế thì phong phú thật. Hình như Elsa Triolet có nói ở đâu đó rằng vì Kataev mà Maiakovski tự tử đấy.

- Chỉ là giọt nước cuối cùng thôi.

- Nói xuôi nói ngược gì cũng cần sự thật. Chính tôi thích hơn cả, lại là cách viết trần trụi của Malaparte. La Peau mới thật là khinh bạc cay đắng mà lại quý phái chứ.

… Giờ đây, hơn hai chục năm đã qua đi, tôi cũng nhớ không thật rõ tất cả những chuyện lặt vặt nói trên, tôi nghe từ miệng ai nói ra và nội dung có đúng là thế không. Nhưng cái này, thì xin bảo đảm chắc chắn: không khí bạn bè ở chỗ Nguyễn Thành Long, là một không khí trí thức. Các anh vừa sống, vừa viết, vừa quan tâm tới một đời sống văn hoá khác, mà các anh yêu mến và sống hết lòng. Lúc đang say chuyện thỉnh thoảng các anh chêm vào một vài câu tiếng Pháp. Tôi không hiểu được những câu nói ấy, nhưng nhìn nét mặt của các anh, biết rằng phải làm thế, người nói mới diễn tả được hết ý nghĩ của mình, và nỗi sung sướng đang đến trong lòng mình. Từ câu chuyện nghe lỏm được qua miệng những Chính Yên, Trần Đĩnh, Huy Phương, Nguyễn Thành Long, tôi bỗng cảm thấy cái đời sống văn học mình đang có phần can dự, như được kéo dài ra, nối mãi vào cả cái khu vực bao la huyền diệu, là toàn bộ đời sống văn học thế giới hiện đại. Đôi lúc, có cảm tưởng rằng những quyển sách mà tôi chỉ ngắm nhìn, những tác giả mà tôi chỉ nghe tên cũng như đang sống đâu đây, họ cùng gợi nên những vui buồn yêu ghét trong lòng tôi, như những Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Nguyễn Khải, Tô Hoài… mà tôi hằng gặp.
Phim Người Sắt 3 
Cũng phải nói thêm rằng, bên cạnh Nguyễn Thành Long viết truyện ngắn, Nguyễn Thành Long làm báo và làm xuất bản, trong tôi còn một Nguyễn Thành Long dịch giả, đúng hơn là một Nguyễn Thành Long tiếp cận những tìm tòi mới trong văn xuôi hiện đại. ý tôi muốn nói tới cuốn Roméo Juliet và bóng tối của nhà văn Tiệp Khắc Jan Otchenasek do anh dịch ra tiếng Việt. Đấy là một thể nghiệm nhằm sử dụng những tìm tòi của các bậc thầy văn xuôi hiện đại như M. Proust, James Joyce vào việc biểu hiện những nội dung hiện thực và cách mạng. Không nghi ngờ gì nữa, đó cũng là điều băn khoăn thường xuyên của Nguyễn Thành Long. Nhiều anh em trong nghề biết rằng một vài thủ pháp kỹ thuật mới của văn xuôi đã được áp dụng dè dặt trong các truyện ngắn loại như Con trai con gái cụ Hồ (in lại ở Giữa trong xanh). Trong đời sống văn học ở Hà Nội từ 1975 về trước, những tìm tòi loại đó âm thầm bé nhỏ, không đáng kể gì hết. Song, với típ người cầm bút như Nguyễn Thành Long thì nó là cả một nhu cầu nội tại, kể cả nhiều khi biết rằng đeo đẳng chỉ thêm phiền, người ta vẫn không từ bỏ nổi!

VI

Tai hoạ như trẻ con trên mặt đất

Người ta rồi ai cũng có thôi

Anh nói điều ấy thật thản nhiên

Mắt đăm đắm nhìn chiều xuống

Mấy câu thơ ấy là do Bằng Việt dịch của Eluard. Không hiểu sao chúng cứ trở đi trở lại trong đầu óc tôi, mỗi khi nghĩ đến những người căn bản là lành, căn bản là tốt, mà thỉnh thoảng lại cứ gặp phải những tai nạn nghề nghiệp nho nhỏ, như Nguyễn Thành Long. Hình như nghề này quá khó và những người vụng về thì quá nhiều, cho nên đành tự an ủi là “rồi ai cũng có thôi”, vật vã thắc mắc phân tích rạch ròi làm chi cho mệt!
Phim Người Sắt 3 
Khoảng 1956, 57, sau khi cho in những bút ký có được tiếng vang nào đó hồi ấy, như Hướng Điền, như Gió bấc gió nồm, tự nhiên Nguyễn Thành Long lại mắc vào vụ Một trò chơi nguy hiểm. Những năm đầu chống Mỹ, bên cạnh Tờ hoa, Tình rừng của Nguyễn Tuân, Cái gốc của anh cũng trở thành một đối tượng để phê phán. Khi những vụ việc này xảy ra, tôi còn quá nhỏ (vụ trước) hoặc quá non nớt trong nghề (vụ sau), nên không thật rõ mọi chuyện ra sao. Tuy nhiên những năm có dịp gần Nguyễn Thành Long về sau tôi cứ có cảm tưởng những chuyện tưởng như đã qua ấy vẫn còn vướng vất trong anh. Anh trở nên thận trọng giữ gìn hơn trong suy nghĩ, khép nép hơn trong quan hệ với mọi người. Lại có lúc anh sinh ra hay ngờ vực và dễ hùa theo chung quanh trong cách đánh giá, dù là một cách hùa theo kín đáo. Thậm chí tôi cảm thấy ở Nguyễn Thành Long còn nảy sinh nỗi nghi ngờ chính mình. Đã có một con người khác xuất hiện để theo dõi và kiểm tra con người hàng ngày của anh, khiến anh trở nên có chút gì như là nghiệt ngã nữa. Có điều, dù phức tạp đến đâu, thì tất cả những chuyện ấy chỉ là chuyện nổi lên trên bề mặt. Ở phần sâu sắc của tâm hồn, có thể nhận ra một Nguyễn Thành Long giản dị hơn. Anh hơi ngơ ngác, không hiểu sao mọi việc lại diễn ra như thế! Nhất là anh cảm thấy đơn độc vô hạn. Mang tâm thế “kinh cung chi điểu”, có những vụ việc do người khác gây ra tội vạ đổ lên đầu ai ai kia, song chính anh cứ vận vào mình, cứ ngấm ngầm đau đớn xót xa hộ. Và cứ mang máng cảm thấy rồi lại “cháy thành vạ lây” không biết chừng! Mặc cảm chăng? Nhạy cảm quá chăng? Nói thế nào cũng được, chỉ biết là những lúc ấy, không nên hỏi Nguyễn Thành Long mà nên để anh một mình với mình. Từ nhà riêng bên phố Dã Tượng, sang cơ quan của Hội bên đường Nguyễn Du, Nguyễn Thành Long thường đi bộ qua một quãng vắng đường Trần Bình Trọng, phía cạnh cung Văn hoá Việt-Xô. Mùa hè một áo sơ mi cộc tay, mùa đông một cái áo bông tầu cũ kỹ – sau là một cái áo vỏ ngoài bằng ni lông màu tím than – Nguyễn Thành Long gần như một mình trên đường, đầu cúi xuống, bước thật chậm như chìm đắm vào những suy tưởng riêng tư. Thường nhìn thấy anh trên đoạn đường ấy, đang đi xe đạp, tôi vội phóng qua thật nhanh, không phải chỉ vì không muốn phá đi dòng suy tưởng của anh, mà là một tình cảm lẫn lộn, vừa sợ hãi vừa kính phục chợt đến với tôi – sợ vì thấy cái nghề của mình nặng nề quá, và kính phục vì trong nghề đã có những ngòi bút như Nguyễn Thành Long những người đang căng đôi vai ra để chịu đựng, và vẫn hăm hở đi tiếp. Hoá ra, trước mắt tôi, vẫn là một nhà văn do tâm huyết mà thành đau khổ. Lại nhớ một câu của Ehrenburg khi nói về mình (đại ý): “Bề ngoài, tôi trông u ám, nhưng bên trong, thật ra là một người nông nổi, nhẹ dạ”. Trong số những người rất khớp với mẫu hình kiểu ấy, ắt hẳn có Nguyễn Thành Long!

VII
Phim Người Sắt 3 
Thông thường, tôi không thuộc diện được Nguyễn Thành Long tặng sách khi có sách mới in. Nhưng đến cuối 1985, cùng lúc anh cho tôi hai cuốn Giữa trong xanh và Sớm mai nào xế chiều nào. Cuốn thứ hai tôi không để ý lắm vì là sách mới viết. Nhưng cuốn thứ nhất thì khác: đây là một tập hợp những thành quả tự Nguyễn Thành Long coi là đắc ý nhất trong đời viết của mình, một thứ tuyển tập “bốn mươi năm”, như anh lưu ý trong lời đề tặng tôi. Qua trao đổi chuyện trò, tuy tác giả không nói ra trực tiếp, nhưng dễ dàng đọc được cái ý anh muốn tôi viết về nó. Tôi chấp nhận sự thách thức này, mặc dù biết đó là một việc khó.

Ít lâu sau, tôi mang tới Nguyễn Thành Long một bài viết, ở đó bên cạnh những lời ca ngợi tài năng nghị lực của anh trong việc thực hiện những yêu cầu cách mạng đặt ra đối với văn học, không quên lưu ý nhiều khi ngòi bút Nguyễn Thành Long gò gẫm thiếu tự nhiên. Thậm chí ở một đoạn tôi còn viết: “Mặc dù mở rộng lòng đón lấy mọi diễn biến của đời sống, song rút cuộc tác giả vẫn không tránh khỏi trở đi trở lại với những ý tưởng đã thành khuôn khổ, và sự chăm chú đều đều tới công việc lại dẫn tới một tình trạng đơn điệu”. Tháng 8-1986, khi bài báo được in ra trên một số báo Văn nghệ, đọc lại cả bài, tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi không biết với một cuốn sách mang tính cách tuyển tập, mình viết vậy, có làm anh Long buồn không. Nhưng tôi vẫn nhớ là lúc cầm bản viết tay của tôi, tác giả Giữa trong xanh có một thái độ khá bình thản. Anh chỉ bảo sau cái ý “trở đi trở lại với những ý tưởng đã thành khuôn khổ”, nên thêm vào một ý nhỏ, “dù là khuôn khổ của anh”. Chỉ có thế! Chúng tôi chia tay nhau lặng lẽ, mỗi người không khỏi có chút tiếc xót rằng đáng lẽ có thể làm cho người kia vui hơn, mà không làm được.

Vốn đã âm thầm buồn bã, cuộc đời riêng của Nguyễn Thành Long từ sau 1986, nghĩa là từ sau khi anh về hưu, lại càng quạnh hiu, trống trải. Về sau cháu Hồng, con gái thứ hai của anh có kể lại, mấy năm ấy anh buồn lắm vì Sớm mai nào xế chiều nào là quyển anh viết kỹ và rất hy vọng là có dư luận, song, vẫn rơi vào im lặng, nên anh không muốn viết truyện nữa. Nghe nói Nguyễn Thành Long loay hoay làm ít trang hồi ký hoặc xoay vào việc gì nữa, nhưng đều dang dở. Một cuộc đời vất vả như thế, hậm hụi như thế, nhận thức lại được, viết lại được cho thanh thoát đâu có phải dễ! Nhà văn ý Moravia từng đặt cho một tập truyện ngắn của mình cái tựa Một cuộc đời khác, ý muốn nói là thường mỗi chúng ta đều luôn luôn bị ám ảnh bởi cái ý nghĩ lẽ ra, chúng ta phải sống khác mà sao không thể sống nổi. Tôi nhớ là khi nghe tôi nói điều ấy, Nguyễn Thành Long có một thoáng như hơi sững ra! Đang cầm chén nước, cánh tay gày guộc với lớp da rất nhiều vết mồi của anh chợt run run thêm, cặp mắt sáng lên phút chốc, nhưng rồi lại cụp xuống tăm tối. Một niềm thất vọng nào đó đang dâng lên trong anh? Hay một sự nuối tiếc? Hay một nỗi xót xa, xót cho mình là không làm được hết những điều muốn làm, nói chung là bây giờ đã muộn rồi, không thể có một cuộc đời khác? Tôi không rõ cảm giác nào là chính. Nhưng tôi nghĩ rằng trong những ngày cuối đời Nguyễn Thành Long đã sống với tất cả những cảm giác đó.
Phim Người Sắt 3 
Bởi vậy, ít lâu sau trên báo Lao động tôi mạnh dạn nói rõ thêm:

“Trong cuộc đời này thiếu chi người mong thành nhà văn mà không thành. May mắn hơn họ – hay là rủi ro hơn họ, nói thế cho công bằng – có một số người suốt đời ăn chịu với nghề, sống là nhà văn và chết với tư cách nhà văn. Nhưng có bao giờ một ngòi bút chân chính thực sự yên lòng với mình? Ngoài những trang đã viết ra, cái di chúc lớn khác mà một nhà văn chân chính để lại thường là nỗi khắc khoải vì biết rằng còn bao công việc đáng lẽ phải làm, nhất là đáng lẽ mình phải viết khác kia mà tự khác đi làm sao nổi. Nguyễn Thành Long là một nhà văn chân chính với nghĩa ấy”.

Ấy là những dòng tôi viết, để vĩnh biệt anh.

Không biết có chủ quan không, nhưng tôi nghĩ lần này, tôi đã nói hộ được một phần ý nghĩ của chính Nguyễn Thành Long.

Nhật Ký Ma Cà Rồng 4

Nhật Ký Ma Cà Rồng 4
Nhật Ký Ma Cà Rồng 4








Nhật Ký Ma Cà Rồng 4


Trước khi vùng vẫy tung hoành trên sân khấu, Lưu Quang Vũ đã được biết tới như một người làm thơ. Ấy là một nhà thơ thuộc loại bẩm sinh, dễ dàng giãi bày mọi vui buồn của mình trên trang giấy. Những lúc mở lòng ra chan hoà tâm tình với người thân, với bè bạn, với cuộc đời, anh đã có thơ; những lúc buồn bã quay về một mình đơn độc, anh lại cũng chỉ có cách tìm tới thơ để tự an ủi. Nhất là khoảng từ đầu những năm 1970 trở đi, trong khi cuộc đời đa đoan phiền phức của mình gặp nhiều khó khăn, Vũ đã làm thơ như ghi nhật ký, làm khá nhiều. Vì những nguyên cớ khác nhau, các bài thơ hồi đó chưa được công bố, nhưng một số vẫn được ghi trong sổ tay và nhất là đi về trong trí nhớ của bè bạn. Hôm nay đây, đối diện với những bài thơ sống sót, những bài thơ từ cõi im lặng bước ra ấy, tôi có cảm tưởng như được thấy lại những vật kỷ niệm của chính mình. Tôi nhớ lại một thời Hà Nội và một thời văn nghệ mà mình và bạn bè đã chứng kiến, đã sống. Quả thật là đặt bên cạnh những bài thơ đã biết, cả những bài rất hay của thời chiến, thì những dòng thơ riêng tư của Vũ có được cái vẻ độc đáo không gì thay thế được. Chúng – và những gì tương tự như chúng – là một phần cuộc đời ta, vì lý do nào đó, có lúc ta đã phải lảng tránh, phải lãng quên, nhưng không phải vì thế mà nên chối bỏ chúng mãi mãi! Ở đây chúng ta bắt gặp một Lưu Quang Vũ khác với thông thường mọi người vẫn nghĩ. Vũ của dằn vặt, đau xót, lầm lỡ, cô đơn, mà cũng là Vũ của những tha thiết muốn vượt lên trên mọi mệt mỏi, mọi hoài nghi để sống, để tồn tại. Hai chặng khác nhau nhưng đều là của một con người thống nhất.

*
Nhật Ký Ma Cà Rồng 4
* *

Những bài thơ đầu tay của Lưu Quang Vũ được tập hợp lại thành phần Hương cây và ra chung với Bếp lửa của Bằng Việt vào cuối năm 1968. Dù có chóng quên đến đâu, thì những ai đã sống qua thời đó ở Hà Nội đều biết rằng đại khái đó là thời mà mọi sinh hoạt còn rất đạm bạc, chẳng hạn, với một cán bộ nhà nước, việc mua được chiếc xe đạp phải được xem là một việc lớn trong đời, và chỉ những gia đình có máu mặt, mới có chiếc radio Melodia Liên Xô nặng nề, hoặc chiếc Orionton của Hungary xách tay được để nghe ca nhạc. Không thể tưởng tượng nổi là một tập thơ lúc ấy lại gây chấn động đến như thế nào. Bọn tôi, một số anh em mới viết, muốn ướm thử đời mình vào nghề văn, chúng tôi nghĩ rằng một tập sách, nó là cái danh thiếp tốt nhất, để người ta tự giới thiệu với chung quanh, để khẳng định mình, để có bạn. Với việc có một tập sách, chính là Vũ, cùng với Bằng Việt – trong Bếp lửa Hương cây; cùng với Đỗ Chu – trong tập truyện ngắn Phù sa, – là những bạn đầu tiên trong chúng tôi thành người. Thành nhà văn nhà thơ. Thành tác giả. Thành tất cả những gì, mà chúng tôi hằng ao ước. Làm sao mà không cảm động cho được!

Lúc bấy giờ, nhà Vũ đã ở căn gác 96 phố Huế như hiện nay. Trong cảnh sơ tán, thành phố những năm đầu mới chuyển sang thời chiến lại có vẻ thưa vắng đáng yêu riêng của nó. Phố xá sạch sẽ. Người không phải chen với người. Dắt cái xe đạp qua cổng, có thể khoá tạm rồi lên gác hai, không lo suy suyển gì hết. Giữa cái không khí dễ chịu ấy, căn phòng của người làm thơ trẻ Lưu Quang Vũ là một tổ ấm đích thực. Tôi nhớ đã gặp ở đấy rất nhiều người quen. Các bậc đàn anh: Trần Việt Phương, Nguyễn Khải, Chính Hữu. Các bạn trẻ hơn, Nguyễn Xuân Thâm, Tạ Vũ, Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn… Rồi Nghiêm Đa Văn, Quốc Anh ở khu Bốn ra, Phạm Tiến Duật ở chiến trường về, Thi Hoàng ở Hải Phòng lên… Các bậc đàn anh đến có việc mà cũng là để xem xem lớp trẻ ra sao. Còn các bạn làm thơ trẻ, thì đến để gặp Vũ mà cũng là để gặp nhau, thời nào mà lớp trẻ chẳng ồn ào và thích đi thành lũ thành bọn! Đám cưới Vũ – Tố Uyên chỉ gồm có ít bạn quen, mà sao vui vẻ lạ! Trong trí nhớ của nhiều người, đám cưới ấy đồng nghĩa với hạnh phúc, thứ hạnh phúc bé nhỏ và trong sáng, mà thời chiến còn dành cho chúng tôi. Với vẻ mãn nguyện không che giấu, Vũ tận hưởng sự chiều đãi của mọi người chung quanh và gửi gắm niềm tin yêu đời sống của mình vào những bài thơ bồi hồi “hương cây hương đất”, thoang thoảng “lá bưởi lá chanh”:
Nhật Ký Ma Cà Rồng 4
Ta đi giữ nước yêu thương lắm

Mỗi xóm thôn qua mỗi nghĩa tình

Đọc trong sự tha thiết của Vũ một vẻ gì rất thành thật, người ta đã tưởng tất cả Vũ chỉ có vậy.

Nhưng chúng tôi, đám bạn bè thường vẫn đàn đúm với nhau, biết nhau không chỉ qua thơ mà cả những gì sau các câu thơ, chúng tôi sớm mang máng nhận ra rằng không hẳn vậy. Mặc dù trẻ nhất “hội”, nhưng bên cạnh con người ngây thơ trong trắng, ở Vũ còn có con người của thành thạo, từng trải. Từ nhỏ, trong gia đình, Vũ đã sống hết với mọi ấm lạnh của giới văn nghệ. Cái nhìn của Vũ về sự đời vượt xa tầm hiểu biết của một thanh niên 19-20 thông thường.

- Chuyện nhân thế nhờ em anh biết được

Anh nhìn đời theo con mắt của em

- Hỡi em của anh em của anh chỉ em là còn lại

Trong hoàng hôn buồn bã của cuộc đời

Nhật Ký Ma Cà Rồng 4

Khi anh mất cả dòng thơ êm ái

Cả dòng đời cả tiếng nói niềm vui

Vì anh muốn tiếng yêu em anh nhắc lại

Tiếng mới đau sao khi thiếu mất em rồi

Những câu thơ ấy là của L. Aragon và do các nhà thơ Tế Hanh, Nguyễn Viết Lãm dịch ra tiếng Việt. Ở Hà Nội năm ấy, việc giới thiệu văn học nước ngoài còn rất hạn chế, Aragon được dịch đã là may, chứ có ai để công kể với đám trẻ chúng tôi về con người tác giả (vốn mang tiếng là phức tạp) hoặc giảng giải kỹ chung quanh một ít câu thơ chứa chất những vui buồn của cả đời người như vậy. Một người nông nổi như tôi đã bỏ qua những câu thơ sâu sắc ấy, để rồi mãi lúc được Vũ chỉ cho, tôi mới ngớ ra vì sự khờ khạo của mình.
Nhật Ký Ma Cà Rồng 4
- Tôi thở ra làm nhiều người không sống được

Giấc ngủ chừng khuấy động bởi âu lo

Hình như thơ tôi vang tiếng đồng tiếng sắt

Làm đứng lên những người chết trong mồ



Tôi nói tình yêu tình tôi làm các ông nhăn nhó

Tôi nói trời trong, các ông bảo trời mưa

Các ông nói đồng tôi nhiều hoa quá

Đêm tôi lắm sao trời tôi chẳng xanh vừa

- Tôi nghe tiếng gà trong cùng tận đau thương

Trong đổ nát tôi vẫn mang chiến thắng

Dù khoét mắt những vì sao xa vắng
Nhật Ký Ma Cà Rồng 4
Trong đêm dài tôi vẫn chói vừng dương

Aragon là vậy, si mê, cuồng nhiệt, sẵn sàng gây sự thách thức mọi người. Aragon luôn có chút gì đó quá đáng. Và, Vũ của chúng tôi, thường cũng quá đáng. Tôi có cảm tưởng rằng sau giai đoạn thơ mộng (mang dấu vết của thơ tiền chiến), trong những bài thơ đau đớn của Lưu Quang Vũ về sau, luôn luôn có cái âm hưởng mà Aragon đã để lại trong tâm hồn anh.

Và không chỉ thơ, mà cả cuộc đời Vũ cũng giống như thơ Aragon, cũng là minh chứng cho sự đa đoan phức tạp của cuộc đời, mặc dù lý do khiến cho có sự phức tạp ấy thì khác hẳn.

Những phiền toái đã đến với Vũ khá nhanh chóng, những phiền toái do lỡ lầm hư hỏng của chính anh gây ra cũng có, mà do cái ngặt nghèo của hoàn cảnh cũng có.

Tôi không nhớ thật rõ, nhưng hình như ngay vào khoảng đầu những năm 70, khi Vũ mới 22-23, trong đầu óc một số chúng tôi, cái hình ảnh mơ mộng của một nhà thơ được ái mộ nơi anh đã nhoà đi gần hết. Thay vào đấy là hình ảnh một kẻ long đong giữa cuộc đời vô định. Những hoang tưởng ngớ ngẩn đã đẩy Vũ đến chỗ vượt ra khỏi những quy định thông thường mà một người làm thơ trẻ phải tuân thủ. Và Vũ bị trả giá đích đáng. Báo chí không in thơ Vũ nữa. Vũ rơi vào tình thế cô độc, hầu như lạc lõng giữa dòng người sôi nổi. Một điều khốn khổ nữa là chính lúc ấy, cái gia đình riêng của Vũ cũng rạn vỡ. Nếu hồi trước với Lưu Quang Vũ, ngày nào cũng là ngày vui, sau khi đèo người vợ mới cưới đi làm, chàng thi sĩ trẻ rẽ vào một quán cà phê sang trọng, ngồi làm thơ, đến giờ lại rẽ lên Xưởng phim đón vợ về, thì về sau, tất cả đã thay đổi. Nơi người ta thường gặp anh là những quán nghèo “quán cà phê dưới gầm cầu xe lửa”, người con gái đi bên cạnh anh là một cô bạn gày guộc “em gầy như huệ trắng xanh”, cô gái như hiện thân của cuộc đời vất vả phiền phức mà Vũ không thể lìa bỏ. Và “phố Hạ Hồi bữa ấy mưa rơi” – những ngày ấy sao mà trời hay mưa:
Nhật Ký Ma Cà Rồng 4
- Thành phố nghèo mù mịt những mưa rơi

Cánh hoa nhoè trong mưa tơi tả

- Chiều nay bốn bề mưa xám

- Nay một mình trở lại ngoại ô mưa

- Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa

Xoá nhoà hết những điều em hứa.

Trong các thi sĩ đương thời, Vũ là người nhạy cảm với mưa, thân thuộc với mưa hơn ai hết. Ở anh, mưa cho thấy sự trôi qua của thời gian mà con người bất lực, không sao níu kéo nổi. Mưa làm cho hiện tại trở nên vô nghĩa và tương lai trở nên lờ mờ, không xác định. Sở dĩ Vũ nói nhiều đến mưa vì cảm giác bao trùm trong anh lúc này là ngán ngẩm, thất vọng, không tin vào điều gì, không biết hướng đời mình vào việc gì.

- Thành phố thời anh 17 tuổi

Viển vông cay đắng u buồn
Nhật Ký Ma Cà Rồng 4
Tôi còn nhớ rất rõ cái cảm tưởng nước đôi giày vò bản thân mình khi nghe những bài thơ đó của Vũ: một mặt e ngại, cảm thấy nó đi ngược với tâm trạng chung, cái lạc quan chung nên không cần ai bảo, đã thấy là không phải. Nhưng mặt khác lại thích thú, cảm thấy ở đó có một phần vui buồn của mình nên tìm kiếm vụng trộm, tán thành vụng trộm, thèm muốn trở lại với những dòng thơ đó, như thèm muốn nhìn thấy chính hình ảnh của mình. Từ đầu 1970, cuộc sống Hà Nội đã bắt đầu phô ra tất cả cái khó khăn phiền phức mà thời chiến phải có. Thành phố như một người ngấm bệnh. Mỗi lần còi báo động, phố xá hiện ra đơn côi bé nhỏ đã đành, ngay những lúc yên lành, thành phố tài hoa của chúng tôi cũng quá lầm lụi nhem nhuốc. Các tường nhà lâu không quét lại, phô ra hết vẻ mốc meo. Những hầm cầu thang trú ẩn tăm tối. Túp lều che tạm trên gác thượng, tơi tả trong gió. Chỉ có trời mây trong xanh, nhưng trời mây xa xôi quá, có ích lợi gì đâu trong việc giải quyết những việc lặt vặt hàng ngày! Đáng sợ hơn nữa là cũng do cuộc sống khó khăn, những thói xấu cố hữu của con người như nhút nhát tham lam vụ lợi có dịp thức dậy, càng giấu giếm càng đê tiện. Từ đủ mọi phía, hoài nghi len lỏi tới, những hoài nghi đủ sức làm bủn rủn con người và không cho người ta vững tâm làm việc gì cả. Thơ Vũ bắt lấy những cái đó rất nhanh. Từ hoàn cảnh riêng, Vũ suy ra cả cuộc đời chung và diễn tả những tan nát đổ vỡ với tất cả cái đắm đuối của tuổi trẻ. Chúng tôi đã thử tìm cách chống lại thứ thơ ấy. Chẳng phải là đôi lúc, Vũ đã không khỏi có chút huênh hoang? Đã vay mượn chắp vá? Đã tố cái khốn khó của mình lên? Đã rên rỉ nhiều hơn là kiên nhẫn chịu đựng và dìm nỗi đau của mình trong nước lạnh? Chúng tôi biết cả. Nhưng tận trong thâm tâm, mỗi người vẫn biết là có lòng mình, tâm trạng của mình ở trong những dòng thơ rách xé đó. Vốn xa lạ với mọi thứ giáo huấn, dạy bảo, Vũ không hẳn cố ý làm lây truyền cái nôn nao buồn bã của mình. Nhưng có lẽ chính vì thế mà tiếng kêu của anh càng tội nghiệp. Nó giống như một tiếng nức nở.

Ở đây, sở dĩ đôi lúc người viết bài này xưng “chúng tôi” bởi lẽ: do cái cái giọng riêng độc đáo của những dòng Vũ viết lúc ấy, thơ anh đã được mang ra để anh em bạn bè cùng lứa bàn bạc tranh cãi. Làm sao không luôn luôn nghĩ về nhau được khi hàng ngày gặp gỡ chia sẻ mọi vui buồn, và hiểu nhau từ mọi chuyện nhỏ nhặt trong gia đình đến những dự định ao ước lớn lao? Tôi nhớ một lần nào đó, Vũ Quần Phương khái quát:
Nhật Ký Ma Cà Rồng 4
- Nổi lên ở Vũ là một cái gì rất đau đớn, thấy cuộc đời cay cực mà vẫn yêu đời và quyết bám lấy cuộc đời thô nhám này.

Xuân Quỳnh – khi đó còn là một người hàng xóm, một đồng nghiệp – Xuân Quỳnh thông cảm:

- Giá kể Vũ thích một cái gì đó thì có thể Vũ cũng làm được. Đằng này Vũ không thích gì hết, đấy mới là điều đáng sợ.

Với bản tính chừng mực, đi sát với một quan niệm trung dung, Bằng Việt chép miệng:

- Ông Vũ này, lúc chiều đời quá lúc khinh bạc quá, đều là không phải. Thực ra, cuộc sống luôn luôn là một cái gì cân bằng, phải chăng…

Bàn bạc vậy thôi, song các ý nghĩ đều để ngỏ, và một điều mà mọi người thường xót xa trong lòng, khi nghĩ đến Vũ, là thấy Vũ già đi rất nhanh.
Nhật Ký Ma Cà Rồng 4
Dáng người béo đậm, Vũ của tuổi 19, môi đỏ, má lông tơ, hiện thân của một tuổi thanh xuân đầy thơ mộng. Nay bước sang tuổi 20 - tuổi hai mươi khốn khổ của tôi ơi / Tuổi tai ương dằng dặc trận mưa dài; trong một bài thơ nào đó, hình như nay đã thất lạc, Vũ viết vậy – bước sang tuổi 20, giờ đây người anh đanh lại, xạm đi, trên nét mặt nhiều khoảng tối u uất. Lúc nào Vũ cũng như đăm chiêu không bằng lòng một điều gì, để rồi khi chịu không được, lại buột ra một câu thật suồng sã, láo lếu. Ngay ngồi giữa đám đông mà trong Vũ vẫn có những thoáng buồn xa vắng. May là ngoài đám bạn thơ quen từ mấy năm trước, từ đầu 1970, Vũ có thêm nhiều bạn thơ mới. Hải Phòng lúc ấy là một thứ Sài Gòn bây giờ. Hải Phòng là một cái gì đó, không phải Hà Nội, nhưng sẵn sàng chào đón người ta, khi người ta muốn từ bỏ Hà Nội. Hải Phòng có cuộc sống của than bụi, lại có biển, có trùng khơi, rất hợp với Vũ. Ở Hải Phòng, Vũ tìm thấy những người bạn vừa phóng túng, vừa bao dung, như đạo diễn điện ảnh Đào Nguyễn (Đào Trọng Khánh), như Nguyễn Khắc Phục. Nhiều bài thơ Vũ làm hồi này nhắc tới Hải Phòng, hổn hển kể chuyện Hải Phòng, là từ những chuyến lãng du đất Cảng với các bạn ấy. Còn ở Hà Nội, người bao dung hơn cả, là Nguyễn Lâm. Căn phòng nhỏ của Lâm ở Triệu Việt Vương là nơi Vũ thường xuyên lui tới. Những lúc vui, Vũ đi những đâu đâu, khi buồn quá, lại trở về với Lâm. Lâm có thể nghe Vũ kể đủ chuyện, có thể nghe Vũ chửi bới kêu than, lại có thể lặng đi chờ đợi khi Vũ đờ đẫn không nói gì. Lần ra ga Hàng Cỏ cùng Vũ trong một đêm trời lạnh, đó là Lâm. Ngồi xe xích lô cùng Vũ đi rong, để rồi lại trở về trầm ngâm bên chiếc điếu cày hay chén rượu nhạt, lại cũng là Lâm, ”Lâm rùa” như chúng tôi đã đặt tên. Bao nhiêu ngang ngược của Vũ, Lâm chịu được hết. Trong những năm tháng tơi tả của Vũ, Lâm là hiện thân của sự chứa chấp thông cảm mà Vũ khao khát, nhưng lại thường tự đánh mất. Cố nhiên, nói về thơ Vũ lúc này, còn phải nói về gia đình và những người đàn bà, nơi nương tựa về tâm lý của Vũ, những khi đặc biệt cơ cực. Đó là những chuyện mà ở ta ít có thói quen nói ra công khai, song thật ra, lại liên quan trực tiếp đến nhiều sáng tác cụ thể của các nghệ sĩ nói chung và Lưu Quang Vũ nói riêng. Đọc những bài thơ tình hay nhất của Vũ viết khoảng sau 1970, tôi nhớ tới lời tự thú của Picasso: “Cũng như tất cả các hoạ sĩ khác, tôi trước tiên là hoạ sĩ của phụ nữ, và với tôi, phụ nữ trước tiên là một cơ chế của sự đau khổ”.
Nhật Ký Ma Cà Rồng 4
*
* *

Vào thuở mới bắt tay viết lách, phần lớn những người cầm bút ở ta đều có làm thơ, sau đó mới bỏ đi sang các nghề khác. Vì những lý do gì mà bỏ? Có thể mỗi người là một trường hợp riêng, ở mỗi người có nguyên cớ riêng. Như với Nghiêm Đa Văn – một người bạn chung của chúng tôi, cũng có làm thơ vào những năm 1965-70, sau đi viết chuyện thiếu nhi, và làm nhiều nghề đa tạp khác – ngay từ trước 1975, một lần tình cờ, tôi nghe Nghiêm Đa Văn trầm ngâm kể:

- Một trong những thằng khiến tao bỏ làm thơ là Lưu Quang Vũ.

Ý Văn muốn nói tài năng ở Vũ có một vẻ gì tự nhiên, mà không sự dụng công nào có được, và ai không có, thì nên từ giã thơ cho sớm.

Về phần mình, tôi có những kỷ niệm yêu thơ Vũ theo một cách khác. Cũng như nhiều người, trong tâm trí tôi, thỉnh thoảng lại vang lên những câu thơ đâu đâu, nó đã ăn sâu vào tiềm thức, không cần nhớ tên tác giả, không thuộc cả bài, nhưng cứ nhớ và khi gặp hoàn cảnh tương đồng thì lại ngâm ngợi.

Một kỷ niệm tưởng không đâu mà lưu luyến mãi trong lòng:

- Có lẽ nào có thể quên được nhỉ

Cuộc đời mình còn có cỏ tóc tiên

Những lúc run rẩy xúc động:

- Trời xanh quá, tim tôi hồi hộp quá

Tiếng Việt ơi, tiếng Việt ân tình

Nỗi ước nguyền được hết lòng cho một người con gái:

- Không làm thơ, anh sẽ làm lá cỏ

Chỉ xanh thôi, cũng mát mắt em nhìn

Từ một chi tiết có vẻ nhỏ nhặt :

- Ngày hạnh phúc có nụ cười mỏi mệt

Đến một cái gì giống như là cảm giác chung về cuộc đời này, nó đã làm khổ ta, mà ta không dứt bỏ được :

- Có ai nói cho lòng ta hiểu nổi

Về cuộc đời ghê gớm ta yêu
Nhật Ký Ma Cà Rồng 4
Tất cả những câu thơ đó là Lưu Quang Vũ, Lưu Quang Vũ của Hương cây và nhất là Lưu Quang Vũ sau Hương cây, Lưu Quang Vũ của những năm bảy mươi hào hùng và cay đắng. Nên đánh giá những bài thơ này của Vũ như thế nào? Tôi nhớ một câu nói của Chế Lan Viên đại ý: nếu tất cả văn học chúng ta viết như Nguyễn Tuân thì chắc chắn không được, thậm chí còn phát chán nữa. Nhưng nếu trong toàn bộ nền văn học, không có một Nguyễn Tuân, thì cũng rất thiếu sót. Cũng tương tự như vậy, báo chí những năm chiến tranh không thể cho in những dòng thơ mang tâm sự cá nhân, điều ấy là đúng, giọng thơ chủ yếu của những năm chiến tranh phải là giọng thơ hùng tráng. Nhưng cùng với sự lùi xa của thời gian, sẽ là công bằng hơn nếu giờ đây chúng ta dành “một chỗ đứng dưới ánh mặt trời” cho những bài thơ xé lòng lâu nay chỉ chép trong sổ tay của nhiều người – đại loại như những bài thơ của Vũ.

Nói bản chất của con người là luôn luôn vươn tới sự hoàn thiện, niềm vui, ánh sáng tức cũng có nghĩa con người không bao giờ thoát khỏi lầm lỗi, nỗi buồn, bóng tối, nhất là đôi khi trong những hoàn cảnh đặc biệt, ánh sáng càng rực rỡ, thì bóng tối càng nặng nề và trông thấy ánh sáng trước mắt đấy mà con người vẫn không vươn tới được. Có lẽ vì rất hiểu điều đó, nên một người như thi hào Đức B. Brecht, trong bài thơ nổi tiếng mang tên Gửi người mai sau đã nói rất hay về sự độ lượng. Sau khi kể lại những nỗi khốn khổ mà thế hệ mình phải gánh chịu, nào nạn đói hoành hành, nào con người cướp giật của nhau để sống, nhiều người lang bạt “thay đổi nước như thay đổi giày” nhất là sau khi kể lại những yếu hèn của thế hệ mình, Brecht viết tiếp:
Nhật Ký Ma Cà Rồng 4
Nhưng các anh, khi đã đến cái thời ao ước đó

Khi con người là bạn của con người

Hãy nghĩ đến chúng tôi

Cho độ lượng

Ngay từ những năm chiến tranh, sống trong cái tranh tối tranh sáng nửa hậu phương, nửa chiến trường của Hà Nội, đám bạn mới bắt đầu làm văn chương thuở ấy, khi nghĩ về thơ Vũ đã thường tìm chỗ dựa ở bài thơ nói trên của Brecht. Còn như giờ đây khi mà những người 20-25 hôm qua đã sang tuổi 50-60, cái ý tưởng về sự độ lượng càng có sức kêu gọi, như một ám ảnh: Chúng ta vốn chẳng giàu có gì, đừng làm cho chúng ta nghèo thêm đi một lần nữa, ngay trên phương diện tinh thần(*).