Thursday, January 23, 2014

Không phả tôi đưa Jenny đi dự một buổi hòa nhạc mà

Không phả tôi đưa Jenny đi dự một buổi hòa nhạc mà là tôi đến nghe nàng biểu diễn. Hội nhạc Bach trình diễn bài Concerto Brandenburg số 5 tại nhà hát Dunster House và Jenny chơi phần độc tấu pianọ Cố nhiên, tôi đã nghe nàng biểu diễn cùng một dàn nhạc trước công chúng. Có thể nói là tôi lấy làm tự hào theo sức đánh giá của tôi thì nàng chơi không phạm một lỗi nào. - Anh không thể tưởng tượng em đàn tuyệt vời đến thế – tôi nói với nàng sau buổi biểu diễn. - Điều đó chứng tỏ anh hiểu âm nhạc đến đâu. - Anh cũng hiểu kha khá đấy. Chúng tôi đang đứng trong sân nhà hát Dunster Housẹ Chiều hôm đó là một trong những buổi chiều tháng tư mà người ta có thể nghĩ rằng cuối cùng mùa xuân có thể tới được Cambridgẹ Tất cả các nhạc sĩ đồng nghiệp của Jenny đứng lảng vảng không xa (trong đó có Martin Davidson đang phóng về phía tôi những viên đạn hận thù vô hình), làm tôi không thể tranh luận về kỹ thuật đánh đàn với nàng. Chúng tôi qua đường Memorial Drive để đi dọc bờ sông. - Đừng ngốc nghếch, anh Barrett. Em chơi không tồi, nhưng cũng chẳng ghê gớm gì đâu. Không được là “vô địch Ivy” như anh đâu. Em chơi không đến nỗi tồi thế thôi. Tranh cãi với nàng thế nào được khi mà nàng đã cố nhún mình. - Thôi được, em chơi không tồi. Anh chỉ muốn nói với em là em chớ bỏ kẻo phí đấy. - Ai bảo với anh là em bỏ... Em sẽ theo học Nadia Boulanger chứ. Nàng nói gì thế nhỉ... Thấy nàng bỗng im bặt, tôi cảm thấy đây là một vấn đề nàng không định nói. - Ai thế... – Tôi hỏi. - Nadia Boulanger. Một giáo sư rất nổi tiếng. Tại Paris. Nàng lướt qua khá nhanh mấy từ đó. - Tại Paris à... – Tôi hỏi lại khá chậm. - Bà ấy nhận rất ít học sinh Mỹ. Em may đấy. Lại có một học bổng khá nữa chứ. - Jenny … em đi Paris à... - Em chưa đến châu Âu bao giờ. Em háo hức ghê lắm. Tôi nắm lấy vai nàng, có lẽ hơi quá thô bạo tôi cũng không biết nữa. - Này… em biết tin từ bao giờ... Lần đầu tiên trong đời, Jenny không dám nhìn thẳng vào mặt tôi. - Đừng ngốc anh. Đây là điều không thể tránh khỏi – nàng nói. Cái gì không thể tránh khỏi. - Chúng mình sẽ tốt nghiệp, rồi chúng mình sẽ đi mỗi người một đường. Anh thì vào trường luật… - Gượm hẵng... em định nói gì... Lần này nàng nhìn thẳng vào mặt tôi, và mặt nàng đượm một vẻ buồn khó tả. - Ollie, anh là một sinh viên triệu phú, còn em về mặt xã hội, em là con số không. Tôi vẫn nắm lấy vai nàng. - Tại sao chuyện ấy lại đẩy chúng mình đi những con đường khác nhau... Chúng mình hiện nay đang sống với nhau và hạnh phúc cơ mà. - Đừng ngốc anh – nàng nhắc lại – Harvard như túi quà của ông già Noel. Ta có thể nhét vào đấy tất cả những thứ đồ chơi gì ta thích. Nhưng Noel xong người ta dốc túi ra… (nàng ngập ngừng). Thế là ai ở đâu về đấy… - Em định bảo em sẽ về làm bánh bích quy tại Cranston, bang Rhodes Island sao... http://phimhaynhat8888.blogspot.com/

Anh ta có lẽ cũng chẳng phải là một thiên tài hay một cầu thủ phi thường gì

Anh ta có lẽ cũng chẳng phải là một thiên tài hay một cầu thủ phi thường gì (anh chuyền bóng hơi chậm) nhưng anh luôn luôn là một người bạn cùng phòng trung thành và tốt. Anh đã phải chịu khổ biết bao, người bạn tốt nghiệp ấy, torng gần hết năm học cuối cùng! Anh ta đi học ở đâu khi thấy chiếc cravat móc ở tay nắm cửa phòng hai chúng tôi (dấu hiệu “đang bận”)... Anh ta cũng chẳng học hành gì nhiều cho lắm, đúng vậy, nhưng dù sao đôi khi cũng phải học chứ. Có lẽ anh đến thư viện Lamont hay thậm chí đến câu lạc bộ Pi Etạ Nhưng anh ngủ ở đâu những đêm thứ bảy mà Jenny và tôi quyết định vi phạm nội quỷ Ray đành phải đi tìm một góc nào mà đặt lưng: trên chiếc đi - văng ở các phòng bạn v. v… với điều kiện là người bạn ấy cũng không có chương trình gì. Cũng may là mùa bóng đá kết thúc. Với lại, nếu phải tôi thì tôi cũng làm như thế vì anh. Thế mà Ray đã được đền đáp như thế nào... Hồi trước lập được chiến công nào là tôi kể hết với anh mọi chi tiết tỉ mỉ nhất. Bây giờ, không những anh thấy mình bị tước mất cái quyền bất di bất dịch đó của một người bạn cùng phòng mà thậm chi tôi còn không bao giờ công nhận với anh là tôi với Jenny yêu nhau. Tôi chỉ bảo anh ta là khi nào tôi cần riêng phòng cho mình, vân vân. Tùy anh tự rút ra kết luận. - Mẹ kiếp, Barrett, cậu có “đọc” cô gái ấy hay không thì bảo. - Raymond, với tư cách người bạn, mình yêu cầu cậu đừng hỏi mình. - Nhưng mẹ kiếp, Barrett, các buổi chiều, các tối thứ sáu, tối thứ bảy, hai người có thể làm chuyện gì khác mới được chứ... - Đã biết thế, còn hỏi mình làm gì, Ray... - Thế là không lành mạnh đâu. - Cái gì không lành mạnh. - Toàn bộ chuyện này, Oliver ạ. Cậu chưa bao giờ như thế này đấy. Cậu chưa bao giờ kín miệng đến như vậy với tớ. Tớ nhắc lại, thế là không lành mạnh đâu. Nhưng tóm lại, cái cô con gái ấy, nó có cái gì khác thường nào... - Ray này, trong chuyện tình yêu chín chắn… - Tình yêu... - Đừng có thốt lên như thể đó là một từ tục tĩu. - Tình yêu... Ở tuổi cậu... Mẹ kiếp, tớ lo ngại lắm. - Lo cái gì... Lo cho sự thăng bằng tinh thần của mình ấy à... - Lo cho đời trai độc thân của cậu. Cho tự do của cậu. Cuộc sống của cậu. Tội nghiệp Raỵ Anh ta thực sự nghĩ vậy. - Cậu sợ mất một người bạn cùng phòng hả... - Cậu nói thế nào, tớ được thêm một người bạn cùng phòng thì có. Cô ấy ở đây suốt cả ngày còn gì. Tôi đang mặc quần áo để đi dự một buổi hòa nhạc cho nên cuộc đối thoại giữa hai chúng tôi cũng sắp chấm dứt. - Đừng lo, Raymon, chúng mình rồi sẽ kiếm được căn phòng ấy ở New York, sẽ bạn bè lu bù, mọi chuyện sẽ như đã định. - Đừng có nói là đừng lo, cô gái ấy nắm được cậu rồi. - Mình quả quyết với cậu là vẫn nắm tình thế trong tay – tôi đáp – Thôi, nghỉ đi! Tôi sửa lại cravat và đi ra phía cửa – Stratton vẫn còn băn khoăn. - Này, Oliver, bảo này. - Gì... - Cậu có “đọc” nó chứ, phải không... - Thôi biến đi Stratton. http://phimhaynhat44444.blogspot.com/

Tôi muốn nói đôi lời về quan hệ gần gũi giữa hai chúng tôi.

Tôi muốn nói đôi lời về quan hệ gần gũi giữa hai chúng tôi. Trong một thời gian dài kỳ quặc, chúng tôi không có gần gũi xác thịt. Tôi muốn nói là không có một tí nào, ngoại trừ những cái hôn mà tôi đã kể (mà tôi còn nhớ hết trong từng chi tiết). Về phía tôi mà nói, đó không phải là nếp sống thông thường vì tôi là người tính tình có phần nóng vội, thích hành động. Nếu bạn đi nói với bất kỳ cô gái nào trong khoảng hơn một chục cô gái ở Wellesley và là Oliver Barrett IV từ ba tuần nay ngày nào cũng đi chơi với một cô gái thế mà vẫn chưa gần gũi cô ấy, thì các cô kia chắn chắn phá lên cười và thực sự hoài nghi sự quyến rũ của cô gái kể trên. Nhưng cố nhiên vấn đề hoàn toàn không phải là ở chuyện ấy. Sự thực là tôi không biết làm gì. Các bạn chớ có hiểu nhầm hoặc hiểu quá theo nghĩa đen lời tôi. Tôi biết tất cả mọi động tác cần thiết. Điều mà tôi không vượt qua nổi chính là các cảm xúc của tôi khi nghĩ đến việc làm các động tác đó. Jenny tinh ý đến nỗi tôi sợ rằng nàng sẽ cười mũi vào cái mà xưa nay tôi vẫn coi là phong cách dịu dàng, mơ mộng (không ai cưỡng nỗi) của Oliver Barrett IV. Tôi cũng sợ là sẽ bị cự tuyệt, đúng thế. Tôi cũng sợ là mình được chấp nhận vì những lý do không đẹp. Điều mà tôi cố diễn đạt một cách vụng về vừa xong, đó là đối với Jenny không như các cô gái khác, và tôi không biết nói về nàng như thế nào cũng như hỏi ai (“vậy thì hỏi em đây này” – về sau nàng bảo với tôi thế). Tôi chỉ biết là tôi có những cảm xúc ấy, vì nàng, vì tất cả những gì là nàng. - Oliver, anh sẽ thi trượt mất thôi. Jenny và tôi đang ngồi đọc sách tại phòng tôi vào một chiều chủ nhật. - Oliver, nếu anh không làm gì khác mà cứ nhìn em học thì anh sẽ trượt mất thôi. - Anh không nhìn em học mà là anh đang đọc. - Nói vậy, anh nhìn chân em. - Thỉnh thoảng thôi, mỗi khi hết một chương. - Sách của anh có những chương ngắn quá đấy. - Này, cô gái hợm mình ơi, em không chúa lắm đâu. - Em biết. Nhưng em biết thế nào nếu anh coi là chúa. Tôi quăng quyển sách của tôi sang một bên, đi ngang qua gian phòng, đến gần nàng. - Jenny, em bảo anh làm sao mà học được John Stuart Mill khi mà từng giây từng phút anh muốn gần em. Nàng cau mày. - Oliver, không được đâu! Tôi quỳ xuống cạnh nàng. Nàng lại cúi đầu và học. - Jenny… Nàng nhẹ nhàng gập sách lại, đặt xuống bàn rồi quàng hai tay quanh cổ tôi. - Oliver, đừng… Chuyện ấy đến liền ngay tức thì. Sự gần gũi đầu tiên giữa hai chúng tôi trái ngược hoàn toàn với buổi gặp nhau lần đầu. Tất cả đều êm đềm dịu dàng. Tôi chưa hề hiểu ra con người thực của Jenny là như vậy: êm ái, những cử chỉ nhẽ nhàng và thấm đượm tình yêu. Nhưng điều làm tôi thực sự kinh ngạc là cả tôi cũng hiền lành, dịu dàng. Đó có phải là con người Oliver Barrett IV thực hay không... Như tôi đã nói, trước kia tôi chưa bao giờ nhìn thấy Jenny dù chỉ là một cái áo thun hở khuy cổ. Tôi hơi ngạc nhiên khi phát hiện ra ngàng đeo ở ngực một chữ thập nhỏ xíu bằng vàng. Vào một lúc nghỉ ngơi trong buổi kỳ diệu đó, vào một trong những giờ phút mà mọi thứ đều quan trọng và chẳng có gì là quan trọng cả, tôi mân mê cái chữ thập đó và hỏi nàng có hay đi xưng tội không. Nàng trả lời không. Tôi bảo: - Thế em không phải là một cô gái ngoan đạo à... - Em là một cô gái, và em ngoan có đúng không... Nàng tìm sự xác nhận trong đôi mắt và tôi mỉm cười. Nàng cũng mỉm cười và nói tiếp: - Thế là được hai điểm trên ba rồi. Tôi hỏi nàng tại sao lại có chữ thập đó, hơn nữa nó lại được hàng liền vào dây chuyền. Nàng giải thích chữ thập này là của mẹ nàng, nàng đeo vì lý do tình cảm chứ không phải vì tín ngưỡng. Câu chuyện quay trở lại hai chúng tôi. - Oliver này, em đã nói với anh em yêu anh chưa nhỉ... Nàng hỏi. - Chưa, Jen ạ. - Tại sao anh không hỏi em... http://phimhaynhat55555.blogspot.com/

Đầu óc tôi đang để ở đâu đâu. Tôi không nghe rõ câu nàng hỏi

Đầu óc tôi đang để ở đâu đâu. Tôi không nghe rõ câu nàng hỏi. - Em hỏi gỉ nhỉ... - Khi nói về người sinh thành ra anh, anh gọi bằng gì... Tôi trả lời bằng cái từ mà xưa nay tôi vẫn mơ dùng. - Bố khỉ. - Anh nói ngay vào mặt cụ à... – Nàng hỏi. - Anh chưa bao giờ nhìn thấy mặt ông ấy. - Cụ đeo mặt nạ ư... - Phải, theo một nghĩa nào đó. Một cái mặt nạ bằng đá, loại đá rắn nhất. - Thôi đi anh… Chắc cụ phải rất tự hào về anh, niềm vinh dự về thể thao của Harvard. Tôi nhìn nàng, quả thực nàng chưa biết hết. - Ông ấy cũng vậy, Jenny ạ. - Cụ nổi tiếng hơn cả hữu biên đội vô địch Hội All Ivy sao... Tôi hài lòng thấy nàng vui thích với tiếng tăm của tôi trong thể thao. Tôi rất tiếc sẽ phải làm cho tên tuổi mình mờ nhạt đi khi kể ra những thành tích thể thao của cha tôi. - Ông ấy đã đi dự Thế vận hội năm 1928 trong môn đua thuyền. - Oâi chao! Cụ giật giải chứ... - Không! Hẳn nàng phải nhận thấy rằng việc cha tôi chỉ về thứ sáu trong vòng đua chung kết đã an ủi tôi phần nào. Hai chúng tôi không nói gì một lúc. Bây giờ Jeny có lẽ sẽ hiểu được rằng mang cái tên Oliver Barrett IV không phải chỉ có nghĩa là cuộc sống với cái tòa nhà bằng đá xám trong sân trường đại học Harvard mà còn phải thừa hưởng một truyền thống thể thao khá nặng nề, tóm lại là nặng nề đối với tôi. - Nhưng cụ đã làm gì để được mang danh hiệu “Bố khỉ” – Jenny lại hỏi. - Ông ấy áp chế tôi – tôi đáp - Anh muốn nói là bố con anh bất hòa à... Jen, anh xin em thôi đi, hãy miễn cho anh những chuyện gia đình của anh đã quá đủ đối với anh rồi. - Sao nào, Oliver... Cụ áp chế anh những gì... - Ông ấy bắt anh phải “giỏi” - Ơ kìa, “giỏi” thì có gì xấu đâu... – Nàng hỏi, thích thú với cách nói châm chọc đó. Tôi giải thích cho nàng hiểu tôi ghét cái bị truyền thống của dòng họ Barrett sắp đặt cuộc sống cho mình… Chắc nàng cũng đã đoán ra điều đó khi thấy tôi co vai rụt cổ lúc phải thú nhận tôi mang một số hiệu ở sau tên tôi. Tôi cũng không thích thú gì khi phải bắt buộc chúng ra một con số X thành tích nào đó sau mỗi một quý mà Trời cho tôi sống. - Ờ, mà đúng thật, - Jenny nói, giọng đầy vẻ châm chọc, - em đã nhận thấy anh rất ghét được điểm A, được đứng trong đội giật giải quán quân… - Anh ghét là ghét ông ấy coi những điều đó là đương nhiên. Nói toạc ra như vậy những suy nghĩ vẫn hằng lởn vởn trong đầu tôi (nhưng chưa bao giờ nói ra) khiến tôi vô cùng khó chịu, nhưng bây giờ tôi phải nói cho Jenny hiểu thật hết. - Ông ấy rất tỉnh bơ mỗi khi anh giật được thành tích gì. Ông ấy coi đó là điều đương nhiên, em hiểu không... - Cụ là người bận trăm công nghìn việc. Chẳng phải cụ điều khiển một đống nhà băng và bao nhiêu cơ sở kinh doanh khác nữa sao... - Nhưng mà, hay chưa, em đứng về bên nào thế Jenny... - Sao vậy, chiến tranh à... - Rất đúng. - Anh buồn cười lắm, Oliver ạ. http://xemphim1006.blogspot.com/

Jenny đang nói điện thoại dưới hà

Jenny đang nói điện thoại dưới hà. Cô gái phòng thường trực đã báo ngay cho tôi biết khi tôi chưa kịp xưng tên và nói lý do tôi đến Briggs Hall tối hôm thứ hai ấy. Tôi kết luận ngay đó là dấu hiệu tốt. Rõ ràng cô gái này đã đọc tờ Crimson và biết tôi là ai. Chuyện đó thì đã xảy ra với tôi nhiều lần rồi. Nhưng quan trọng hơn, đó là Jenny đã kể với cô ta tôi là người yêu của nàng. - Xin cảm ơn, - tôi nói – tôi đợi Jenny ở đây. - Bậy quá anh nhỉ, trận ở Cornell ấy. Tờ Crimson nói anh bị bốn đối thủ tiến công. - Đúng. Thế mà tôi lại bị người ta phạt. Phạt năm phút. - Thế à... Sự khác nhau giữa một người bạn gái và một người ngưỡng mộ là với loại người thứ hai, chẳng mấy chốc ta không biết nói gì nữa. - Jenny đã nói xong chưa cô... Cô ta nhìn vào bảng tổng đài điện thoại và trả lời “Chưa”. Ai mà Jenny có thể dành cho từng ấy thời gian xen vào cuộc hẹn hò với tôi... Tôi có biết rằng Martin Davidson, sinh viên năm thứ tư trường Adams House và là chỉ huy dàn nhạc tại Hội nhạc Bach, tự coi mình có những đặc quyền đối với Jennỵ Không phải về mặt thể xác, tất nhiên rồi. Tôi tin chắc rằng anh chàng không biết vung lên cái gì khác ngoài cái đũa chỉ huy của mình. Dù thế nào đi nữa, tôi quyết định không thể dung thứ mãi sự lạm dụng này đối với thời gian của tôi. - Buồng điện thoại ở đâu nhỉ... - Dưới kia kìa. Tôi đi về phía cô ta chỉ. Từ xa tôi thấy Jenny đang cầm máy nói. Nàng để ngõ cửa buồn điện thoại. Tôi bước từ từ, dáng thờ ơ, mong nàng sẽ nhìn thấy tôi – Tôi cùng với những vết thương và những miếng băng – và nàng sẽ bỏ máy nghe đến lao vào tay tôi. Bước lại gần, tôi nghe được lõm bõm những lời nàng nói vào máy điện thoại: - Vâng ạ, được chứ! Nhất định được. Phil yêu quý. Tôi không bước một cách thờ ơ nữa. Nàng nói chuyện với ai vậy... Không phải Davidson tên hắn không có chữ Phil. Tôi đã tìm hiểu về hắn từ lâu trong danh sách lớp hắn: Martin Davidson 70 đường Riverside Drive, New York, sinh viên trường nghệ thuật và âm nhạc Adams Housẹ Tôi cũng đã thấy ảnh hắn rồi, một khuôn mặt tỏ ra có một sự mẫn cảm nhất định, thông minh và một thân hình kém tôi chừng hai mươi lăm kilộ Nhưng rõ ràng đây không phải là Davinston. Hai năm rõ mười là Jenny Cavilleri đã bỏ rơi cả hai đứa chúng tôi vì một kẻ mà ngay lúc này đây, nàng đang hôn gửi qua máy điện thoại (với một vẻ trâng tráo đến thế nào!) Tôi mới vắng mặt chưa đến bốn mươi lăm tiếng đồng hồ thế mà đã có một kẻ tên là Phil nào đó len vào trái tim Jenny rồi. - Vâng, được chứ, Phil yêu quý. Nhất định được mà. Đúng lúc nàng bỏ máy thì nhìn thấy tôi, và chẳng đỏ mặt một tí nào, nàng nhoẻn miệng cười, gửi tôi một cái hôn. Có thể giả dối được đến mức ấy cơ à... Nàng hôn nhẹ lên bên má lành lặn của tôi. - Này anh… trông anh khiếp quá. - Anh bị thương mà, Jenny. - Còn gã kiả Phải nặng hơn chứ... - Nặng hơn, nhất định rồi. Với anh thì địch thủ bao giờ cũng bị nặng hơn. Tôi lấy giọng hết sức hăm dọa mà nói câu này để nàng đồng thời hiểu rằng tôi sẽ loại ngay ra khỏi vòng chiến kẻ nào có ý định lẻn vào trái tim Jenny trong khi tôi xa mặt và tất nhiên là xa lòng nàng. Jenny nắm lấy tay áo tôi và hai chúng tôi bước về phía cửa. Ra ngoài, lúc sắp bước lên xe, tôi hít đầy lồng ngực không khí ban tối rồi cố hết sức lấy giọng thật thản nhiên làm ra vẻ hỏi một cách bâng quơ: - Jenny này. - Gì cơ... - Hừm… Phil là ai thế... Vừa bước lên xe nàng vừa trả lời, bình thản: - Bố em. *** Tôi đâu tin được chuyện ấy. - Em gọi bố em cộc lốc là Phil thôi à... Tên bố em đấy. Còn bố anh, anh gọi là gì... Có lần Jenny đã kể với tôi cha nàng đâu như làm bánh ngọt tại Cranston, một thị trấn nhỏ ở bang Rhodes Island. Ông đã một mình gà trống nuôi con, mẹ nàng đã qua đời trong một tai nạn xe hơi khi nàng hãy còn nhỏ xíu. Nàng kể chuyện ấy để giải thích tại sao nàng không có bằng lái xe. Về tất cả mọi lĩnh vực khác, cha nàng là một người “rất thông cảm” (đúng như lời nàng nói), nhưng về việc để cho đứa con gái cưng duy nhất của ông được lái xe thì ông rất mê tín không chịu. Điều đó đã làm nàng phải rất vất vả trong năm cuối ở trường trung học khi nàng học thêm dương cầm tại thành phố Providencẹ Nhưng nhờ vậy, nàng đã có dịp đọc hết các tác phẩm của Proust trên những chặng xe buýt dài. http://1005xemphim.blogspot.com/

Tôi mở hoa sen cho nước chảy từ từ lên người

Tôi mở hoa sen cho nước chảy từ từ lên người, tránh để dây nước vào khuôn mặt đang đau ê ẩm, tác động gây tê của chất novocain yếu dần, nhưng trong thâm tâm tôi có phần vui vui khi cảm thấy đau. Ý tôi muốn nói là chẳng phải chính tôi đã làm hỏng bét mọi chuyện ư... Chúng tôi đã để tuột mất khỏi tay danh hiệu vô địch, cắt ngang cả một chuỗi liên tục các trận thắng. Tất cả các cầu thủ học năm cuối cùng đều là những người chưa hề bị thua trận nào cả và cả chuỗi chiến thắng liên tục của Davey Johnston nữa. Có lẽ không phải là lỗi hoàn toàn ở tôi, nhưng trong lúc này tôi cứ có mặc cảm tôi có lỗi. Phòng thay quần áo không còn một ai. Mọi người hẳng đã về hết khách sạn. Chắc không có ai thấy thích gặp tôi hoặc nói chuyện với tôi. Tôi tự dọn túi đồ của mình rồi ra về, cay đắng đến nỗi đúng như thấy có vị gì đắng đắng trong miệng… Bên ngoài, không còn mấy cổ động viên của trường Harvard trong cảnh hoang vu băng giá của thành phố Ithaca mạn bắc bang New York. - Má của cậu ra sao rồi Barrett... - Tốt thôi, ông Jensco ạ, cảm ơn ông. Một giọng quen thuộc khác cất lên: - Ba nghĩ con nên dùng một khoanh thịt bò nướng. Đó là tiếng Oliver Barrett IIỊ Đúng là chỉ có ông ấy mới đưa ra cách chữa cổ xưa ấy cho một người bị một bên mặt thâm tím sưng vù. - Cảm ơn ba, bác sĩ đã làm tất cả những gì cần thiết – tôi chỉ vào miếng băng phủ lên mười hai mũi khâu của Sendo. - Ba muốn nói về cái dạ dày của con, Oliver. *** Trong bữa tối hai cha con chúng tôi đã có một buổi nói chuyện như lệ thường tức là không đâu vào đâu cả. Những buổi chuyện trò ấy bao giờ cũng bắt đầu bằng câu hỏi “Thế nào con dạo này ra sao... ”. Và kết thúc bằng câu “Con có cần gì không... ” - Thế nào con dạo này ra sao... Oliver... - Tốt, ba ạ. - Mặt con có đau không... - Không. Ba ạ. Mặt tôi bắt đầu làm tôi nhức nhói vô cùng. - Ba muốn thứ hai này Jack Wenn đến xem cho con một tí. - Không cần, ba ạ. - Ông ấy là một nhà chuyên môn. - Bác sĩ trường Cornell đâu phải là một viên thú y, - tôi nói, hy vọng làm nguội bớt cái say mê theo thời thượng của cha tôi đối với các nhà chuyên môn, các chuyên gia và tất cả những người “hạng nhất” nói chung. - Quá tệ, - Oliver Barrett III nhận xét, rồi nói thêm điều mà thoạt tiên tôi nghĩ là một câu hài hước – con đã bị thương tích, thú vậy. - Vâng, đúng thế (Tôi có nên cười không nhỉ). Tôi bỗng tự hỏi không biết cái câu hầu như châm biếm kia của cha tôi có phải là ngầm khiển trách cách xử sự của tôi trong trận đấu không. - Phải chăng ba muốn nói trong trận tối nay con đã xử sự như một con vật. Vẻ mặt ông cho thấy ông khá thích thú là tôi đã hỏi ông câu đó, nhưng ông chỉ trả lời: - Chính con đã nói đến thú y. Đến đoạn này, tôi quyết định chúi mũi vào thực đơn. Khi món ăn chính thức được dọn lên thì ông già bắt đầu một trong những bài tiểu thuyết giáo giản lược của ông lần này nói về, nếu như tôi nhớ đúng – mà tôi thì cố làm sao cho khỏi nhớ – về thắng và bại. Ông nhận xét là chúng tôi đã để tuột mất giải (sáng suốt làm sao...) Nhưng xét cho cùng, trong thể thao cái quan trọng không phải là thắng mà là thi đấu. Câu đó làm tôi ngờ ngợ đến phương châm của Đại hội Olempic và tôi cảm thấy rằng những câu tiếp theo sẽ nghiền tan ra như cám những chuyện vặt vãnh như các giải vô địch của Hội Ivy, nhưng tôi không có bụng dạ nào mà cùng với ông lao vào con đường Thế vận đó cho nên tôi dọn cho ông xơi khẩu phần “Vâng, ba ạ” rồi tôi ngậm miệng. Câu chuyện như vậy là diễn ra theo đúng mô hình quen thuộc để dẫn đến cái đề tài không ra đề tài, mà ông già ưa thích, đó là các dự định về tương lai của tôi. - Này Oliver, con có tin gì về trường Luật không... - Thực ra, con chưa dứt khoát quyết định về trường luật, ba ạ. - Điều ba muốn hỏi chỉ là trường luật đã quyết định dứt khoát về con chưa. Đây có phải là một câu châm biếm nữa không... Tôi có nên mỉm cười trước cách chơi chữ thân ái của cha tôi không... - Không, ba ạ. Con không nhận được tin gì của họ. - Ba có thể gọi dây nói cho Price Zimmermann. - Đừng! – Một phản xạ tức thời làm tôi ngắt lời ông – Không cần đâu, ba ạ. Oliver Barrett III nói một cách đạo đức. - Không phải để yêu cầu gì ông ta mà chỉ để hỏi tin. - Con muốn nhận được thư báo cùng một lúc với chúng bạn. Không cần đâu, ba ạ. - Thôi được rồi. - Cám ơn ba. - Với lại, ba thấy không vì lẽ gì mà con lại không được vào học, - Ông nói thêm Tôi, không biết vì lẽ gì, nhưng mà ỌB. III có tài làm hạ giá trị của tôi, ngay cả khi ông nói với tôi những câu tán dương nhất. Tôi trả lời: - Chưa chắc, vả lại, họ không có đội khúc côn cầu. Tại sao tôi lại nhún mình như vậy... Có lẽ chỉ vì tôi muốn làm ngược lại những điều ông nói. - Con còn có những khả năng khác nữa chứ. – Oliver Barrett III nói, nhưng kể ra những khả năng ấy là gì. (Tôi không chắc ông đã kể ra được). Bữa ăn cũng bị nhạt nhẽo như câu chuyện, trừ có điều là tuy tôi có thể đoán trước được là bánh mì bị ỉu ngay cả trước khi bánh được dọn ra nhưng tôi không bao giờ đoán nổi cha tôi sẽ dọn ra cho tôi xơi vấn đề gì. - Với lại, vẫn còn có đội Hòa Bình – ông nói một cách hoàn toàn không ăn nhập vào đâu cả. - Gì cơ ạ... Tôi hỏi, không biế là ông nêu lên một sự việc hay đặt một câu hỏi. - Ba cho rằng đội Hòa Bình là một nơi rất tốt, con thấy thế nào... - Dù sao thì cũng tốt hơn đội Chiến Tranh. Thế là hòa. Tôi không biết ông định nói gì và ngược lại ông cũng vậy. Hai chúng tôi đã nói xong vấn đề này chưa... Chúng tôi bây giờ sẽ bàn đến thời sự hay chính trị chăng... Không. Tôi đã phút chốc quên mất rằng chủ đề lớn của chúng ta là và hiện vẫn là các dự định về tương lai của tôi. - Chắc chắn là ba không có ý kiến gì phản đối việc con vào đội Hòa Bình, Oliver ạ. http://xemphim1004.blogspot.com/

Tôi bị thương trong trận đấu với đội trưởng Cornell

Tôi bị thương trong trận đấu với đội trưởng Cornell. Cũng là tại tôi. Đang lúc giao đấu hăng, tôi đã phạm phải sai lầm tai hại là gọi trung phong đội họ là “gái già Canada”. Sai lầm của tôi là quên mất bốn cầu thủ đội họ là người Canada, và cả bốn, tôi nhận ra ngay tức thì, đều là những kẻ cực kỳ yêu nước, thân hình vạm vỡ và không nặng tai chút nào. Ngoài cái đau còn cộng thêm cái nhục nữa là người ta lại phạt tôi cơ chứ. Mà không phải là phạt nhẹ: nghỉ đấu năm phút vì chơi dữ. Phải nghe những lời nhiếc móc của đám cổ động viên đội Conen khi trọng tài loan báo lệnh phát mới biết thế nào là tức. Không có mấy cổ động viên của Harvard đến tận thành phố Ithaca bang New York này, tuy vậy là trận quyết định chức vô địch hội Ivỵ Năm phút treo giò! Lúc bước vào khoang phạt, tôi thấy ông bầu đội tôi vò đầu bứt tai. Jackie Felt chạy lại chỗ tôi. Chỉ đến lúc bấy giờ tôi mới nhận ra là cả bên phải mặt tôi đầy máu. Anh ta cứ vừa lẩm bẩm kêu “Khổ chưa, khổ chưa. Onli” vừa xoa nhẹ chiếc đũa có thuốc se da lên mặt tôi. Tôi không nói gì cả, chỉ nhìn trân trân vào khoảng không trước mặt. Tôi xấu hổ không dám nhìn xuống sân băng nơi những nỗi lo ngại nặng nề nhất của tôi chẳng mấy chốc trở thành sự thật: dậm chân, reo hò. Thế là hai bên bằng điểm nhau. Đội Cornell rất có thể thắng trận này… và giật mất giải. Bực quá… thời gian bị phạt của tôi chưa được một nửa. Phía bên kia sân băng nhóm cổ động viên của đội Harvard lèo tèo có mấy người thì ỉu xìu và chẳng nói chẳng rằng gì cả. Cổ động viên của cả hai đội đã quên bẵng mất tôi rồi. Chỉ có mỗi một khán giả duy nhất là còn dán mắt nhìn về phía khoang phạt. Phải rồi, ông ta ngồi đây. “Nếu họp xong sớm ba sẽ cố đến Cornell”. Ngồi giữa đám cổ động viên của đội Harvard – nhưng không hò hét gì, cố nhiên rồi – là Oliver Barrett III. Qua sân băng, ông - già - mặt - lạnh lùng và im lặng nhìn những giọt máu cuối cùng khô đi trên gương mặt đứa con trai độc nhất của ông. Ông có thể nghĩ gì khi ấy... Chà, một cái gì đại loại như thế này: “Oliver, nếu con thích đấm đá đến thế, sao không vào một đội quyền anh... ” - Ở Exeter không có đội quyền anh, ba ạ. - Có lẽ ba không nên đến xem các trận hockey của con thì hơn. - Ba tưởng con đánh nhau để làm vui lòng ba à... - “Vui lòng” không ba không nghĩ thế. Ai mà có thể kể ra được những gì ông ta nghĩ... Oliver Barrett III là một ngọn núi Rasomo biết đi, năm thì mười họa mới thốt ra thành lời. Một bộ mặt tạc trông đá. Có thể là như mọi khị Ông - già - mặt - đá tự khen mình: hãy nhìn ta đây này, tối nay rất ít khán giả từ Harvard đến đây, thế mà ta đây, ta có mặt. Ta, Oliver Barrett III, một nhân vật cực kỳ bận rộn, phải cai quản mấy cái nhà băng, vân vân, ta đã bỏ thời giờ đến tận Cornell xem một trận hockey mèng. Thế có tuyệt không nào... (Đối với ai mới được cơ chứ...) Khán giả lại hò reo, nhưng lần này thật điên cuồng. Đội Cornell lại ghi thêm một bàn nữa. Tỷ số thế là nghiêng về phía họ. Mà tôi thì vẫn còn hai phút ở tù. Davey Johnston từ bên sân nhà vượt lên, mặt đỏ bừng bừng. Anh ta lướt qua ngay cạnh tôi mà không thèm đưa mắt nhìn tôi. Mà này, có phải mắt anh ta ngấn lệ không... Đúng, tôi biết, trận này quyết định giải về tay ai, nhưng mà dẫu vậy… ai lại khóc! Quả thật David, thủ quân đội tôi, đã có một thành tích không tưởng tượng được nổi: cả ở trường trung học lẫn khi lên đại học. Y như một nhân vật truyền thuyết. Mà năm nay là năm học cuối cùng của anh. Và đây là trận đấu gay go cuối cùng của đội chúng tôi. Kết quả là chúng tôi thua với tỷ số 3 - 6. Sau trận đấu, phim chụp điện quang xác định tôi không bị gẫy một chiếc xương nào, mà chỉ bị bác sĩ Richard Selzer khâu cho mười hai mũi trên má. Jackie Felt không chịu vắng mặt trong cuộc phẫu thuật và cứ lải nhải với người thầy thuốc trường Cornell là tôi không ăn uống đầy đủ và tất cả những chuyện này lẽ ra đã không xảy ra nếu tôi chịu dùng đủ các viên muối. Sendo để ngoài tai những lời của Jack nghiêm ngặt bảo tôi rằng xuýt nữa tôi làm hỏng “sàn hốc mắt” (thuật ngữ y học nói như vậy) và đối với tôi tốt nhất là nghỉ chơi một tuần. Tôi cảm ơn ông. Ông đi, có Fenn theo chân và miệng không ngừng nói về chế độ ăn. Tôi mừng là được một mình. http://1003xemphim.blogspot.com/

Chết rồi Jenny chắc đang chờ bên ngoài

Chết rồi Jenny chắc đang chờ bên ngoài. Dù sao tôi cũng hy vọng như vậy! Tôi nghỉ ngơi khoan khoái ở đây không biết bao nhiêu lâu rồi trong khi nàng thì đứng ở ngoài trời giữa cái rét của Cambridgẻ Tôi lập một kỷ lục về tốc độ mặc quần áo. Người tôi chưa khô hẳn khi tôi đẩy cánh cổng chính của sân tập Dilan. Gió lạnh ập vào người tôi. Trời rét buốt da buốt thịt và tối đen như mực. Thế mà vẫn còn một đám nhỏ cổ động viên lảng vảng bên ngoài. Hầu hết là những cựu cầu thủ trung thành với môn khúc côn cầu, những người về tinh thần mà nói chưa hề bao giờ thực sự cởi bỏ đôi ghệt che chân. Họ là những người như ông già Jordan Jensco trận nào cũng có mặt, dù là diễn ra trên sân nhà hay tại thành phố khác. Làm thế nào mà họ đi xem được đều đặn như vậy... Ý tôi muốn nói dù sao ông Jensco cũng là một chủ ngân hàng. Và họ đi xem như vậy vì lẽ gì... - Oliver, chú mày hôm nay bị một mẻ ra trò nhỉ... - Vâng thưa ông Jensco, chắc ông đã biết bọn kia chơi như thế nào. Tôi tìm Jenny khắp nơi. Lẽ nào nàng đã bỏ đi rồi và về Radcliffe một mình... - Jenny! Tôi rời khỏi đám cổ động viên bước đi vài bước, nhớn nhác tìm. Bỗng nàng từ sau bụi cây hiện ra, khuôn mặt trùm kín trong một tấm khăn dài, chỉ hở có đôi mắt. - Ở đây rét quá anh nhỉ. Thấy nàng, tôi thật là mừng! - Jenny! Hầu như theo bản năng, tôi hôn nhẹ lên trán nàng. - Em đã cho phép anh chưa... - Gì cơ... - Em đã cho phép anh hôn em chưa... - Anh xin lỗi, đầu óc anh để đâu mất. - Em thì không. Bây giờ hầu như chỉ còn mỗi hai chúng tôi, trời tối và rét, và cũng đã khuya rồi. Tôi lại hôn Jenny, nhưng lần này không hôn lên trán và cũng không nhẹ nhàng. Cái đó kéo dài một lúc lâu êm ái. Khi xong Jenny cứ bíu chặt lấy tay áo tôi. - Em không thích thế đâu – nàng nói. - Cái gì cơ... - Cái mà em thích. Hai chúng tôi về bộ, tôi có xe hơi, nhưng Jenny thích đi bộ và suốt dọc đường Jenny cứ nắm lấy tay áo tôi. Không phải là tay tôi mà là tay áo tôi. Đừng yêu cầu tôi giải thích vì sao. Trước cửa nơi nàng ở, tôi không hôn nàng để chia tay tạm biệt. - Jenny này, có thể anh sẽ không gọi dây nói cho em trong mấy tháng đấy. Nàng im lặng một lúc, nhiều lúc, rồi cuối cùng hỏi. - Tại sao... - Nhưng cũng có thể anh sẽ gọi cho em ngay khi về phòng. Tôi quay lưng và bắt đầu bỏ đi. - Nỡm! – Tôi nghe thấy tiếng nàng lẩm bẩm. Tôi quay ngoắt người lại và làm bàn cách xa sáu mét: - Em thấy chưa, Jenny, em chỉ biết ra đòn thôi chứ không biết nhận đòn. Giá mà nhìn thấy vẻ mặt nàng, nhưng những lý do chiến lược không cho phép tôi quay lại. *** Khi tôi về tới phòng mình, Ray Stratton, anh bạn ở cùng phòng với tôi, đang chơi bài với hai người bạn trong đội bóng. - Xin chào bầy thú. Họ đáp lại bằng những tiếng gầm gừ thích ứng. - Tối nay làm ăn ra sao, Oliẻ – Ray hỏi. - Một quả chuyền quyết định và một bàn thắng – Tôi đáp. - Với Cavilleri... - Điều đó không liên quan gì đến cậu – Tôi sẵng giọng. - Ai thế... – Một trong hai người kia hỏi. - Jenny Cavilleri – Ray trả lời – một cô gái giỏi nhạc. - À, tớ có biết cô ấy – người bạn thứ hai nói. Cô ta khó gần đấy. “Không thèm để tâm đến những lời thô bỉ của bọn bậy bạ này, tôi chăm chú gỡ dây điện thoại để đem máy vào gian buồng riêng của tôi. - Cô ta chơi piano tại câu lạc bộ Bach – Straton nói. - Còn với Barrett thì cô ta chơi gi... http://xemphim1002.blogspot.com/

Đội Dartmouth đã lại đẩy trái cầu về phía cầu môn đội chúng tôi

Đội Dartmouth đã lại đẩy trái cầu về phía cầu môn đội chúng tôi, và thủ môn của chúng tôi đã gạt được một cú bắn của họ. Kenoue chuyền cho Johnston rồi Johnston lại chuyền cho tôi (trong đó tôi đã đứng dậy). Tiếng khán giả reo hò ào ào nổi lên. Lần này thì nhất quyết phải làm bàn, tôi đón lấy trái cầu, lao hết tốc lực vượt qua vạch xanh của Dartmouth. Hai hậu vệ đối phương xông thẳng về phía tôi. - Nhanh lên, Oliver, nhanh lên! Quật ngã chúng đi! Tôi nghe thấy tiếng lanh lảnh của Jenny vượt lên trên tất cả tiếng hét khác. Nó sao mà dữ dội một cách ngọt ngào. Tôi né tránh một trong hai gã hậu vệ và đâm vào gã kia mạnh đến nỗi hắn đứt hơi xong rồi tôi không nên bắn quả cầu đi trong lúc đang ở tư thế không thăng bàng mà chuyền sang cho David Johnston vừa tiến tới bên phải tôi. David đưa thẳng quả cầu vào lưới đối phương. Harvard ghi bàn thắng! Tức thì tôi, David Johnston và các đồng đội khác, chúng tôi ôm hôn nhau. Bọn chúng tôi ghì lấy nhau, hôn nhau, vỗ vào lưng nhau, nhảy cẫng lên. Khán giả reo hò. Gã cầu thủ đội Dartmouth mà tôi vừ a mới húc xong hãy còn nằm mơ màng. Các cổ động viên quẳng các tờ chương trình xuống sân. Lần này Dartmouth thực sự bị gãy lưng. (Tất nhiên đó là một cách nói ẩn dụ: gã hậu vệ kia đã đứng dậy sau khi đã lấy lại hơi). Chúng tôi cho đội Dartmouth phơi áo 1 - 0. *** Nếu tôi là một kẻ đa cảm và nếu tôi gắn bó với Harvard đến mức muốn treo một bức ảnh của trường này trong phòng thì ảnh ấy không phải là ảnh Hội trường Wintherop hay nhà thờ Memphia mà là sân tập Dilan. Nếu tôi có một ngôi nhà tâm linh tại Harvard thì chính là đó. Dù cho tôi có bị tước mất bằng tốt nghiệp vì nói như vậy, tôi vận cứ nói rằng thư viện Oaidono đối với tôi hoàn toàn không quan trọng bằng sân tập Dilan. Trong suốt cả quãng đời của tôi tại trường đại học, chiều nào tôi cũng đặt chân tới đây, chào lũ bạn bè bằng mấy câu tục tĩu thân ái, rũ bỏ mấy đồ trang sức bề ngoài của nền văn minh và biến thành nhà thể thao. Thật là khoan khoái biết bao khi cài đôi ghệt bảo vệ chân, khoác chiếc áo cầu thủ thân thương số 7, xỏ đôi giày trượt và ra sân. Trở về Dilan sau các trận đấu lại càng sung sướng hơn. Cởi bỏ bộ quần áo cầu thủ đẫm mồ hôi, cứ để người trần như nhộng khoan thai ra mượn tấm khăn mặt. - Hôm nay chơi tốt chứ Olie... - Không đến nỗi nào, Risi ạ. Không đến nỗi tồi Jimmy ạ. Rồi thì, dưới vòi hoa sen, nghe bình luận ai đã giáng những đòn gì cho ai và bao nhiêu lần tối thứ bảy trước. “Bọn mình đã làm cho tụi Mao Aida một mẻ, cậu hiểu không... …”. Ngoài ra, tôi có đặc quyền được dành riêng một nơi để suy tưởng một mình. Có cái may là bị đau ở đầu gối (may chứ, các bạn đã xem thẻ quân dịch của tôi chưa...) cho nên mỗi lần giao đấu xong là tôi phải chữa đầu gối bằng biện pháp xoa bóp bằng nước một chút. Ngồi xuống, và trong lúc nhìn dòng nước bơm từ vòi ra xoay tròn xung quanh đầu gối, tôi cố thể nhẩm tính các chỗ thâm tím và rách xước trên người. (Nhìn những vết thương ấy mà trong lòng cảm thấy thích thú), rồi nghĩ lan man đến mọi chuyện hoặc chẳng cái gì cả. Tối nay, tôi có thể nghĩ về một quả làm bàn, một quả chuyền khôn khéo và về việc tôi hầu như đã giật giải vô địch Hội Ivy ba năm liền. - Ngâm chân chữa bệnh đấy à... Đó là Jacky Fenn, huấn luyện viên đội chúng tôi và là người tự trao cho mình nhiệm vụ trông nom phần hồn cho chúng tôi. - Chứ anh tưởng tôi vầy nước làm gì, anh Fenn... Jacky Fenn đằng hắng, trên miệng một nụ cười ngốc nghếch: - Cậu có biết chân cậu làm sao không Oliẻ Cậu có biết không... Tôi đã nhờ đến tất cả các bác sĩ chỉnh hình ở miền Đông rồi, nhưng Fenn còn giỏi hơn tất cả. - Cậu không ăn uống cho tử tế. Tôi không hào hứng nghe… - Cậu ăn không đủ muối. Nếu tôi không bảo lại, có lẽ ông ấy sẽ bỏ đi chăng. - Đồng ý, anh Jack ạ. Tôi sẽ ăn thêm muối. Ông ta khoái lắm. Ông ta bỏ đi với vẻ mặt của một người đã hoàn thành nhiệm vụ. Dù sao tôi lại được một mình. Tôi đưa cả người đang đau ê ẩm một cách dễ chịu vào dòng nước xoáy nhắm mắt lại và cứ nằm thế, dìm người đến tận cổ trong làn nước. A a a a. http://xemphim1001.blogspot.com/

Bây giờ hẳn Jenny đã đọc tiểu sử tóm tắt của tôi trong chương trình thi đấu rồi

Bây giờ hẳn Jenny đã đọc tiểu sử tóm tắt của tôi trong chương trình thi đấu rồi. Tôi đã ba lần nhắc Victor Claman, người phụ trách việc tổ chức thi đấu của đội tôi, là thế nào cũng phải có một vé. - Khốn khổ, Barrett, đây là lần đầu cậu mời bạn gái sao... - Cậu im đi không, Vic. Mình lại cho cậu vẹo quai hàm bây giờ Trên sân băng, trong lúc chúng tôi khởi động, tôi không ra hiệu với nàng (làm như thế thì ngớ ngẩn quá), thậm chí tôi cũng không ngước mắt về phía nàng nữa. Dẫu vậy, hẳn nàng, nghĩ là tôi nhìn nàng. Dù sao, chắc không phải vì tôn trọng lá Quốc kỳ mà nàng bỏ kính khi cử quốc thiều. Vào giữa hiệp hai, đội chúng tôi đang bằng điểm 0 - 0 với đội Dartmouth. Nói cho đúng hơn là David Johnston và tôi đang sắp sửa chọc thủng lưới đối phương. Họ nhận ra điều ấy và bắt đầu chơi rắn hơn. Họ rất có thể làm chúng tôi phải bươu đầu mẻ trán rồi mới đánh quỵ được họ. Các cổ động viên đã reo hò đòi cắt tiết. Trong môn khúc côn cầu trên băng, điều đó thực sự có nghĩa là có “tiết” hoặc nếu không thì là một bàn. Tiếng tăm đòi hỏi, tôi không bao giờ khước từ họ, cả thứ nọ lẫn thứ kia. On Reding, trung phong đội Dartmouth, lao lên vượt qua vạch xanh bên chúng tôi, thế là tôi xông vào hắn, cướp lấy quả cầu và lướt về phía khung thành đội hắn. Khán giả gào lên. Tôi nhìn thấy David Johnston ở bên trái tôi, nhưng tôi nghĩ có thể làm bàn một mình vì tôi biết thủ thành đối phương là một tay hơi nhát gan mà tôi đã áp đảo ngay từ hồi còn ở lớp Dự bị. Tôi chưa kịp bắn quả cầu thì hai hậu vệ đội Dartmouth đã nhảy bổ vào tôi làm tôi phải đi vòng cầu môn đối phương để vẫn giữ được cầu. Ba người chứ thế khua gậy phang xuống sân, và phang vào người nhau. Những khi tranh cầu hỗn độn thế này, chính sách của tôi bao giờ cũng là ra sức nện càng mạnh càng tốt vào bất cứ cái gì mang màu áo đối phương. Quả cầu nằm ở đâu đó dưới các giày trượt của chúng tôi nhưng hiện tại chúng tôi chủ yếu đang bận vào việc nện vỡ mặt nhau. Trọng tài thổi còi. - Anh kia… hai phút ngồi tù. Tôi ngẩng đầu. Trọng tài chỉ tôi. Tôi à... Tôi phạm lỗi gì mà bị phạt. - Tôi phạm lỗi gì... Trọng tài không muốn tranh luận với tôi. Ông ta vừ hươ tay ra hiệu vừa hét to bảo các trọng tài phụ: “Số 7 hai phút”. Tôi phản đối đôi chút, nhưng vẫn phải tuân lện. Khàn giả bao giờ cũng chờ đợi những lời phản đối, dù cho lỗi to bằng cái đình. Trọng tài ra hiệu bảo tôi ra khỏi sân. Tức tối, tôi trượt về phía nhà tù. Trong khi bước vào khoang ngồi chịu phạt, nện chiếc giày trượt của tôi lên các bậc gỗ, tôi nghe loa phóng thanh loan báo: “Barrett, đội Harvard, phạt hai phút nghỉ đấu”. Khán giả la ó. Nhiều cổ động viên của Harvard tỏ ý hoài nghi sự tinh tường và chính trực của các trọng tài. Tôi ngồi xuống và thở lấy hơi, không thèm ngẩng đầu lên ngay, đủ để nhìn xuống sân nơi đội Dartmouth bây giờ đã mạnh hơn về số lượng. - Anh làm gì đấy trong khi tất cả các bạn anh đang giao đấu... Đó là tiếng Jennỵ Tôi giả vờ không nghe thấy và để hết tâm trí vào việc cổ vũ các đồng đội. - Tiến lên, Harvard, giành lại cầu! - Anh phạm lỗi gì... Tôi quay lại để trả lời nàng. Dù sao tôi là người đã mời nàng đến xem. Tôi đã nện quá tay. Rồi tôi lại dõi mắt nhìn theo các đồng đội đang cố ghìm chân On Retding không để cho hắn làm bàn. - Lỗi có nặng lắm không... - Thôi Jenny, tôi xin cộ Tôi đang còn bận tính đây này. - Tính cái gì... - Tính xem sẽ nghiền nát thằng cha On Retding kia bằng cách nào. Tôi nhìn xuống sân băng để xem lại sự hỗ trợ tinh thần cho đồng đội. - Anh có phải là một cầu thủ chơi dữ không... Tôi đang dán mắt vào cầu môn bên tôi, lúc nhúc cầu thủ đối phương. Tôi chỉ nôn nóng có một điều: Trở lại sân. Jenny cứ hỏi mãi: - Thế anh có định thử nghiền nát tôi không... Không quay đầu lại tôi đáp: - Ngay bây giờ nếu cô không im đi. - Tôi về đây, xin chào. Khi tôi quay lại thì nàng đã đi mất. Tôi vừa mới đứng dậy đưa mắt tìm nàng thì loa báo hai phút phạt của tôi đã hết. Tôi nhảy qua hàng rào vào sân. Khán giả vỗ tay hoan nghênh tôi trở lại sân. Barrett có mặt, mọi chuyện sẽ ổn đối với đội Harvard. Dù có nấp trốn ở chỗ nào, Jenny cũng không thể không nghe thấy những tiếng reo hò nhiệt tình mà riêng sự có mặt của tôi gây ra. Thế thì nàng ở đâu phỏng có gì quan trọng. Nhưng nàng đang ở đâu... On Rading bắn một quả hốc hiểm mà thủ môn đội chúng tôi gạt sang cho Jen Kennouê lại chuyển về phía tôi. Vừa trượt về phía quả cầu tôi tự nhủ mình có một phần giây đồng hồ để ngẩng đầu lên chỗ các hàng ghế tìm Jennỵ Đó là điều mà tôi làm. Tôi nhìn thấy nàng. Nàng đang ở kia kìa. Còn tôi thì ngã bệt xuống sân băng. Hai cầu thủ đối phương đã đến chân tôi và tôi bị ngã bệt xuống sân. Không ai hiểu nỗi tủi nhục đến nhường nào, Barrett đo sân! Vừa trượt đi, tôi vừa nghe thấy các cổ động viên trung thành của Harvard phàn nàn cho tôi và đám cổ động viên khát máu của Dartmouth đồng thanh hô: “Thịt nó đi! Thịt nó đi! ” Jenny sẽ nghĩ thế nào đây... http://flimhay.blogspot.com/

Hai chúng tôi đến cửa hàng Mitgie cách đó vài bước

Hai chúng tôi đến cửa hàng Mitgie cách đó vài bước. Tôi gọi hai tách cà phê và một chiếc bánh kem chocolate (cho nàng). - Tôi tên là Jennifer Cavilleri, gốc Ý. Tôi cũng đoán vậy. - Tôi ở khoa nhạc – nàng nói tiếp. - Còn tôi là Oliver - Tên riêng hay họ... – Nàng hỏi. - Tên riêng – Rồi tôi thú nhận tên gần đầy đủ của tôi (nghĩa là gần như đầy đủ) là Oliver Barrett. - Thế à... – Nàng thốt lên – Viết như nữ thi sĩ Barrett ấy à... - Đúng – Tôi đáp – Nhưng không có họ hàng gì. Trong giây phút im lặng tiếp theo tôi thầm cảm ơn thánh thần là nàng đã không đặt câu hỏi khó chịu quen thuộc: “Viết như hội trường Barrett ấy à... ”. Bởi vì làm con cháu của kẻ đã cho xây hội trường Barrett là một nỗi nhục nhằn đeo đẳng của đời tôi. Đó là tòa nhà to lớn nhất và gớm ghiếc nhất ở trường Harvard, một kiến trúc khổng lồ dựng lên để suy tôn tiền bạc, tính hợm hĩnh và sự tôn sùng quá đáng trường Harvard của dòng họ nhà tôi. Nàng vẫn im lặng. Lẽ nào chúng tôi đã không còn gì để nói với nhau... Hay tôi đã làm nàng chưng hửng khi bảo rằng tôi không phải là một người bà con của nữ thi sĩ Barrett... Nàng vẫn ngồi đấy, hơi mỉm cười với tôi một chút, nhưng chỉ có thế thôi. Để khỏi ngồi ngây ra như phỗng, tôi giơ mấy quyển vở ghi bài của nàng. Nét chữ của nàng thật kỳ cục, những chữ nhỏ và nhọn, hoàn toàn không có chữ hoa. Và nàng đang theo một số lớp khá chúa: văn học so sánh 103, nhạc lý 150, nhạc lý 201… - Nhạc lý 201... Có phải là lớp cuối khóa không... Nàng gật đầu, không dấu được vẻ hãnh diện: - Giáo trình âm nhạc đa âm của thời kỳ Phục hưng. - Đa âm là cái gì... - Không dính dáng gì đến xác thịt đâu, anh Dự bị ạ. Mãi thế này, thực không thể chịu đựng được! Nàng không đọc từ Crimdon sao... Nàng không biết tôi là ai sao... - Cô bạn ơi, cô bạn không biết tôi là ai à... - Biết chứ – nàng trả lời với vẻ khinh miệt – Anh là kẻ có cái hội trường Barrett chứ gì... Đúng nàng không biết tôi là ai rồi. - Hội trường Barrett không phải là của tôi – tôi chống chế. Chẳng qua là bố của ông nội tôi đã tặng nó cho trường Harvard. - Để cho cháu nội của con trai cụ cầm chắc một chỗ ở đấy phải không... Thật quá lắm. - Jenny này, nếu cô tin chắc tôi là một thằng mẻng như thế rồi, việc quái gì tôi phải đóng kịch để tôi mời cô đi cà phê... Nàng nhìn thẳng vào mặt tôi, nhoẻn cười. *** Nghệ thuật giành thắng lợi, đó còn là phải biết chịu thua một cách thoải mái. Không nghịch lý đâu. Và cái giỏi riêng của trường Harvard là nó có thể biến bất kỳ thất bại nào thành chiến thắng. “Không may hả Barrett... Kể ra các cậu đã chơi một trận cũng ra trò đấy chứ... ” “Mình rất mừng là các cậu đã thắng. Mình muốn nói là các cậu đang quá cần một trận thắng”. Tất nhiên, thắng lợi tuyệt đối thì tốt hơn. Tôi muốn nói nếu có thể, làm bàn vào phút cuối cùng tôi vẫn chưa hết hy vọng cuối cùng sẽ chinh phục được cô gái học gạo này của trường Radcliffe. - Cô em học gạo này, tối thứ sáu này là trận đấu khúc côn cầu trên băng với đội Dacmao đấy. - Thì sao... - Tôi muốn cô em đến xem. http://phimhaynhat24hb.blogspot.com/