Wednesday, May 22, 2013

PHIM TIẾU NGẠO GIANG HỒ




Tiếu Ngạo Giang Hồ
Phim Tiếu Ngạo Giang Hồ

  phim Tiếu Ngạo Giang Hồ
Đạo diễn: Diễn viên: Lý Á Bằng, Hồ Tịnh Quốc gia: Trung Quốc Thể loại: Phim kiếm hiệp Thời lượng: 40 tập Năm: 2001





  phim Tiếu Ngạo Giang Hồ
Từ từ, mày làm như...?
- Quà tao đâu! - Thằng Tuấn ngồi một mình ở phòng, không biết nó cô đơn quá hoá rồ không nữa.
- Đây quà mày này! - Tôi móc cái khăn của khu du lịch khoa ra đưa cho nó, còn nguyên cái logo khu du lịch to tướng.
- Con khỉ...!
- Rồi, bớt nóng, chờ tao tắm cái đã!

  phim Tiếu Ngạo Giang Hồ
Mặc kệ thằng bạn mặt nhăn hơn quả táo thuốc Bắc, tôi ào vào phòng tắm, xối nước ầm ĩ, hát hò ỏm tỏi.

- Mày im miệng dùm tao được không!
- Đang vui...! - Tôi lại vu vơ hát tiếp.
- Có gì mà vui vậy, cua được em nào à?

Thực chất, tôi cũng chả hiểu tôi vui bởi cái gì nữa, nên chẳng trả lời thằng bạn, cứ thế mà lẩm nhẩm lại mấy câu trong bài Riêng một góc trời vừa nghe.

- Mấy thằng kia đâu? - Tôi nhấp ngụm nước ngọt, thắc mắc hỏi thằng Tuấn.
- Đi hết rồi, đứa lên bác chơi, đứa đi đâu tao cũng không rõ.
- Ờ,thế mày không đi chơi à? - Tôi đẩy cái dĩa trái cây sang trước mặt nó, coi như làm quà đi chơi về.
- Chơi bời con khỉ, sắp thi rồi mày!

Nghe đến chữ gần thi tôi mới sực nhớ ra, không khác gì sét đánh ngang tai giữa buổi trưa.

- Chết mồ, giờ cũng tháng mười hai rồi!
- Ừ, nửa tháng nửa thi, học hành gì chưa?
- Chưa! - Tôi thở dài ngao ngán.

  phim Tiếu Ngạo Giang Hồ
Vị chi, tôi phải thi sáu môn và có tổng thời gian là mười lăm ngày để ôn thi. Mỗi môn sẽ ngốn của tôi thời gian hai ngày rưỡi, nghe có vẻ khó khăn khi trên lớp, tôi hay ngủ gục đến nỗi không biết kiến thức mình hổng ở đâu nữa.

- Mặt mày sao nghệt ra thế?
- Đang tính...!
- Mày tính cái gì? - Thằng Tuấn nhăn mặt khó hiểu.
- Tính xác suất tao đậu tất cả! - Tôi nhe răng cười khà khà.

Thằng Tuấn đành lắc đầu, bó tay trước cái vẻ tự tin giả tạo của tôi. Nó nào biết, tôi cũng đang lo sốt vó cả lên chứ đâu.

Về đến phòng, tôi leo lên giường, ngủ mộ tgiấc. Dù sao việc bồi dưỡng sức khoẻ là điều đầu tiên cần phải làm lúc này.

Tiếp theo, tôi nhắn tin cho Thương xin sự viện trợ.

- Này, Thương ghi hết trong này, có gì không hiểu cứ hỏi nhé!

Thương chìa ra sáu cuốn vở, tôi lật sơ qua, có vẻ đúng như lời quảng cáo của cô bạn, không thiếu sót một bài nào. Đúng là con gái có khác, chả bù cho tụi con trai chúng tôi. Tôi sáu môn thì ghi chép vào ba cuốn vở, thiếu đầu thiếu cuối, còn vẽ nhăng cuội cả lên, đến nỗi, học gần hết một học kì, mà có khi cuốn vở còn mới tinh nữa là.

  phim Tiếu Ngạo Giang Hồ
- Có gì mà suy tư vậy?
- À, không, có gì Tín sẽ hỏi!

Tôi nói rồi vẫy tay chào Thương, phóng thẳng ra cửa hàng photo ở hội quán kí túc. Hùng dũng, hiên ngang, đặt chồng vở lên mặt bàn.

- Photo hết dùm con cô ơi.

Bà chủ quán mở chồng vở ra, rồi quay lại nhìn tôi, với cái vẻ mặt khó chịu. Chắc là không ưa mấy thằng học hành cẩu thả, để giờ gần thi rồi mới vắt chân lên cổ mà chạy đua.

  phim Tiếu Ngạo Giang Hồ
Tôi hoàn trả tất cả cho Thương, cầm đống photo về và bước vào chương trình chuẩn bị thi cử. Phòng tôi cũng chẳng thằng nào khác tôi là mấy, cứ lầm rầm như đọc kinh. Thằng Việt thì treo cái tờ giấy:“Quyết tâm học thi” lên bức tường ở khoảng giường nó. Đúng là tinh thần võ đạo có khác, làm cái gì cũng ngút trời chí khí.

Phòng chúng tôi chẳng thằng nào bảo thằng nào, cứ thế cắm cúi học. Bình thường thì cứ thong thả, thong dong mãi đến tối mới chịu ngồi vào bàn chong đèn, thì nay, cứ xong giờ cơm tối là nháo nhào ngồi nghiêm túc, viết lách, chau mày, bóp trán. Đến hai ba giờ sáng thì thằng đầu tiên mới chịu lăn ra ngủ.

  phim Tiếu Ngạo Giang Hồ
- Này, sao mặt thâm quầng vậy? - Thương nhìn tôi sau một tuần tu luyện.
- Luyện công quá độ, tẩu hoả nhập ma!
- Luyện công...!
- Chứ còn gì nữa, sắp thi rồi!
- Ồ! - Thương gật gù ra vẻ thông cảm.

Bình thường, Phong và Thương học rất chăm chỉ nên đến sát kì thi, hai người bạn tôi rất vững tâm. Họ tỏ ra thoải mái, chẳng lo sợ điều gì cả. Còn tôi với Bông Xù thì cứ rối hết cả lên, đúng là anh em có nạn cùng chia.

- Giờ Phong kèm Vi, còn Tín chịu khó hỏi Thương nhé!
- À, ừm...!
- Sắp thi rồi, có gì hỏi thôi, đừng ngại!

Thằng Phong có vẻ hiểu rõ cái lòng tự trọng của một thằng con trai là như thế nào, nên động viên tôi. Tôi ầm ừ cho qua chuyện.

- Này,Tín có hiểu hết không vậy?
- Không!
- Sao không hỏi Thương?
- Thì cái gì cũng không hiểu, hỏi không kịp nữa! - Tôi tỏ vẻ bình thản, nhún vai.

  phim Tiếu Ngạo Giang Hồ
Thương lắc đầu liên tục, trên quãng đường đi về kí túc, cô nàng nhất quyết bảo tôi cái gì không hiểu thì phải hỏi, vì thi cử là quan trọng. Nhưng tôi thuỷ chung cứ lắc đầu cho qua, cứ làm cái mặt

“Thi cử thôi, có gì quan trọng!”.

Khiến Thương phải chịu thua.

Đó là trước mặt tỏ vẻ, chứ lúc trong phòng, tôi hoàn toàn tập trung hết công suất, suốt ngày ngồi bên máy tính mày mò những điều chưa hiểu. Cũng chẳng biết có phải vì lòng tự trọng như thằng Phong dự tính, hay là do tôi không muốn mất mặt với cô bạn phòng đối diện hay không, tôi tuyệt nhiên chẳng bao giờ đi cầu đạo bao giờ. Một mình tôi giữa đống tài liệu, giữa những con số thống kê , đầu óc hoa lên, nhưng ý chí lì lợm khiến tôi vẫn sống sót.

Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.

  phim Tiếu Ngạo Giang Hồ
Tôi thi môn cuối cùng thì lúc đó cũng là gần giữa tháng một. Môn này đối với tôi hơi khó, vì tôi chưa kịp tìm hiểu cho kĩ.Đề bốn câu, làm đúng hai câu thì tôi qua môn, nhưng đến câu thứ hai thì tôi tắc tị, không viết thêm được gì nữa.

“Ba câu còn lại cứ lạ hoắc, chẳng biết Thầy có ra đề vượt kiến thức không nữa?” - Tôi cắn bút làu bàu, bắt đầu cố ghi tất cả những cái gì gọi là manh mối ra nháp, hi vọng trong cơn quẫn trí, sẽ có chút gì đó quen thuộc hiện lên.

  phim Tiếu Ngạo Giang Hồ
Nhưng có lẽ đến khi tôi cắn nát cả đầu bút, trên tờ giấy thi của tôi cũng chỉ vọn vẹn được một câu.

Thương ngồi ngang với tôi, hai đứa đều ngồi đầu bàn nên cô nàng nhìn vào bài thi của tôi là đủ hiểu chuyện gì đang xảy ra với cái thằng “đã dốt không chịu hỏi?”.

- Này,bí câu nào vậy? - Thương nhỏ giọng, mắt không rời bài thi.
- Bí tất! - Tôi vươn người ra dựa vào bàn thở dài.

Thương nheo mắt nhìn tôi, rồi lại cắm cúi làm bài. Thời gian chín mươi phút trôi qua nhanh chóng, trong khi tờ giấy thi thì chưa thêm được chữ nào, còn tờ giấy nháp thì chi chít biết bao nhiêu là chữ, lần những cái gạch ngang thể hiện cho sự bất lực.

- Này...!
- Gì?

Tôi nhìn xuống đầu bàn của cô bạn, tờ giấy nháp với những dòng chữ nắn nót. Đó là câu trả lời cho bài tập số hai, nếu tôi không nhầm. Thương đang tỏ lòng hào hiệp cứu vớt tôi. Chỉ cần ngoan ngoãn chép hết những dòng chữ này vào, tôi sẽ chẳng phải rớt môn.

Giữa rớt một môn học, với bản tính tự trọng của một thằng con trai, đúng là đáng để cân nhắc. Nếu bây giờ mà chép thì tôi cũng chẳng phải sợ điều tiếng, bởi trong thi cử, cái chuyện bạn giúp bạn cũng đâu phải là chuyện gì mới mẻ.

Tôi cầm bút lên, chuẩn bị đưa mắt nhìn sang tờ giấy nháp của Thương. Rồi bất chợt tôi bỏ bút xuống, khoanh tay trước ngực. Thương nhìn sang tôi, nhìn sang giám thị rồi quay sang:

  phim Tiếu Ngạo Giang Hồ
- Sao thế?
- Không sao cả?
- Sao không...?
- Không, khỏi đi, học lại cho chắc! - Tôi cười hề hề.

Mặt Thương nhăn nhó khó chịu khi lòng tốt bị tôi từ chối, cô bạn giữ nguyên khuôn mặt ấy cho đến khi hai đứa tôi ra khỏi phòng thi.

- Sao không chép đi?
- Làm gì! - Tôi thản nhiên hỏi ngược lại.
- Thì đậu chứ sao!
- Nhưng mà đậu rồi thì sao, có phải Tín làm đâu.

Tôi nói cứng trước mặt Thương, nhưng thực chất đúng lúc tôi bỏ bút xuống, thì có lẽ lòng tự tôn của một thằng con trai là điều duy nhất tôi nghĩ. Nhưng dù cho là lý do gì, thì tôi cũng đã nghĩ mình làm đúng. Trước giờ, ngoại trừ môn Văn, có lẽ chưa môn nào tôi dùng đến sự trợ giúp của bạn bè, hoặc tài liệu cả. Coi như lì hoặc ngu cũng được, nhưng điều đó làm tôi thoải mái.

Tôi vươn vai, hít một hơi dài:

- Thi xong rồi, thoải mái quá!

Thương lắc đầu, đi đằng sau, Bông Xù với Phong cũng lại nhập bọn. Bốn đứa kéo xuống căn - tin trường như một thói quen khi thi xong bất kì một môn gì. Dọc đường đi, chỉ có Phong và Thương là tích cực trao đổi về bài thi, còn tôi và Bông Xù thì tuyệt nhiên chẳng đả động gì cả, đúng rồi, ai mà muốn khơi dậy nỗi đau cơ chứ.

- Tín, đậu bao nhiêu môn vậy? - Thương đột nhiên quay sang hỏi tôi.
- Ờ, thì hên xui, hên thì năm môn, xui thì rớt hết! - Tôi thản nhiên nhún vai.
- Ờ!

Thương tỏ vẻ không hài lòng trước thái độ bình chân như vại, coi thường học hành của tôi. Dù sao, đó cũng chỉ là vẻ bên ngoài thôi, tôi cũng đã dành hết sức ôn thi nên năm môn trước, tôi tự tin dư sức vượt qua, thậm chí điểm số có thể nằm ở mức khá hẳn hoi.

Dù sao, cái cảm giác áp lực thi cử cũng hoàn toàn tiêu tan, tôi cảm thấy cái gông trên cổ biến đâu mất.

- Bao giờ về vậy Tín?
- Không biết nữa, có khi mấy ngày nữa!
- Về sớm vậy à? - Thằng Phong ngậm cái ống hút, ngước lên.
- Ờ, dù sao cũng nhớ nhà rồi!

Đúng thật là không khí Tết đang ùa về rạo rực khắp mọi con đường. Cái không khí mà người người tất bật, nhà nhà tất bật chuẩn bị khiến cho tôi có cảm giác nhớ nhà một cách khủng khiếp. Nếu không phải ghé qua nhà thăm Bác trước khi về thì có lẽ tối nay tôi đã yên vị trên xe về quê rồi.

- Vậy trước khi về anh lì xì cho em nhé? - Bông Xù nở nụ cười tươi, làm công cụ dẫn dụông anh nó.
- Không, lớn rồi, lì xì gì nữa! - Tôi cốc lên trán cô em gái.
- Này, cậu kia, sao lại đánh con gái thế...!

Cả bốn chúng tôi ngước lên, nhìn cái người vừa mới phát ngôn.

Tôi trợn tròn mắt, lắp bắp không thành tiếng, người vừa xuất hiện quá đột ngột sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng.

- Ơ...!
- Ơ cái gì, cậu bao nhiêu tuổi rồi còn đi đánh con gái thế! - Người vừa ra tay nghĩa hiệp thẳng thừng quát lại tôi.
- ...!
- Xem ra tính tình chẳng thay đổi là bao!

Cả ba đứa bạn của tôi đều há hốc mồm nhìn nhau, chắc là lần đầu tiên thấy tôi có vẻ thất thế như thế, đồng thời đưa mắt nhìn tôi muốn dò hỏi xem đó là thần thánh phương nào.

- Không mời ngồi à?
- Vâng, nào dám ạ, mời hai chị ngồi! - Tôi xuôi xị đứng dậy kéo hai cái ghế tới.

Miệng Thương và Phong lẫn Bông Xù lần này há hốc ra.

- Mấy đứa là bạn của Tín à?
- Dạ! - Ba đứa bạn thấy tôi như vậy, cũng ngoan ngoãn theo, không dám manh động.
- Giới thiệu cho chị coi!

Tôi ngoan ngoãn giới thiệu từng người bạn một. Đến đoạn giới thiệu người vừa tới, thì tất cả đều im lặng lạ thường.

- Đây là chị Xuyến, chị...à...ờ...!
- Con trai mà ấp úng, thua cả con gái, chị là Xuyến! - Bà chị Nữ tặc nở nụ cười duyên dáng, chào ba người bạn tô

Chị đi cạnh bà chị Nữ tặc thì khều bà chị rồi nói nhỏ vào tai, chắc là có liên quan đến tôi nên thấy bà chị Xuyến lừ mắt sang nhìn tôi, mặt sáng quắc.
TIEU NGAO GIANG HO
- Là cậu em học chung trường cấp ba mình đó, sau mình một khoá!
- Có phải là cậu nhóc mà đánh nhau với thằng...! - Nói đến đó, bà chị bên cạnh vội đưa tay bịt miệng.

“Cậu nhóc ư?” - Tôi lầm rầm trong lòng, không dám thốt ra thành tiếng.

Có lẽ ba đứa bạn của tôi không hề đề phòng với bà chị Nữ tặc nên tỏ ra rất thích thú. Cũng phải thôi, chị Xuyến luôn là nhưthế, luôn tạo ra cảm giác cực kì gần gũi, thân thiết dù mới lần đầu tiên gặp mặt, một con người có sức hút với đám đông. Nhưng chỉ có tôi mới hiểu rõ sự“tàn ác” đằng sau khuôn mặt thánh thiện ấy.

- Rồi sao hả chị?
- À,bạn em ấy hả, chuyên gia ngồi sổ đầu bài! - Bà chị lại liếc tôi một cái nữa, có lẽ là do lâu quá chưa có cơ hội nên hôm nay dồn hết vào một lượt thì phải.
- Cái này em nghe rồi! - Bông Xù háo hức, muốn nghe chuyện mới hơn.

Tôi kịp xen ngang, trước khi cái chuyện tôichui rào vào trường bị lộ ra.

- Sao chị xuống đây!
- À, xuống thăm bạn, lâu rồi chị cũng không thấy mặt nó rồi, không ngờ được gặp ở đây nhỉ?

Cái nháy mắt đầy ý nhị, lẫn vào đó là giọng điệu hơi có vẻ giận khiến tôi chột dạ, ngồi im ngậm ống hút. Bà chị cũng chẳng thèm truy đuổi tôi nữa.

Sau khi hỏi han vài chuyện với mấy đứa bạn, chị Xuyến với bà bạn đứng dậy chào tôi ra về.

- Này, ra chị nói cái này!

  phim Tiếu Ngạo Giang Hồ
Tôi ngoan ngoãn đi theo, ra cái ghế đá cạnh đó, ngồi cạnh bà Nữ tặc. Bà chị kia ý tứ nên đứng ra xa chờ.

- Làm gì mà đổi số điện thoại không báo?
- Ơ, em quên mất!
- Lúcnào cũng đãng trí nhỉ, tuổi chưa bao nhiêu mà đã...! - Chị Xuyến thở dài, dường như xả hết nỗi bức xúc bấy lâu nay thì phải.
- Tại lúc đó em mất máy nên không có số chị.!
- Khỏi giải thích, còn không biết đường cho chị lại số nữa!

Tôi chậm rãi đọc từng chữ số, bà chị Nữ tặc nhá qua, rồi lắc lắc cái điện thoại cười tươi rạng rỡ:

- Vậy nhé, có số rồi đấy, đừng có làm mất nữa không thì liệu hồn!
- Dạ...! - Tôi lí nhí lưu số điện thoại bằng cái tên C. Nữ Tặc.
- Cho cơ hội chuộc tội, Tết lên nhà chị chơi!
- Vâng! - Tôi thở phào nhẹ nhõm.

  phim Tiếu Ngạo Giang Hồ
Bà chị vỗ vai tôi chạy ra chỗ chị kia đang đứng đợi. Không quên bỏ lại một câu:

- Ăn uống nhiều chút nhé, trông gầy hơn rồi đấy!

Tôi toe toét đưa tay lên vẫy chào. Chào sự bất ngờ trùng hợp.

- Này, chị đó là ai vậy? - Thằng Phong sốt sắng.
- Chị ấy vui tính thiệt! - Thương nhấc gọng kính nhận xét.
- Dễ thương nữa! - Bông Xù hí hứng.

Tôi nhấp ngụm nước, kể lại chuyện xưa cho mấy người bạn nghe. Chuyện về một thằng học sinh đi học muộn chui rào vào trường, bị bà chị Cờ đỏ bắt gặp.

- “Con trai gì mà yếu ớt vậy?”.

Tôi mỉm cười khi nhớ lại cái cảnh tôi vác cái chân đau leo lên từng bậc cầu thang, bà chị Nữ Tặc đi trước, luôn miệng quát tháo. Nhớ đến cả cái việc tôi và thằng Huy phải dùng tay chân giải quyết, cũng vì nó nghĩ tôi đang tán tỉnh cô chị hơn tuổi.

Thời gian trôi qua nhanh thật, cũng đã là ba năm rồi. Và ba năm qua, vẫn có người không hề thay đổi. Vẫn còn cái tính khí vui vẻ đến tự nhiên lạ thường, sự cuốn hút, lôi cuốn người khác, và đặc biệt hơn, vẫn đầy quan tâm tới tôi.


CHAP 16: NGÀY VỀ!

- Này, chị đó có vẻ...!
- Vẻ gì cơ? - Tôi cầm chiếc điện thoại, tự nhiên nhìn số bà Nữ Tặc mà cười vu vơ. Đúng là lâu rồi mới gặp lại bạn cũ khiến cho tâm trạng tôi thoải mái hơn hẳn.
- Có vẻ thân với cậu nhỉ?
- Ừ! - Tôi sao nhãng gật đầu.
- Thế cậu cũng từng đánh nhau à...?

Tôi sững người lại.

- Ờ...cũng có! - Tôi thầm nghĩ trong bụng, không những có mà mấy lần ấy chứ.
- Cũng du côn quá hen! - Thương ngúng ngẩy đi lên trước.
- Ờ, thì con trai mà, đụng tay đụng chân là chuyện thường thôi.

Thương ậm ờ cho qua, hai đứa lại tiếp tục đi về phía con đường kí túc. Như một thói quen, đến giữa đường về, Thương rẽ vào những dãy kí túc trên, tôi cũng chẳng thèm thắc mắc mà đi theo như quán tính.

Thói quen muôn thuở của cô nàng: Ăn kem!

- Này, ngày xưa sao đánh nhau? - Thương đột ngột dừng lại.
- Ờ,thì mấy chuyện con nít ấy mà!
- Kể nghe đi! - Thương lộ cả vẻ tò mò ra khuôn mặt.
- Định điều tra gì à? - Tôi hất hàm dò hỏi.
- Không,tự nhiên muốn nghe thôi!

Dù gì cũng hết chủ đề để bàn tán, tôi hắng giọng kể lại chiến tích của tôi về vụ đánh nhau, tuy nhiên lý do vì sao tôi dám cả gan đụng tay đụng chân với đàn anh thì giấu biệt, cũng chẳng hay ho gì những nông nổi tuổi trẻ : Đánh nhau vì một cô bạn gái.

- Thế, sao cái ông đó lại đánh cậu! - Thương ngậm muỗng kem hỏi tiếp.
- Ờ,thì chắc là chướng mắt hoặc cái gì đó, không vừa lòng nên thế.

Thương gật đầu ngẫm nghĩ rồi lại hỏi tiếp:

- Chắc liên quan đến chị vừa nãy chứ gì?
- Sao lại thế, làm...làm gì có. Chỉ là chị đơn thuần thôi, có gì mà phải gây xích mích chứ! - Tôi xua tay chối quanh.

- Thế là có rồi! - Thương nhất mực dồn ép.
- Sao lại nghĩ thế? - Tôi giật mình, cố gắng lấy lại nét mắt lầm lì giả tạo.
- Thì mối liên quan duy nhất là chị đó, rồi bình thường thì Tín rất ít khi giải thích, thế mà giờ bất thường thế kia. Người ta gọi đó là...!
- ...! - Tôi im lặng lắng nghe.
- Có tật giật mình, đúng là có tật rồi! - Thương quơ cái muỗng kem lên hư không, tăng thêm tính thuyết phục của việc buộc tội.
- Vớ vẩn! - Tôi cười nhẹ, nhún vai.

Tấtnhiên, những suy đoán của Thương đều đúng hoàn toàn, kể cả việc nắm bắt tâm lý người khác thì cô nàng cũng là người cao tay chứ chẳng phải giỡn chơi. Chị Xuyến với tôi, ngoài mối quan hệ chị em cùng trường, ngoài mối quan hệ Nữ tặc - nạn nhân ra, còn một mối quan hệ không rõ ràng. Nó không quá mãnh liệt để cả hai có thể cảm thấy rõ, cũng không quá mờ nhạt để quên đi nhanh chóng.

Quý mến hơn bình thường, nhưng chưa đủ để gọi là yêu nhau, thế đấy!

- Này,vậy là về sớm thật hả?
- Ừ, chứ giờ này làm gì ở đây nữa.
- Thật là không còn gì để làm à?
- Ừ! - Tôi gật đầu.
- Ừ, chán nhỉ? - Thương buồn rầu, cảm thán không phải để hưởng ứng.

Hôm nay, cô nàng mới cho tôi trả tiền, vì hậu tạ chuyện cho tôi mượn vở để photo. Thương cũng chẳng có tâm trạng giành giật với tôi như mấy lần trước. Đi sánh đôi bên nhau, cô nàng đột nhiên nói nhỏ:

- Giá như quay lại lúc mới vào trường thì hay biết mấy!
- Làm gì, viễn vông!
- Ừ, thì ít nhất cũng có nhiều điều muốn có cơ hội làm lại ấy mà! - Thương tự nhiên cười nhẹ, vẻ mặt ủ rũ bay đi đâu mất. Dường như cô nàng cứ tưởng điều ước đã trở thành sự thật rồi thì phải.

Tôi thầm nghĩ trong đầu, đó có thể là chuyện Thương từ chối thằng Trung về chuyện tình cảm, hoặc cũng có thể nếu được trở lại,Thương sẽ cách xử sự khôn khéo hơn.

- Này,nhanh lên nếu không tớ bỏ cậu lại đấy!
- “Con gái là chúa rắc rối”!

Tôi nhún vai rồi bước vội theo Thương. Mới đây thôi đã nửa năm trôi qua rồi, cảm giác thật chóng vánh. Tôi cũng đã trở thành sinh viên được một học kì, cũng đã trưởng thành để ý thức và trách nhiệm với những việc mình làm.

Và trong tâm trạng những người mới lớn, một phần nào đó tôi cũng mong muốn giống Thương, có lẽ còn tham vọng hơn Thương. Tôi muốn trở lại những thời còn là một thằng nhóc lớp mười, một thằng nhóc có thể biết trước được mọi điều nó sẽ phạm phải để còn thay đổi, để không phải tự ân hận với chính mình.

Nhưng biết làm sao được, khi đó là quy luật cuộc sống, đôi khi sai lầm cũng là một thứ gì đó cần thiết.

- Mày nhắn tin cho ai mà ngồi cười hoài vậy mày!

Thằng Việt đang học bài thì ra cầm cây côn múa vài đường để giãn gân giãn cốt. Bất chợt thấy tôi khẽ cười một mình.

- Ờ, nhắn tin cho bà chị ấy mà!
- Xạo mày, bà chị nào mà cười hí hửng vậy?
- Có à, sao tao không thấy tao hí hửng chút nào vậy?

Cả phòng sáu đứa, tôi là đứa thi xong đầu tiên nên có thể an tâm thoải mái, năm đứa còn lại vẫn quyết tâm dùi mài kinh sử ghê lắm. Thằng Tuấn là đứa lo hơn cả, khi ngày mai là nó thi môn cuối cùng.

Gập điện thoại, tôi nằm trên giường gác chân khe khẽ hát. Ban đầu là khe khẽ, giọng tôi bắt đầu to dần lên, to dần lên:

- Im mày, hát dở mà hát hoài! - Thằng Tuấn ôm đầu càu nhàu.
- Im cho anh em còn học! - Thằng Khánh cũng chẳng còn xưng bá võ lâm trong game nữa,cũng bò ra cả bàn nhăn nhó, khi tôi làm mất tập trung.
- Vậy tao làm gì bây giờ?
- Thôi mày đi đâu chơi đi - Thằng Tuấn xua tay đuổi khéo.
- Chơi với ai?
- Sang rủ Thương kìa, có mỗi hai đứa mày là thi xong chứ nhiêu! - Thằng Trung nói tỉnh bơ.
- Ê, mày, bậy...?
- Có gì đâu, mày con nít thế nhỉ? - Giọng thằng Trung cực kì nghiêm túc.

Tôi mặt tối xầm với cái jean trên thanh để đồ mặc vào, lầm rầm đi ra khỏi phòng. Nhìn năm thằng bạn với ánh mắt choé lửa.

Cô gái trồng cây trong những chai nước đang ngồi trước hiên nhà.

- Ê,Thương, đi!
- ...? - Thương ngước lên nhìn tôi ngơ ngác.
- Đi thôi, bị mấy thằng tâm thần nó đuổi! - Tôi cố quay mặt vào cửa phòng hét lớn, rồi kịp chạy thật nhanh ra cái ghế đá ở phía xa, trước khi những câu chửi đáp trả kịp vang lên.

- Giờ đi đâu đây? - Chính tôi cũng chẳng biết đi đâu để giết thời gian cả.
- Hay lên sân bóng đi! - Thương tỉnh bơ trả lời.
- “Lên sân bóng giờ này?”

Cái sân bóng trên kí túc xá vào buổi tối thật im ắng. Tôi và cô bạn ngồi cạnh ghế đá, im lặng, cũng chẳng hiểu Thương cần gì ở cái khoảng trời tối thui này.

- Nhìn xa xa giống biển! - Thương hít một hơi dài như trước mặt có sóng vỗ bờ vậy.
- Biển thì không có cỏ thế này, có cát thôi!
- Đầu óc không biết tưởng tượng là gì? - Thương lại vươn vai hít một hơi dài nữa.

Tôi trầm ngâm nhìn cô bạn, dù trước mặt Thương cố tỏ vẻ vui bao nhiêu, thì tôi vẫn nhìn thấy những nét buồn thoang thoảng bám quanh cô bạn. Những giây phút trầm tư, rồi những câu đầy triết học đã tố giác .

- Cậu không muốn về nhà à?
- À, ừm, sao biết! - Thương gỡ cái gọng kính cận xuống, đôi mắt trong veo lại sáng lên trong đêm tối.
- Đoán thế, chắc là chuyện của chị Thương chăng?
- Thương không có chị! - Thương đưa đôi mắt trong veo sang thản nhiên nhìn tôi há hốc miệng.
- Chẳng phải...?
- Chỉ là để Vi khỏi bắt bẻ thôi!

Hoá ra, Thương cũng là cô gái lắm chiêu trò, chứ không hề đơn giản như tôi tưởng. Từ đầu năm chỉ là một cô bạn ít nói và hơi đểnh đoảng, còn khi tiếp xúc nhiều thì tôi nhận định, Thương không hề như vậy, kĩ tính, nắm tâm lý rất tốt và đặc biệt cũng rất nguy hiểm.

Ít nhất, tôi cũng mừng vì Thương không phải sống một cuộc sống, hoặc có người thân sống như thế, một kiểu sống vô hồn.

- Này, hồi trước tớ lên đây xem cậu đá bóng này!
- Biết rồi, fan hâm mộ âm thầm! - Tôi phá lên cười lớn.
- Xí, xem thôi, cậu đã cũng tàm tạm!
- Tàm tạm hả, thật không!
- Thật!
- Tưởng là dở chứ!

Thương cứ thơ thẩn mãi với bãi biển trong mơ, tôi trở thành một tay lính gác bất đắc dĩ, chỉ mong cho cô bạn sẽ kết thúc giấc mơ sớm.

- Về thôi!
- Ờ, về thôi! - Tôi thở phào nhẹ nhõm.

Nhưng về không có nghĩa là về phòng, mà có nghĩa là về quán kem.

  phim Tiếu Ngạo Giang Hồ
- Ăn không?
- Nữa hả?

Thương gật đầu một cách hiển nhiên.
Kể từ ngày chơi thân với Thương, tôi bắt đầu biết sợ ăn kem là như thế nào.

Có lẽ đó là đêm cuối cùng của năm đó, tôi còn ở kí túc xá, ngồi nói chuyện với cô bạn. Bọn cùng phòng tôi cũng chẳng phải đuổi khéo kẻ ồn ào ra khỏi phòng để khỏi phiền chúng trong lúc ôn bài nữa.

- Về sớm mày? - Thằng Tuấn thấy tôi lục đục thu dọn đồ đạc gom vào balo.
- Ừ, về sớm thôi, chán rồi!

Tôi vỗ vai thằng bạn, chúc nó ăn Tết vui vẻ trước. Đi ra khỏi phòng, tôi chẳng thấy Thương đâu nên đành tặc lưỡi bỏ qua.

Bến xe miền Đông chật cứng người, tôi bon chen lắm mới cầm được cái vé trên tay. Cái vé đưa tôi về với gia đình thân yêu, chỉ sau một giấc ngủ. Tám giờ tối, xe bắt đầu lăn bánh, để lại thành phố ồn ào phía sau lưng, tôi mỉm cười chào tạm biệt.

Sáng sớm, những tiếng động, tiếng đánh thức các hành khách xuống trước khiến tôi choàng tỉnh dậy. Đây rồi, làn sương mờ buổi sáng, cảm giác se lạnh áp vào da đến tê người. Đây rồi những màu xanh bạt ngàn của những vườn cà phê hoà vào màu đỏ của đất, quen thuộc đến nỗi tôi tưởng nó đã được khảm vào lòng tôi.

- Cho con xuống đây chú ơi!

Xe dừng bánh, tôi chẳng giữ nổi bình tĩnh bước xuống nữa. Nhảy từ trên xe xuống một cách nhanh gọn, đặt balo xuống đất, tôi vươn vai hít một hơi dài. Cái chất đặc trưng của không khí trong lành vùng Tây Nguyên thật thú vị.

Tôi lững thững tản bộ trên con đường quen thuộc về nhà. Gần Tết có khác, khi những con đường được dọn dẹp trông thật quang đãng, những hàng rào gọn tắp chạy dài thành một dải. Đâu đó những cậu học sinh tiểu học đang chí choé nô giỡn, rượt nhau trên đường đến trường. Tôi phì cười nhớ lại khoảng thời gian của mình, khi tôi cũng là cậu học sinh lớp bốn thò lò mũi xanh.

  phim Tiếu Ngạo Giang Hồ
- Này, cắn lén tao xong chạy à! - Tôi hét lớn khi thằng Nhân đen đánh vào lưng tôi rồi đắc chí chạy cách một khoảng.

Thằng Nhân với tôi lúc ấy chưa phải là bạn bè chiến hữu như thời cấp ba. Hồi đó, vì tinh thần xóm trên - xóm dưới nên hai chúng tôi đều coi nhau là kẻ thù, chỉ cần có cơ hội là sẽ ra tay với đối phương.

Thằng Nhân đắc chí, chổng mông vào kẻ bại trận, một hình thức sỉ nhục không có gì đau đớn bằng.

Tôi tháo dép, chọi thẳng vào nó. Cái dép bitis liệng một đường cong

- Bốp! - Trúng ngay vào đầu thằng nhóc đen xì.

  phim Tiếu Ngạo Giang Hồ
Nó ré lên khóc rồi vừa chạy vừa mếu máo tìm đồng minh. Tôi thì hả hê đắc chí trong lòng:

- “Dám chơi tao à!”

Nguyệt đi bên cạnh thì lắc đầu liên tục:

- Cậu suốt ngày đánh nhau, tớ không chơi với cậu nữa!

Nhanh thật, mới đó cũng đã mười mấy năm. Và giờ đây, tôi lại đang nhìn đứa nhóc kế thừa thù hận truyền thống “xóm trên - xómdưới” một cách hồn nhiên và đầy ngây thơ.

Làn sương mỏng phủ xuống con đường trông nó thật hư ảo. Đâu đó xa xa, những bóng người lờ mờ đang đi lại. Ánh mặt trời nhú lên cũng bị phai màu ít nhiều. Tôi đã chờ quá lâu để lại được thấy cảm giác này.

Cái đầu tiên chạm vào mắt tôi là cánh cổng gỗ nằm nổi bật giữa hàng rào phủ dây tầm gửi. Khẽ đẩy cửa cổng, tôi bước vào khoảng sân rộng trước nhà. Ngôi nhà quen thuộc hiện ra trước mắt.Tiếp theo là khuôn mặt đầy vẻ bất ngờ của Ba, Mẹ tôi khi thằng con trai về không báo trước. Mẹ tôi thì hỏi han liên tục về nhìn tôi từ đầu cho đến chân, chắc bà đang hi vọng tôi không bị sứt mẻ chút nào. Ba tôi thì bình tĩnh hơn, khi ông chỉ bóp nhẹ vào cánh tay tôi và cười.

Không khí sum họp Tết đoàn viên bao giờ cũng thế, một hạnh phúc lớn lao.

- Về lúc nào đó thằng kia! - Lão anh tôi chống nạnh hất hàm.
- Mới!
- Học hành sao rồi?

  phim Tiếu Ngạo Giang Hồ
Nhìn cái mặt nham hiểm là tôi đủ biết lão anh chẳng phải tử tế quan tâm tới thằng em trai như vậy.

- Chắc rớt một môn!

Ba tôi khẽ nghiêm mặt lại, Mẹ tôi thấy thế nên xua tôi đi ra rửa mặt, nhằm cứu vãn tình thế. Tôi biết ý nên phóng lẹ, không quên dứ nắm đấm về phía ông anh tôi.

Cảm giác về nhà bao giờ cũng tuyệt vời như vậy!

phim TÂN DÒNG DÔNG LY BIỆT




Dòng Sông Ly Biệt
Phim Tân Dòng Sông Ly Biệt
Phim Tân Dòng Sông Ly Biệt
Diễn viên: Triệu Vy, Lâm Tâm Như, Cổ Cự Cơ, Tô Hữu Bằng Nhà sản xuất: Asia Film Quốc gia: Trung Quốc Thời lượng: 48 tập Thể loại: Phim Bộ Đài Loan



Phim Tân Dòng Sông Ly Biệt
Đó, đó...thấy chưa?
- Thấy gì mày?
- Đó, con đó đó!
- Thì sao, nó ở phòng B11, đối diện mình! - tôi nhận định đối tượng.
- Đẹp, Biu ti fu gơ (beautifulgirl)- Nó bĩu môi chơi chữ theo phiên âm quốc tế.

Bản thân tôi cảm thấy cô gái ấy không đẹp, rõ ràng so với Dung hay Yên thì sắc đẹp là điều cô gái đang làm cái gì đó không thể so bì với hai cô bạn tôi. Nhưng có một điều lạ là cô gái ấy có khuôn mặt rất duyên, duyên đến một cách kì lạ. Nó hút hồn thằng nhìn lén như tôi phải công nhận. Có điểm gì đó rất đặc biệt trên khuôn mặt ấy mà tôi không thể nào lí giải.

- Ôi, răng khểnh, má ơi, đẹp dã man! - Thằng Việt ở đằng sau nhập hội nhìn lén gái kí túc từ bao giờ. Nhưng công nhận là cô nàng có cái răng khểnh dễ thương thiệt.
Phim Tân Dòng Sông Ly Biệt
- Chẳng so được với bạn tao! - Tôi chốt một câu xanh rờn, leo lên giường nằm.
- Ảnh bạn mày đâu mà nói ngon dậy? Thằng Tuấn chắc là muốn khích tướng xem mặt Dung hoặc Yên hơn là muốn biết đó là sự thật.
- Không có, nhưng chắc chắn là đẹp hơn.

Nó nguýt dài trước câu nói của tôi, rồi lại nhìn cô gái phòng đối diện.

- Lớn rồi còn chơi ngu, chơi nghịch đất, dơ thí bà! - Tôi chưa buông tha kẻ thách thức độ quyến rũ với Dung và Yên trong lòng, thoá mạ hết lời, cho dù chẳng ảnh hưởng đến ai.
- Người ta đào đất trồng hoa,mày ngu thì có! - Thằng Tuấn bảo vệ người đẹp đáp lời.
- Đẹp con mắt!

Tôi nằm nghe nhạc, mà tai nghe còn rõ mấy tiếng suýt xoa của mấy thằng bạn ở dưới. Khen gì mà không còn cái gì để khen nữa, vuốt tóc mà nó cũng khen là đẹp được thì quả thật, cô gái ấy đúng là có sức hút với đa số chứ không riêng gì cá nhân tôi.
Phim Tân Dòng Sông Ly Biệt
Ba ngày sau tiếp diễn y chang nhau như được lập trình một cách tự động. Sáng, sáu thằng thi nhau dậy sớm, ăn sáng rồi lại nhìn nhau gườm gườm. Sau đó sẽ là màn đánh bài kiêm luôn võ mồm. Qua buổi chiều thì ngồi ở phòng, nhìn ra cửa sổ ngắm cô gái dễ thương đào đất trồng hoa trong cái chai cắt làm đôi. Nhưng tuyệt nhiên sau bữa đầu tiên, cô gái ấy vẫn biệt tăm, khiến cho mấy thằng bạn tôi đứng ngồi không yên. Chúng nó không kiên trì chung thuỷ trong suy nghĩ được nên chuyển qua ngắm cô gái khác.

Ngày cuối trước khi nhập học,thằng Việt nó còn hứng thú vác côn ra tập múa. Cây côn trong tay nó bay vù vù mà anh em thằng nào thằng đấy mặt tái xanh, nằm sát rạt xuống giường hoặc kiếm cái gì đó che chắn. Cái thằng ba phải, quê Bình Định không học võ cổ truyền quê hương đi, hứng máu học Vovinam.

- Bốp! - Cây côn đập vào bắp tay nó rồi rơi xuống nền nhà vang lên tiếng khô rốc.
- Thôi lạy cao thủ võ lâm, mày vô nhà vệ sinh đóng cửa lại mà múa.
- Sao được mày, võ học của tao sẽ đúc kết và truyền cho mày!

Sau một hồi, chúng tôi tống thằng võ học thâm hậu vào phòng vệ sinh, nhốt nó lại, không quên khuyến mãi

Chửi thằng bạn vậy thôi chứ tôi cũng hi vọng là xinh. Chứ sao nữa, cuộc đời mài đủng quần trên giảng đường, hùng hục cắm cúi vào các bài giảng sẽ rất là stress. Và cách giảm mệt mỏi hiệu quả nhất là ngắm những cô bạn cùng giảng đường xinh xắn. Đó mới là nghệ thuật.

- Ngủ sớm đi mày? - Nó nói sang với tôi.
- Ừm..!
Phim Tân Dòng Sông Ly Biệt
Thằng bạn tắt phụp hai cái công tắc đèn trong phòng. Gam tối và sự yên tĩnh lên ngôi. Tôi lấy điện thoại, mở danh bạ và bắt đầu nhắn tin. Chủ yếu là nhắn cho mấy thằng xóm nhà lá thôi. Chí ít nói chuyện với tụi nó thì tôi cảm thấy mình không bị bỏ rơi. Dung chắc cũng đang tất bật với việc nhập học nên thỉnh thoảng mới nhắn tin lại cho tôi. Còn Yên thì tuyệt đối không.
TẬP 1,2,3,3,4,5,6,7,,8,9,10,21,12,13,14.. TẬP CUỐI
- “mày đi sớm quá, không ăn liên hoan tao được, tao buồn mày quá”! - Thằng Linh vẹo có vẻ tội nghiệp.
- “im đi thằng khốn, bố muốn thế à”.!
- “mày có biết là tiệc liên hoan của tao thiếu mày, tao...vui đến thế nào không?”. Thằng Hưởng nhắn tin có vẻ đau khổ khi tôi không dự được liên hoan của nó.

Đa số chúng nó không thèm hỏi han động viên mà chủ yếu là xóc xỉ nhau. Tôi nhắn tin chửi thẳng tay, chửi chán chửi chê rồi ngủ quên lúc nào không hay.

Bởi thế sáng hôm sau thằng Tuấn nó lằm bằm la tôi suốt đoạn đường lên trường vì cái tội dậy trễ báo hại nó sáng sớm phải đập tôi dậy gần cả chục lần tôi mới mở nổi mắt lên xem mấy giờ. Tôi chỉ biết cười trừ làm bộ mặt cầu hoà với nó.
Phim Tân Dòng Sông Ly Biệt
Trường đại học, một khái niệm lạ lẫm đối với một thằng học sinh mới chập chững vượt qua đợt thi đại học. Nó hoàng tránh hơn những trường học cấp ba là điều tất nhiên, không phải bàn cãi. Ngay đến thủ tục giấy tờ cũng rắc rối gấp bội, nào là làm theo hướng dẫn, làm thẻ sinh viên, lấydấu tay, rồi điền sơ yếu lí lịch, nạp hồ sơ, chụp hình, đóng tiền. Từng đấy xoay tôi và thằng Tuấn trở nên xơ xác, chẳng khác nào những con gà bị nhúng nước cả.

- Mệt, mệt quá mày!
- Khỏi than, tao cũng thấy mệt nữa?

Hai đứa con trai ngả người ra chỗ ghế đá dưới tán cây, tranh thủ hít bầu không khí mát lạnh và trong lành, đưa mắt nhìn từng nơi mà mình sắp học với một tâm trạng không thể sung sướng hơn.

Tôi móc vội điện thoại ra kiểm tra xem sáng giờ có ai liên lạc với mình hay không. Một tin nhắn đến.

- “Chắc lại quảng cáo chứgì?”.
Phim Tân Dòng Sông Ly Biệt
Mở tin nhắn, ngạc nhiên đến cứng người, há hốc mồm và muốn hét vào tai thằng bạn cùng phòng đang ngơ ngẩn ngắm gái bên cạnh .Người gửi : Ngữ Yên. Đã bao tin nhắn gửi đi, và giờ đã được hồi đáp.

“Yên cũng sắp vào nhập học rồi!
Cố lên nhé! ”.

Đơn giản, chỉ như thế đủ khiến lòng tôi trởnên tươi mới hơn hết thảy. Bỗng nhiên mọi thứ trở nên đẹp đẽ lạ thường. Cái không khí nóng gắt gỏng cũng đẹp, cái cây cũng đẹp, bất kì ai đi qua cũng đẹp. Cái tin nhắn đó khiến cho mái tóc vàng hoe của thằng Tuấn cũng trở nên đẹp lạ thường. Dù cho cái mái tóc của nó đã nhuộm đen trở lại, nhưng bị cháy nắng nên hơi hoe hoe, thỉnh thoảng tôi vẫn bảo nó là quả đầu dị hợm nhất tôi từng thấy trong đời.

- Tín..., ê, mày...ê!
- Gì..? - Tôi ấn nút thoát khỏi tin nhắn, phi tang chứng cứ.
Phim Tân Dòng Sông Ly Biệt
Nhưng lo lắng bằng thừa, thằng Tuấn nào có để ý đến vẻ mặt sung sướng của tôi. Cái mà nó chỉ là một cô gái, chính xác là một cô gái với vóc dáng nhỏ nhắn, chẳng có gì lạ khi đó là cô bé trồng cây đối diện phòng.

- Vậy là...? - Tôi nhìn nó.
- Còn phải hỏi, chung trường! - Thằng Tuấn reo lên như bắt được vàng.

Đúng là những thằng mang mái tóc hoe vàng đều rất nguy hiểm, điều này tôi nhận ra ở thằng Tuấn. Nó lập tực bám theo đối tượng, nhưng không quên kéo theo tôi. Người ngoài nhìn vào sẽ thấy hai thằng con trai đang theo đuôi một đứa con gái. Đúng là có tiếng mà không có miếng mà.

Mục tiêu chúng tôi bám đuôi cứ thơ thẫn trên đường về kí túc xá, một kiểu đi dạo cổ xưa của những kẻ sống nội tâm thường thấy. Tôi đi thơ thẩn cũng ngắm trời ngắm đất, đồng thời trông coi luôn thằng bạn sợ nó làm điều khờ dại gì khác? Còn thằng Tuấn, mắt nó làm gì rời khỏi mục tiêu.

Cô gái quay mặt lại!

Thằng Tuấn giật mình quay lại nhìn tôi, nó lắp bắp cố giả tạo cho đối phương thấy rằng nó là kẻ vô can, chỉ là thằng nào đó không liên quan tới cuộc đời cô gái vô tình đi cùng đường về kí túc xá. Còntôi, lại ngu ngốc nhìn thẳng vào mặt đối tượng. Chẳng hiểu sao, chết đứng không dời ánh mắt ra hướng khác được.

Cô gái cũng chẳng có chút gì đó ngại ngùng hay ngượng ngịu. Quay mặt đi không quên để đi ánh mắt sắc lẹm biết nói.
Phim Tân Dòng Sông Ly Biệt
Đừng có đi theo tôi!

Thằng Tuấn lại tiếp tục hành trình theo đuôi của nó như một trò chơi giúp nó giải khuây. Còn tôi thì chỉ đơn giản là công việc đi trên con đường về kì túc. Về tới cái phòng của mình, leo lên giường,bật quạt xua tan cơn nóng, và nằm rung chân cười khẩy nhắn tin với Yên.

Cô gái ấy đi qua cổng kí túc xá, hai thằng tôi giữ khoảng cách cỡ mười mét, bám sát như hình với bóng, dù cho một thằng có ý đồ, còn thằng kia thì không. Cô gái chậm bước chân, ngồi xuống dãy ghế đá dưới bóng phượng đường dẫn xuống bản chỉ dẫn kí túc. Nó đẩy thằng Tuấn vào tình thế khó xử.
Phim Tân Dòng Sông Ly Biệt
- Sao mày? - Ánh mắt nó cầu cứu.

Đúng là có tật thì giật mình, còn tôi không có tật thì hiên ngang bước tiếp, buộc thằng Tuấn phải nối gót theo sau. Ngang qua chỗ ghế đá, tôi hếch mặt lên đáp trả ánh mắt cáo buộc lúc nãy của đối tượng vô tình đổ oan cho mình.

Không quan tâm!

Thằng Tuấn thì không được như tôi, nó đưa mắt lén lút nhìn ngoái lại, vô tình tố cáo tôi trở thành thằng nhút nhát lật lọng,dám làm không dám chịu. Khổ thân cho cái thói hám gái hại cả anh em.

- Mày làm gì mà nhìn nó chằm chằm thế?
- Xinh thì nhìn!
- Xinh, mày đùa tao à? Không lẽ mày chưa thấy con gái xinh hơn.
- Mỗi người mỗi tiêu chuẩn! - Nó tỉnh bơ đáp lại, còn nhái giọng của tôi nữa.

Không thèm đôi co với thằng bạn, tôi cố bước thật nhanh về dãy kí túc cấp bốn, ghé qua căn- tin mua chai hai chai nước, dúi cho thằng Tuấn một chai. Rồi leo lên giường bắt đầu khẩn khoản nhắn tin.

Vào rồi hả? Khi nào vào thì nói mình nhé?

Rồi lại tự hỏi mình xem có lộ liễu quá không?Tôi xoá đi rồi nhắn lại.
Phim Tân Dòng Sông Ly Biệt
Uhm!

Có cộc cằn quá không nhỉ?

Cuối cùng, chỉ vọn vẹn vài chữ tôi tạm hài lòng và ấn nút send. Tin nhắn tổng đài báo về gửi thành công. Tôi nằm im chờ đợi, trông cứ như một thằng nhóc chờ mẹ đi chợ về mua bánh kẹo, đồ chơi vậy.
Phim Tân Dòng Sông Ly Biệt
Đồng hồ ở phòng nhích dần, nhích dần, chậm chạp như rùa bò. Mười lăm phút, tin nhắn vẫn không được trả lời. Tôi tự trấn an mình và cho rằng Yên đang bận làm cái gì đó, hoặc không mang điện thoại theo. Cứ thế, tự mình giữ nguyên hi vọng cũng là điều tốt.
Phim Tân Dòng Sông Ly Biệt
Nhưng tuyệt nhiên, đến buổi chiều hôm đó thì tôi không thể tự bào chữa cho Yên được nữa. Không một tin nhắn, không một cuộc gọi nhỡ, coi như tin nhắn lúc sáng chẳng khác gì một dòng thông báo.

Và tôi bị cuốn hút theo phong trào của phòng, chính xác đó chỉ như một thú vui để giết thời gian, một cách giải toả căng thẳng không hơn không kém. Ngắm cô gái phòng đối diện. Nhưng quan trọng hơn là tôi ngắm hành động, tức là xem cô ta trồng hoa ở cửa sổ bằng nửa cái chai nước ngọt, chứ không có phàm phu như bốn thằng Sơn, Việt, Trung và Tuấn, thường chỉ ngắm sắc đẹp.

Mà người nội tâm như cô gái phòng kế bên, chả khác gì một người vô hình giữa đám đông ồn ào náo nhiệt cả. Chính xác hơn, cô gái đó như bốc hơi trước mặt mọi người. Không hiện diện nhiều, không nói nhiều, và rất ít khi cười.

Tôi bỏ mặc cái thú vui tao nhã của phòng, vác chiếc áo khoác bước lên cái sân banh ở khu kí túc xá trên. Cái sân tôi phát hiện lúc đi hội quán mua đồ dùng cá nhân, để thoả mãn niềm đam mê banh bóng chứ chẳng có gì khác.

Đi dọc theo những con đường rợp tán cây, đâm qua con đường chính vào mấy khu kí túc xá, tôi cảm thấy thích thú vì cái sân banh ở đây. Không khí người ta dừng chân ở mấy cái ghế đá xem mấy thằng con trai tranh nhau trái banh thật là hấp dẫn. Chọn cho mình một cái ghế đá ở dưới tán cây, gần sân banh nhất có thể và lặng lẳng theo dõi.

- Bồ ơi!
- ...!
- Gọi bồ đó, bồ có đá banh không?

Tôi chỉ tay vào mình, và chỉ cần chờ đối phương gật đầu cái rụp là lập tức chạy tót vào sân. Chiếc quần Jean vướng víu cũng không cản nổi niềm đam mê như con thú hoang đang trỗi dậy trong người.Đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh.

Vì khu này giáp ranh giữa mấy nhà kí túc xá của mấy tỉnh nên thường chọn đội để đá. Cứ đội nào thua thì ra, nên cái sân bóng phải hoạt động hết công xuất để phục vụ cho mấy thằng quần đùi áo số như chúng tôi. Đội của tôi đứng ngoài, ngóng chờ đội bạn thua để vào sân.

Thoả lòng mong muốn, chúng tôi đội áo lộn xộn gặp đội cởi trần. Nhìn cơ bắp đội bạn cuồn cuộn mà tôi kinh sợ. Nhìn cứ nhưchúng nó sắp bóp nát cái mảnh thân hơi ốm của tôi ra lúc nào không hay.

Bắt đầu!
DONG SONG LY BIET
Trái với vị trí hộ công thường đá ở đội banh cấp III của lớp, lần này tôi bị đẩy ra tiền vệ cánh. Những tưởng hi vọng toả sáng ngày đầu tiên hoàn toàn bị dập tắt. Sau bao ngày dồi mài kinh sử, đôi chân tôi yếu đi trông thấy, nó cũng không còn được linh hoạt như xưa, chưa kể đến cái quần jean phản chủ ngăn cản vận động. Vì thế tôi liên tục bị theo kịp dễ dàng, chủ yếu là xử lí banh và chuyền cho người khác, chứ không dám lắt léo bứt tốc, nói chung là vô hại.

Kết cục, đội của tôi ngày hôm đó thường là đội lót đường cho đội khác nghĩ dưỡng sức, chứ hiếm khi được trụ lại sân. Mà điểm tối toàn đội là cánh phải nơi tôi là mũi khoan cộng thêm trung vệ non kinh nghiệm là nguyên nhân chính. Rũ rượi ra về khi mọi người cũng nghỉ để ăn cơm tối.

- Hôm sau đá tiếp nha bồ! - Thằng bắt kèo tôi lúc nãy lên tiếng.
- Ủa..à..Mai hả?
- Ừ!

Lỗi lầm của tôi được xoá bỏ, chẳng khác nào vứt được gánh đá trong lòng. Tôi hồ hởi hi vọng tới ngày mai được lấy công chuộc tội. Đi ra khỏi sân bóng, hướng về con đường cũ, tôi bất chợt nhìn thấy cô bạn phòng đối diện đang ngồi ở cái ghế đá gần sân nhất lúc nãy tôi ngồi cũng vừa nhấc mình ra khỏi ghế. Con gái nội tâm đi xem đá banh, cũng khá thú vị hay đơn giản là nhàn cư không có gì làm lên xem giết thời gian, dù chẳng hiểu mìnhtại sao lại xem hai hai thằng con trai tranh nhau quả bóng nhỉ?

Hỡi ôi, vậy là lúc nãy, màn trình diễn của tôi đã được ghi nhận lại cả!

Cái thằng vênh váo ở phòng kế bên, hoá ra tài năng chỉ có vậy?

Tôi lết bước đằng sau, lại như buổi sáng, cách cô gái phòng đối diện mười mét. Cứ như có một cây thước giữ khoảng cách y chang như vậy. Nếu mà để anh em trong phòng bắt gặp hoàn cảnh này thì chả biết chui đầu vào đâu.
À, hoá ra miệng nói không mà âm mưu kinh nhỉ?

Kiểu gì cũng sẽ có những câu như thế cho mà xem!

Cô gái tôi không biết tên trở về phòng trước,thì chưa đến một phút tôi cũng đặt chân vào tới phòng, may là không thằng nàođể ý chứ tình ngay lí gian khó giải thích. Lôi cái túi xách trong góc, lôi đôi giày dạt chợ ra lau cho sạch, đôi tất mới tinh chưa dùng lần nào được xé bọc và trưng ra cho bàn dân thiên hạ thấy mình có tinh thần thể thao chứ kém gì ai?

Cơm nước xong xuôi buổi tối, sau ván bài oanh liệt thắng sát nút, cả sáu thằng hùa nhau ra mua nước về uống. Phải nói là phòng tôi có vẻ đoàn kết nhất cái dãy A chẵn chứ chẳng chơi.

Nếu nói về việc theo đuổi cô gái phòng bên,thì tôi là thằng bị tình cờ, còn thằng Sơn thì theo phong trào. Khánh thì mê nhân vật game nữ hơn người thật nên không để tâm. Thằng Việt thì tôi chưa biết,thằng Tuấn thì chắc không chỉ là ngắm đơn thuần, và là thằng lộ liễu nhất.

Nhưng cái thằng mưu mô nhất phải nói đến thằngTrung, nó quá ư là biết lợi dụng kỹ năng của mình để mua chuộc lòng mỹ nhân.

Nhắc đến sinh viên, thì cái gì làm người ta liên tưởng đầu tiên? Hiển nhiên là cây đàn Guitar rồi. Và đó chính là điểm mạnh nhất của nó, cộng thêm cái tính nghệ sĩ tự nhiên giữa chốn đông người, nó dường như vượt lên dẫn trước so với mặt bằng chung của phòng.

Nó xách cây đàn ra hiên nhà, và bắt đầu đưa tay khắp dây đàn. Giai điệu vang lên, hình như là bài Rô- măng (Romance) thì phải. Và tiếng đàn như lời mời gọi của hấp dẫn của tất cả sinh viên kí túc xá của hai dãy quay mặt vào nhau.

Với những thằng con trai, chúng nó đâu dễ gìbị dụ dỗ bởi những tiếng đàn ra ngoài mặt, mặc dù trong lòng thì phục tài năng thằng bạn điêu luyện một cách không ngờ. Chỉ số ít là vác thân tới cầu làm sưphụ truyền nghề. Thằng Tuấn ngó qua cái cách mà những đứa con gái trầm trồ xuýt xoa thì ức lắm. Nhưng mà nó đâu có giỏi nghệ thuật gì đâu mà ra so với thằng Trung cơ chứ.

Thằng Trung nhanh chóng trở thành một gương mặt có sức hút mới, và điều đó khiến nó trở thành chủ đề được bàn tán nhiều nhất mỗi khi cả phòng chúng tôi đi ăn cơm.

- Đó là bạn đánh đàn tối qua đó!
- Nhìn nghệ sĩ quá!
Phim Tân Dòng Sông Ly Biệt
Thằng Trung thì cười típ mắt giữa những lời khen ngợi, còn chúng tôi vô tình trở thành những thằng đi hột tống cho nó tránh khỏi những fans hâm mộ. Duy chỉ có cao thủ võ lâm Việt, và tóc vàng hoe Tuấn là ức ra mặt, còn với thằng Sơn- mọt sách, Khánh- mọt game, còn tôi mọt bóng thì không quan tâm cho lắm, vì với tôi, đàn guitar là một thú chơi xa xỉ mà ngay cả bản thân mình cũng không thích cho lắm.

Một tuần từ ngày làm hồ sơ nhập học, tôi giết thời gian bằng những ván bài, những tin nhắn cho bạn cấp III, cho cả Dung và đặc biệt là Yên là người làm tôi đắn đo nhất. Thỉnh thoảng ngồi nghe thằng Trung chơi đàn, xem thằng Việt đội nón bảo hiểm múa côn. Còn nữa là đi đá bóngcho thoả đam mê. Đôi lúc vô tình còn trở thành kẻ bám đuôi với cô bạn phòng bên.

Phim Phong Thần

Phong Thần
Phim Phong Thần

Phim Phong Thần
Chuyện phim kể về cuộc đấu giữa Võ Vương và Trụ Vương với phép thuật, chiến tranh và phong thần. Võ Vương đứng đầu nhà Chu với sự giúp đỡ của Khương Tử Nha đã dấy lên cuộc chiến chống lại Trụ Vương độc ác. Vị lãnh chúa bạo tàn suốt ngày chỉ đắm chìm vào sắc đẹp của Hồ ly Đắc Kỷ. Đội quân của Võ Vương ban đầu đè bẹp đạo quân của An Giao, nhưng sau đó bị thất trận thảm hại tại Giai Mộng Quan. Ngay cả Võ Vương cũng bị lạc vào đám đông thường dân. May thay, Khương Tử Nha được với sự giúp đỡ của 4 vị thần tiên của Thái Thượng Lão Quân mà đã đánh thắng được nhiều trận. Tuy nhiên rất nhiều chiến binh đại tướng của ông cũng bị tử trận trong trận chiến Mãnh Trì. Rốt cuộc, bạo chúa Trụ Vương mất hết hậu thuẫn kể cả Hồ ly Đắc Kỷ cũng bỏ ông ta ra đi. Sau thất bại trong trận chiến Mục Dã, ông ta đã tự tử. Võ Vương trở về cùng hai mỹ nhân Tử Di và Tử Nhàn, thiết lập nên triều đại Tây Chu. Hòa bình và an lành khắp nơi trên đất nước. Khương Tử Nha được thiên đình giao cho trọng trách Phong thần cho những anh hùng đã có công trong cuộc chiến tranh vì nghĩa.
Phim Phong Thần





Đặt chân xuống bến xe Miền Đông vào những ngàytháng Tám, tôi vươn vai cho thoải mái vì người ngợm ê ẩm sau những giờ đồng hồ vật vã trên chuyến xe hơn tám tiếng đồng hồ. Cảm giác Sài Gòn trở nên lạ lẫm hơn so với những lần tôi vào chơi trước đó.

- Ừ,cũng phải, vì mình là sinh viên mà!

Vai mang balo, chàng tân sinh viên lắc đầu từ chối mọi lời mời gọi của các bác xe ôm đang đon đả chào khách, cố lách mình rađám đông ồn ào, tiếng còi xe văng vẳng bên tai nhốn nháo. Nó tiến lại lần đài phun nước ở cổng chính và ngồi chờ đợi.
Phim Phong Thần
Năm giờ sáng, thành phố đang rục rịch thức giấc ở bên ngoài đường phố. Dòng xe cộ bắt đầu đông hơn, đông hơn rồi như một dải lụa kéo dài. Nó thở dài, nhìn đồng hồ.

- “Chết tiệt cái lão này, ngủ quên à?”.

Thằng sinh viên chưa nhập trường ngồi thơ thẩn chờ đợi. Vai mang balo, nhưng nó cứ cảm tưởng rằng nó mang theo những gửi gắm kì vọng, ăn học thành tài của gia đình. Nó đưa tay siết sợi quai ghì chặt, mộtsự quyết tâm không nói thành lời.

- Ring...ring...! - Chiếc điện thoại trong túi quần reo lên.
- Alo...đâu rồi lão?
- Cổng chính, đây, giơ tay thấy chưa?

Nó quay lại hướng cổng, nhận ra gương mặt quen thuộc của lão anh trai, đứng dậy, đeo balo, xách túi xách cồng kềnh. Nó hoà mình vào dòng người, những người xuống thành phố học như nó, cũng gồng mình xách đồ đạc như nó.
Phim Phong Thần
- Hề hề.!
- Ôngl àm cái gì mà muộn thế? - Nó hơi bực vì lão anh của nó muộn giờ hẹn gần một tiếng đồng hồ. Chẳng cần câu trả lời, cứ nhìn cái kiểu ngái ngủ là đủ biết là như thế nào rồi.

Leo lên xe, ngồi đằng sau, buổi sáng Sài Gòn mát lạnh. Hai anh em theo đường Xa Lộ Hà Nội chạy xuống Thủ Đức, hoà mình vào dải lụa đường phố.

- Mày hành tao mệt cả người, đăng kí kí túc xá thì xuống sớm đi, cứ lừ chừ ở nhà cho lắm!
- Bớt nóng, bớt nóng, anh em có tí việc mà cũng kể công? - Nó ngồi đằng sau hừ mũi.
- Cái đầu mày ấy, lo mà ăn học đàng hoàng.
PHONG THAN
Nó bỏ ngoài tai lời ông anh trai hơn nó hai tuổi, cũng phải thầm cảm ơn ổng vì thay mình đăng kí kí túc xá trước, giờ xuống nạp tiền ở nên cũng đỡ phải cơ cực chạy đi chạy lại lo lắng. Cơ mà giữa nơi đất khách quê người, có khi vất vả cũng chẳng xong việc ấy chứ.

- Xuống!
- Ơ,đã tới đâu!
- Mày xuống giờ này có chơi với ma à? Xuống nhà Bác rồi tính! - Ông anh trai ngáp cáirõ dài, hắng giọng.

Làm theo như một cái máy, nó xách balo đi theo ông anh vào nhà Bác nó. Vì thỉnh thoảng vẫn xuống chơi nên chẳng có gì lạ lẫm.Vào nhà, chào hỏi, tiếp chuyện rồi hai anh em đi ăn sáng. Đến 8h lại xách đồ xuống kí túc.
Phim Phong Thần
- Xuống,giấy tờ đây! - Lão anh trai dừng xe trước cổng kí túc xá Làng Đại Học, cộc cằn lên tiếng.
- Ơ,thế về à?
- Chiều tao còn học, về sớm ngủ thêm giấc nữa?
- Thế đống giấy tờ này?
- Lớn rồi tự lập cho quen! - Lão lừ mắt nhìn nó.
- Thế ở lại uống nước cho mát rồi về.
- Khỏi,đừng có dụ tao như con nít, tao về! - Lão nói rồi đề nổ máy xe, không giằng co nữa.
Phim Phong Thần
- “Anh trai thế đấy?”.

Nó ngó quanh ngó quẩn, giữa cái kí túc xá rộng mênh mang được quy hoạch rõ ràng,nó quá nhỏ bé, biết đường nào mà lần bây giờ.

Cái bảng chỉ dẫn đập vào mắt. Thả túi xách và balo xuống, nó cố gắng ghi nhớ và định vị vị trí đang đứng. Ghi nhớ xong xuôi, lại xách đồ đạc lên lết tiếp. Nắng bụi ở đây muốn làm người ta điên người.

Cuối cùng cũng mò được tới cái nơi mà người ta gắn bảng: Phòng quản lý kí túc xá. Nói nghe cho hoành tráng vậy thôi, chứ cáiphòng bé tẹo, chỉ có ba người đang hối hả làm hồ sơ, giải quyết cho các sinh viên xuống ở.

Khu ký túc xá ở đây như một khu chung cư hơn,rộng rãi, có cây xanh. Những dãy nhà kí túc xá nằm cạnh nhau, bên cạnh còn cónhững sân bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền. Còn có cả những căn-tin, quán nước nữa. Nói chung là một khu liên hợp sinh viên, vì ở đây không chỉ là sinh viên của trường nó không. Đó là những dãy trên, còn kí túc xá của nó là những dãynhà cấp 4, trông cũng được, nhưng không thể so bì về độ cao cấp hơn những dãy nhà kia.
TẬP 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,..,22,33, TẬP CUỐI
- Cháu ở phòng 12 dãy A nhé.
- Dạ!

Nó cầm tờ giấy biên lai đóng tiền, lại xách đồđi về phòng. Hoá ra phòng nó đối diện với dãy nữ, nghe có vẻ khó sống rồi đây.

- “Đây rồi”!

Nó đưa mắt theo bảng tên từng phòng, dừng lại ở con số 12. Cửa phòng nó mở, chứng tỏ đã có tay nào vào trước nó rồi. Nó để dép ngoài cửa, nhìn tổng quan cái phòng. Ba cái giường tầng, tức là phòng sáu thằng. Năm chiếc giường trống, mộtchiếc có chủ.

Đặt balo vào giường trên, nó leo lên. Vị trí thật đặc biệt vì nó sát ngay cửa sổ, không phải vì muốn nhìn các bạn nữ cách đónăm mét, mà vì nó muốn ở gần nơi gió lùa vào, mát rượi.
Phim Phong Thần
Nghe tiếng động, kẻ đầu tiên vào phòng thò đầura. Nó gật đầu chào, nói trống không:

- Mình mới vào!

Kẻ đầu tiên đóng sập cửa phòng tắm lại, hờhững không thèm đáp.

Lôi chăn mền mới ra, nó trải ra giường, đánhmột giấc. Trong cơn mơ màng, nó nghĩ tới cái thời áo trắng học sinh, nó chuyển lớp qua lớp mới học, được quen với bạn mới, trải qua những rung rinh đầu đời .Hình như trong giấc ngủ nó cười.

Tiết trời ở đây thật lạ, nó bật dậy trong cơn nóng hầm hập chỉ chờ xâu xé kẻ trú ngụ. Nó bật dậy, mồ hôi vã ra như mưa. Nhìn quanh, phòng trống không, kẻ đầu tiên cũng đi đâu mất. Nó thừ người ra.

Trên cái bàn máy tính duy nhất ở trong phòng,có mẩu giấy trắng. Nó nhảy từ giường xuống đất cái bịch, chẳng thèm leo cầu thang.

- “Chìa khoá phòng, đi đâu khoá lại dùm, chìa khoá sơ cua thôi, mình có chìa khoá rồi”.

Kể ra người ta cũng biết ý, thấy nó mệt nên không đánh thức dậy. Hơn nữa, sợ nó chờ cửa không đi đâu nên cũng dặn dò, chu đáo đấy nhỉ.
Phim Phong Thần
Nó vươn vai vào phòng tắm, xối những gáo nước nặc mùi lạ. Đúng là cuộc sống mới, đến cả nước dùng cũng khó khăn vậy hả trời?

Với điện thoại. 12h trưa và cả chục cuộc gọinhỡ. Tám cuộc gọi của Ba và Mẹ, và hai cuộc của tụi bạn cấp III.
Phim Phong Thần
- Dạ,Mẹ gọi con ạ?
- Tới phòng chưa, sao không gọi cho Ba Mẹ yên tâm!
- Dạ,tới rồi ạ, con mệt quá nên...!
Phim Phong Thần
Một tràng những câu hỏi vang lên bên kia đầu dây, nào là ở đó ra sao, không khí thế nào, phòng có vui vẻ không, có xa nơi trường học không? Đến nỗi nhiều khi nó trả lời còn chưa xong. Mãi đến khi nhắc đến đi ăn trưa, Mẹ nó mới chúc ngon miệng và cúp máy.

Nó tiếp tục bấm máy, nhắn tin cho Dung. Chẳng hiểu sao nữa, nhưng nó muốn thế.

“Tớ tới kí túc rồi nhá, chán lắm”.

Nó cũng định gửi tin nhắn cho Yên, nhưng sợ cô nàng buồn rầu vì cái nguyện vọng I không thành nên thận trọng trong từng câu chữ:

“Tín tới nơi rồi nhé. Hơi chán, bữa nào xuống thì nhắn tin nha”.

An tâm, nó mới lững thững đi ăn cơm. Vừa đi vừa ngẩn ngơ nghĩ ra những vật dụng cần mua.

Cơm sinh viên, một định nghĩa đúng chất cho những bữa cơm buồn cười nhất mà tôi đã từng nghe kể, nhưng giờ đây chính mình phải nếm thử. Ban đầu là mua phiếu, sau đó dùng phiếu đổi cơm trưa.

Nó trệu trạo nhai dĩa cơm khô rốc trong thời tiết nóng bức, cố gắng múc nhanh những thìa canh màu xanh nhạt. Chẳng hiểu đây có phải là rau trụng nước sôi không nữa. Ngao ngán thở dài với bữa cơm lần đầu tiên xa gia đình.
Phim Phong Thần
Xong cơm trưa, lỉnh kỉnh tha về một đống thứ: Quạt, bàn học, đèn, ấm đunnước...những thứ nó cho là cần thiết cho mình nhất. Trở về phòng, mở khoá và thẩn thờ leo lên giường. Gác tay lên trán ngồi chờ cơn buồn ngủ kéo đến.

- Vào đi Con!

Nó ngoái ra phía cửa, một thằng trạc tuổi và một người đàn ông nữa đang bước vào phòng. Chắc là thành viên thứ ba, và phụ huynh nó dẫn đi đây mà.

- Dạ,cháu chào bác ạ!
- Ừ,Bác dẫn bạn vào học, có gì hai đứa giúp đỡ nhau nghen!
- Dạ!

Giọng bậc phụ huynh nghe thật lạ tai, và đó cũng là lần đầu tiên tôi nghe được giọng nói của người miền Tây. Một chât giọng lạ và nghe rất êm tai.

Thành viên thứ ba xem chừng cũng có vẻ lầm lì và thêm chút bặm trợn. Nhìn cái mái tóc dài, hơi hoe vàng thì nó đoán thằng nàycũng nghịch ngợm lắm chứ chẳng phải tay vừa. Nó ngồi khó chịu khi Ba nó dặn dò mọi thứ.
Phim Phong Thần
- Bác về nghen con!
- Dạ,cháu chào Bác ạ!

Nó cười thật tươi, chào. Còn thằng bạn mới cùng phòng lầm lì nằm ra giường thẫn thờ. Nó cũng không hỏi gì, nằm xuống giường nhìn lên trần nhà.

- Tên gì vậy?
- Tín! Nó quay đầu nhìn xuống chiếc giường dưới của dãy đối diện.
- Tuấn! - Nó chắc giọng.
- Ồ! - Nó chỉ biết thốt lên như vậy.

Có lẽ với nó, cái chất giọng lạ tai và siêu dễ thương của thằng Tuấn có chút ấn tượng, hoặc là do tâm trạng của hai thằng con trai nên dễ làm quen hơn.

- Quê ở đây vậy? - Nó hỏi lại.
- Đồng Tháp.
- Daklak!
- Là ở đâu? - Thằng Tuấn ngơ ngác hỏi.
- Là ở Tây Nguyên chứ ở đâu? - Nó nhắc lại.

Nhưng nhìn cái vẻ mặt bất lực của thằng Tuấnđang lục lọi kí ức địa lý thì có vẻ nó không biết Daklak là ở đâu thật.
Phim Phong Thần
Hai thằng con trai lại nhìn ra xa mông lung. Bên kia dãy hành lang, mấy đứa con gái dãy B cũng thưa thớt.

- Ê,mua quạt ở đâu vậy?
- Trên hội quán cổng vào!
- Ờ..! - ThằngTuấn nói rồi lục bóp, nhét vào túi quần. Tôi lại nhìn lên trần nhà.
- Đi không?
- Đi đâu?
- Đi lên hội quán chứ đi đâu?
- ...?
- Ở phòng có gì làm đâu?
Phim Phong Thần
Thế đấy, con trai đơn giản làm quen chỉ là như thế. Nó đóng cửa phòng, bấm chốt và đi cạnh thằng Tuấn. Hai thằng bắt đầu vào hội quán chọn lựa đồ, đi qua chỗ làm chìa, làm luôn chìa khoá cửa cho nó và những người vào sau.

- Đi đâu vậy mày?
- Nóng thì vào uống nước!

Nó lắc đầu cười lấy lệ, rồi cũng lẽo đẽo đi theo thằng bạn mới quen vào quán nước.Hai thằng hỏi han trên trời dưới đất về trường đại học sắp học, rồi quê quán. Chán chê đến chiều mới chịu trở lại phòng. Coi như nó với Tuấn trở thành một đôi bạn mới quen.

Tối hôm đó, nó và Tuấn cũng biết được tên kẻ đến đầu tiên là Khánh, quê ở Tiền Giang. Ngày hôm sau, phòng nó vào thêm ba thằng nữa. Trung, Sơn, Việt. Phòng trọ đủ sáu người, sáu thằng bằng tuổi nhau nên cũng dễ thân.

Những ngày cuối tháng tám, sáu thằng ăn không ngồi rồi chuẩn bị cho cuộc đời mới, cuộc đời sinh viên.

Sinh viên kí túc xá, sáu thằng con trai cùng một phòng, đối diện dãy con gái, và những oái ăm bắt đầu xảy ra.



CHAP 1: VÔ CÔNG RỖI NGHỀ!

Những ngày chờ đợi làm thủ tục nhập học dài lê thê, cảm tưởng ba ngày chờ đợi thật dài, nhích từng chút từng chút một như muốn thử thách lòng người vậy. Dù sao trong cái phòng này, cũng còn có năm thằng giống như tôi, và rộng hơn, cả khu kí túc xá làng đại học này, còn hàng ngàn người cũng lâm vào hoàn cảnh giống tôi.

Trong sáu thằng A12 này, thì chỉ có tôi và thằng Tuấn là chung trường, và tính ra cũng có tính hơi ngông giống nhau nên bắt đầu dễ thân. Thằng Tuấn cũng vui vẻ hoà đồng, thỉnh thoảng chọc ghẹo mọi người nên dần dần, mấy thằng khác cũng bỏ qua cái bộ tóc vàng hơi hoe của nó. Chắc mấy đứa mới gặp sẽ mặc định: “Tóc vàng hoe chả tốt đẹp gì”.

Khánh thì có lẽ là một tay game thủ có hạng,bằng chứng là hắn ta có thể ngồi hàng giờ bên chiếc màn hình máy tính, chăm chú chơi game nhập vai. Thỉnh thoảng quay ra lừ mắt nhìn cả phòng, rồi lại ngồi tựa lưng vào tường, chăm chú chơi. Nhưng tôi biết, Khánh là người chu đáo và quan tâm, có lẽ là chưa có thời gian thể hiện thôi.

Thằng Việt gấp bộ võ phục Vovinam treo ra dâyđể đồ, nó phủi phủi mấy cái trên bộ áo xanh dương, buộc tôi phải đưa mắt nhìn.Có vẻ là cao thủ võ lâm chứ chẳng giỡn chơi. Đi học đại học mà thủ theo cả những chiếc côn kim loại sáng bóng thế kia, nếu không nhìn cái giấy báo, chắc tôi tưởng nó là thằng đầu gấu quấy rối ngoài đường.

Thằng Trung cũng nào đâu chịu kém cạnh, nó ôm cây đàn rồi thử dây một chút, bắt đầu đàn khe khẽ, sợ làm phiền mọi người. Thực chất đứa nào cũng muốn nghe nó đàn nhưng ngại không nói. Tôi cũng nào chịu thua tụi nó là bao, tụi nó ôm đàn, ôm côn, ôm máy tính còn tôi thì ôm gối nằm trên giường hít thở chả khác gì cá nằm trên thớt. Xem ra chỉ có thằng Sơn là người chăm học nhất phòng, nó đang chăm chú vào những cuốn sách Anh Văn dày cộm.
Phim Phong Thần
Người xưa có cầm, kỳ, thi, hoạ thì phòng A12chúng tôi có game, võ, nhạc và ngoại ngữ cũng vang danh. Quá chán cho cái cảnh bất tài nhìn bọn cùng phòng phô diễn tài năng, tôi nhảy cái phịch xuống dưới nền nhà, vỗ vai thằng Tuấn:

- Đi cà phê mày!
- Nắng lắm, ở phòng đi! - Nó uể oải vươn vai, chẳng biết thằng này có dây thần kinh ghen tị không nữa.
- Đi, ở phòng nóng quá! - Tôi viện cớ lí do.
- Thôi, mày đi ra ngoải mình đi! - Nó lười đến độ không thèm quay lại nhìn tôi.

Coi bộ không lay động được ý chí của nó, tôi lại lủi thủi leo lên giường nằm với chiếc quạt. Mặc cho dân tình đang khoe ưu điểm sở trường, chói chang bên tai.

- “Có trò vui rồi”!

Tôi bật dậy, lại nhảy xuống cầu thang, rồi lóc cóc chạy ra khỏi kí túc xá, ghé bên quán tạp hoá ngay cổng lớn vào. Gì chứ cái thứ hàng cấm này, chắc chẳng căn- tin nào dám bán. Cầm được nó trên tay, tôi khấp khởi mừng thầm:

- “Ngon lành cành đào”.
Phim Phong Thần
Trở ngược về phòng, tôi thảy bộ bài xuống dưới nền đánh cái cộp thu hút sự chú ý của dân tình. Khỏi phải nói, tất cả đều dồn lại khoảng trống giữa phòng bé tẹo.

- Giờ tao một tụ, thằng Tuấn một tụ, còn nữa bốn đứa hai tụ.

Một hòn đá trúng ba con chim chứ chẳng chơi,một kế sách phải nói là tuyệt hảo của tôi. Vừa đánh bài giết thời gian, vừa dễ thân nhau hơn, lại vừa có kem ăn, dù thằng thua là thằng trả khiến tôi cũng lo sợ. Lỡ đâu trong phòng này, trình độ đỏ đen của mình là kém cỏi nhất mà còn thích khơi trò thì than ôi, bách nhục xuyên tim.

- Heo...!
- Đè đầu mày chứ heo!
- Má, sao không chặt thằng khác, cứ đè tao hoài vậy.

Có máu cá độ vào là xưng hô bắt đầu thay đổi ngay. Từ bạn với mình thì nay trở nên xuồng xã là tao với mày, thằng này thằng kia. Coi như sắp quen thân rồi đây.

- Ai cho các anh đánh bài ở đây?

Cả sáu thằng giật bắn người, nhìn ra phía cửa.Bảo vệ , bảo vệ tới, không phải nam mà là nữ, một nữ bảo vệ. Nhưng có lẽ nếu là nam thì chúng tôi chẳng chết đứng, há hốc mồm ra thế này. Lực lưỡng và khuôn mặt bặm trợn, không có mộtchút nữ tính nào cả, sinh viên đang đánh bài hay mà nỡ vào hốt sòng cơ chứ.
Phim Phong Thần
- Dạ...! - Chúng tôi lí nhí!
- Không đọc nội quy à, cấm bài bạc!
- Tụi em quánh bài, chứ không quánh bạc! - Thằng Tuấn bắt đầu cái giọng hơi cà chớn tóc vàng hoe của nó.
- Như nhau, coi như lần nàytôi tha! - Nữ bảo vệ xinh đẹp hùng hổ ôm theo bộ bài đi ra khỏi phòng.

Sáu thằng ngơ ngác nhìn nhau khi chiến trận đang bất phân thắng bại, và cũng chỉ còn có mấy điểm nữa là cán đích. Bên kia dãy B số lẻ, nữ các phòng bắt đầu ùa ra chỉ trỏ.

- Ê, mày mua bài ở đâu mày?
- Chi mày, tính chơi tiếp à? - Tôi nhìn xuống bốn thằng còn lại.
- Chứ sao, quê rồi, chuẩn bị xong gồi còn bị phá đám! - Nó mặc quần dài chứng minh lời nói của nó là nghiêm túc.
Phim Phong Thần
Chỉ đường cho nó xong xuôi, tôi thì thầm vào tai nó:

- Mua thêm bộ nữa dự phòng, lỡ bị bắt nữa khỏi đi!

Ngày đầu tiên cả phòng A12 đồng minh liên kết chống lại nội quy của kí túc xá, và bắt đầu cho thấy tinh thần đoàn kết cao độ.Chúng tôi cắt máu, à không, uống nước ăn kem, tự lòng ăn thề với nhau quyết đối đầu bảo vệ.

phim Tình Một Đêm



Tình Một Đêm
Phim Tình Một  Đêm

phim Tình Một  Đêm
Chuyển thể từ truyện tranh, bộ phim Tình Một Đêm (I Do I Do) là câu chuyện tình hài hước và lãng mạn giữa Hwang Ji An (Kim Sun Ah) - nhà thiết kế hàng đầu của một công ty nổi tiếng và một nam nhân viên mới chỉ học hết phổ thông tên Park Tae Kang (Lee Jang Woo). Hai người xảy ra "Tình Một Đêm" và Hwang Ji An mang thai. Website xem phim hay nhất


phim Tình Một  Đêm

Ngày 15/5, Công an quận Long Biên, Hà Nội cho biết sau khi cơ quan này bắt Đỗ Thị Thu Hường (37 tuổi, ở Việt Trì, Phú Thọ) để điều tra hành vi đưa 12 tài xế xe ôm vào nhà nghỉ, thêm 20 người đến trình báo là nạn nhân của nữ quái này. Tất cả cùng bị Hường giăng bẫy 'tình một đêm' với thủ đoạn giống nhau.

Theo cơ quan điều tra, từ giữa tháng 12/2012, Hường sử dụng chứng minh nhân dân giả, đóng vai khách đi lễ chùa, đi thăm người thân để thuê hơn nhiều lái xe ôm chở. Sau vài lần làm quen, cô ta gạ gẫm lái xe vào nhà nghỉ "tâm sự". Lợi dụng lúc họ vào nhà vệ sinh, Hường lục tìm tài sản và lấy xe máy.

Nạn nhân đều là những người đàn ông độ tuổi 50-60. Khi tường trình với cơ quan điều tra, họ lúng túng giải thích lý do vào nhà nghỉ với phụ nữ mới quen để rồi bị mất của.
phim Tình Một  Đêm
Giữa tháng 4, Hường bị bắt và khai khi bán xe gian vờ bảo có bà chị chuyên cầm đồ nên “ôm” được nhiều xe giá rẻ. Do các xe có giấy tờ, Hường dễ dàng tiêu thụ được. Hiện 4 xe đã bị cảnh sát thu hồi để trả lại cho nạn nhân.

Đến giờ, khi nhắc lại vụ án giết người cướp của ở nhà nghỉ Quốc Triệu 2 vào chiều 29.3.2012, nhiều người dân ở Thạch Thất vẫn không khỏi bàng hoàng. Không chỉ bởi nạn nhân là một người đàn bà đáng thương, mà còn bởi sự ra tay dã man, tàn độc của những kẻ “bán mình cho quỷ”. Chỉ vì thiếu mấy trăm nghìn tiền phòng trọ mà Ngô Đăng Thức (SN 1996) và Nguyễn Quang Huỳnh (SN 1994) đã rắp tâm giết người quản lý nhà nghỉ để hòng xù nợ.
phim Tình Một  Đêm
Khi phạm tội, Ngô Đăng Thức mới vừa qua tuổi 15, còn Huỳnh mới gần 18. Nhìn hai gương mặt còn búng ra sữa ấy, ít ai nghĩ rằng chúng có thể quyết tâm phạm tội đến cùng để rồi đẩy một người đàn bà vào thiên cổ. Nhưng lần giở lại quá khứ không mấy sáng sủa của hai “sát thủ tuổi teen” này, người ta phần nào lý giải cho tội ác tày trời mà chúng vừa mới gây ra.

Tuy nhà đông anh em, nhưng do là con trai duy nhất nên Thức có phần được nuông chiều. Trong khi mẹ và các chị em gái đầu tắt mặt tối để đắp đổi miếng cơm, manh áo thì nó chỉ phải làm có mỗi một nhiệm vụ “biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.
phim Tình Một  Đêm
Nhưng với sức học nhàng nhàng, nó cũng chả mặn mà gì cho lắm. Năm lớp 7, vì không đủ điều kiện lên lớp, Thức bị lưu ban. Chán cảnh phải ngồi học cùng bọn “đàn em”, nó bỏ học. Bỏ là bỏ thẳng, nó suốt ngày vạ vật quán game, quán chat. Có khi hứng chí, nó xoáy tiền bố mẹ rồi “dạt nhà” đến mấy ngày liền.

Ngày 22.3.2012, sau khi trộm được hơn một chỉ vàng của bà nội, Thức đem bán lấy 6 triệu đồng rồi rủ Huỳnh “đi bụi”. Mấy ngày đầu tiền bạc rủng rỉnh, chúng tiêu xài như những “cậu ấm, cô chiêu”. Đến khi túi tiền gần cạn, Thức và Huỳnh đến thuê phòng trọ tại nhà nghỉ Quốc Triệu 2 do bà Thân làm quản lý.
phim Tình Một  Đêm
Ngày 25.3.2012, nhân lúc đi chơi ở Xuân Mai, chúng đã mua 2 con dao nhọn giấu vào chiếc túi đựng vợt cầu lông để “phòng thân”. Khi về đến nhà nghỉ, bà Thân đã phát hiện ra hai con dao và bắt chúng phải cất vào bếp rồi mới được lên phòng. Đồng thời, bà cũng không quên yêu cầu Thức và Huỳnh thanh toán bớt tiền thuê trọ. Không đồng xu dính túi, Thức đành để lại chiếc điện thoại làm tin, hẹn vài ngày sau sẽ trả.

Cũng trong quãng thời gian nghỉ trọ ở đây, Thức và Huỳnh phát hiện ra bà Thân là người phụ nữ độc thân, sống lủi thủi một mình. Vả lại, chúng cũng phỏng đoán rằng, những người làm nghề kinh doanh như bà sẽ tích cóp được nhiều tiền bạc. Thế nên, trong lúc quá bí bách và túng quẫn, bọn chúng liền bàn nhau lên kế hoạch giết chết bà Thân, vừa để quỵt tiền trọ, vừa cướp tài sản của nạn nhân.
phim Tình Một  ĐêmChiều 29.3.2012, khi thấy bà Thân lúi húi cắt cỏ ở vườn, Huỳnh và Thức giả vờ lân la bắt chuyện. Mục đích của chúng là nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của bà để chờ cơ hội ra tay.

Khi thấy bà Thân hoàn toàn không phòng bị, Huỳnh nháy mắt làm hiệu để Thức từ phía sau chồm đến đâm một nhát vào lưng người phụ nữ đáng thương này. Đồng thời, Huỳnh cũng lao vào trợ giúp. Hắn dùng tay trái bịt mồm, tay phải dùng dao chém vào cổ nạn nhân.
phim Tình Một  Đêm
Bị những nhát dao trí mạng, bà Thân tử vong tại chỗ. Sau đó, Thức lục túi bà Thân lấy được 1 điện thoại và hơn 300.000 đồng. Đúng lúc ấy, chị Nguyễn Thị S là người quen của bà Thân đến chơi, phát hiện sự việc liền hô hoán. Thức bị bắt tại trận cùng toàn bộ tài sản vừa chiếm đoạt, còn Huỳnh chạy thoát. Đến 1h20 ngày 30.3.2012, Huỳnh cũng bị lực lượng công an bắt giữ khi đang trên đường lẩn trốn.

Mới đây, Ngô Đăng Thức và Nguyễn Quang Huỳnh đã bị TAND TP.Hà Nội đưa ra xét xử. Trước tòa, cả Thức và Huỳnh đều thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội của mình. Khi nghe chủ tọa phiên tòa hỏi: “Tại sao bị cáo lại giết người?”, Thức trả lời tỉnh rụi: “Dạ, tại vì bị cáo quá cần tiền!”. Nghe xong lời khai của nó, không ít người có mặt trong hội trường xét xử phải rùng mình, ớn lạnh.

Đồng thời, khi tường tận về hoàn cảnh của nạn nhân, người ta lại càng dâng lên niềm căm phẫn đối với những kẻ giết người máu lạnh. Hồi còn trẻ, bà Thân cũng từng được lắm “kẻ đón người đưa”, thế nhưng gác lại chuyện chồng con, bà lên đường nhập ngũ. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ với tổ quốc trở về, cũng là lúc bà Thân đã qua thời xuân sắc, tình duyên lỡ dở, bà đành ở vậy từ đó đến giờ.
phim tinh mot dem
Lúc còn sống, bà luôn khát khao về một mái ấm gia đình, ở đó có vợ, có chồng và những đứa con thơ. Thế cho nên, khi Thức và Huỳnh đến thuê phòng trọ, thấy hai đứa áo quần nhếch nhác, bà còn sốt sắng giặt giũ, cơm nước, lo lắng cho chúng như con cháu trong nhà. Bà đâu có ngờ hai đứa trẻ “lòng lang dạ thú” ấy lại lấy oán trả ơn khiến bà mất đi sinh mạng.

“Người ta đã có công cưu mang mình trong lúc khó khăn, không đền đáp thì thôi, tại sao bị cáo còn ra tay giết hại chỉ vì mấy trăm nghìn?”. “Bị cáo muốn lấy lại chiếc điện thoại và cũng định kiếm thêm ít tiền để trả cho quán Net…”- lời khai của những “sát thủ mang khuôn mặt trẻ thơ” ấy đã cắt cứa vào lương tri của rất nhiều người tham dự phiên tòa. Họ không thể ngờ rằng, chỉ vì những đam mê, ham muốn tội lỗi mà những đứa trẻ “mới kịp làm con chưa kịp làm người” kia đã sớm mang tâm hồn ác quỷ để rồi gây tội ác.

Không cứ gì gia đình nạn nhân, ngay cả gia đình, bố mẹ của hai tên Huỳnh và Thức cũng không khỏi bàng hoàng, đau xót khi nghe con mình thú tội. Nỗi lòng của người làm cha làm mẹ nào chả vậy, sinh con ra chỉ muốn chúng thành người, nào ngờ vừa mới tấp tểnh vào đời, chúng đã học rặt thói lưu manh, côn đồ của những kẻ đầu đường xó chợ. Để rồi từ đó, chúng trượt dài vào bóng tối…
phim Tình Một Đêm
Bà M bảo, kể từ khi thằng Thức gây án mạng rồi bị bắt, cả gia đình bà không dám ngước nhìn mặt ai, còn bà thì gần như không có đêm nào chợp mắt. Bà ân hận vì mình đã quá mải mê với chuyện cơm áo gạo tiền để rồi buông lỏng quản lý, giáo dục thằng “quý tử”.

Gia cảnh nghèo khó, bà đã phải một nắng hai sương, “cơm chẳng dám ăn, áo không đành mặc” để dành mọi vật chất, yêu thương nuôi con khôn lớn thành người. Ấy vậy mà chỉ trong phút chốc, nó rước đại họa đổ lên đầu cả đại gia đình. Nỗi đau khiến bà như hóa đá.

Trước phiên tòa, bà M đã chuẩn bị vài thứ lặt vặt để có thể tiếp tế cho con. Thế nhưng, mẹ con cách nhau song sắt, tưởng chỉ một cái với tay có thể ôm trọn đứa con tội lỗi vào lòng, vậy mà bà vẫn phải đứng khóc nhìn con trong bất lực. “Từ bé tới giờ thằng con tôi còn không dám cầm dao cắt tiết một con gà, ấy thế mà chả hiểu ma xui, quỷ khiến thế nào nó lại đi giết người, cướp của? Ối con ơi là con!”- tiếng khóc của bà M cứ rấm rứt, nỉ non suốt cả phiên xét xử. Bao nhiêu nước mắt, tủi cực của người mẹ khi con trai mình vướng vào vòng lao lý là điều không thể nào đong đếm.

phim ỷ thiên đồ long ký




Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 
Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký
Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 



Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 

Nhà Tế Hanh ở bên Nguyễn Thượng Hiền mà cơ quan tôi ở ngay bên Nguyễn Du, từ nơi nọ qua nơi kia, đi bộ chỉ mất dăm bảy phút. Bởi vậy gần như sáng nào, từ bên nhà mình, Tế Hanh cũng rẽ qua chỗ chúng tôi một lúc. Mà cái cách đến chơi của ông cũng lạ. Có khi, anh em đang họp đông đủ, Tế Hanh chỉ vẫy một người nào đó ra thầm thì một câu rồi đi. Tôi hỏi người bạn kia: “Có việc gì quan trọng thế?”, “Cũng chẳng có gì đặc biệt cả, nhưng phải hỏi cho được một người cụ mới yên tâm”. Lại như khi chúng tôi đang ngồi chả làm gì, chỉ chờ người đến góp chuyện. Được một bậc đàn anh như Tế Hanh cùng tham gia thì hay quá rồi còn gì! Nhưng trái với sự chờ đón của mọi người, nét mặt Tế Hanh vẫn ra chiều ngơ ngác, chả ra vẻ hứng thú đón chuyện mọi người, mà cũng chả hứa hẹn rằng có một câu chuyện rất hay, sắp kể. Hình như con người này không có thói quen phải đối diện với cả một đám đông cử toạ. Có mặt giữa mọi người mà ông vẫn mải mê chạy theo những ý nghĩ của mình, đầu óc để tận đâu đâu, chỉ thỉnh thoảng chợt nhớ ra một điều gì đó ông vỗ vai thầm thì vào tai người ngồi cạnh, rồi lại ngơ ngác suy nghĩ tiếp, hoặc xách túi lẳng lặng chia tay anh em trước. Chắc chắn đó không phải là người của những cuộc đối thoại say sưa! Mà trước tiên, đó càng không phải là người của những ý tưởng nồng nhiệt, nói ra có thể làm đảo lộn đầu óc, hoặc gây ấn tượng thật đậm với những người chung quanh! Thành thử ngay khi Tế Hanh ngồi giữa đám đông, người ta vẫn thấy ở ông nhu cầu trao đổi trò chuyện một hai câu với một người nào đó thật ra là một biến tướng của nhu cầu độc thoại, kết quả sự đắm chìm triền miên của ông vào bản thân mình ngay giữa cuộc sống hàng ngày. Có điều, khi nhớ lại những nhận xét bất chợt của Tế Hanh – lại được ông nói ra một cách khó khăn, nói kiểu nhát gừng, hoặc lụn vụn dang dở – chúng tôi vẫn cảm thấy thường khi đấy là những ý kiến độc đáo, của một người có gu, tinh tế và đáng ghi nhớ nếu không hơn thì cũng không kém các ý kiến được nói theo kiểu hùng biện và đầy sức thuyết phục. Ở con người này, sự đơn điệu tẻ nhạt và sự sâu sắc đôi khi lẫn vào nhau, tồn tại cạnh nhau, xuất hiện cùng nhau tới mức dễ lầm lẫn, song khi nghĩ lại, người ta vẫn thấy có sự phân biệt rành rẽ.
Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 
Từ lối nói chuyện hàng ngày như thế này, tôi nghĩ đến cả đời thơ đời sáng tác của Tế Hanh. Trong thơ Việt Nam tiền chiến, ông chưa bao giờ tạo được một sự hấp dẫn lạ lùng như Hàn Mặc Tử hoặc Nguyễn Bính, cũng không có lúc nào làm chủ thi đàn như Thế Lữ hoặc Xuân Diệu. Nhưng ông vẫn có chỗ của mình. Tập Nghẹn ngào từng được giải thưởng Tự Lực văn đoàn. Từ sau 1945, ông vẫn làm thơ đều đều, những tập thơ mỏng mảnh, giọng thơ không có gì bốc lên nồng nhiệt, nhưng được cái tình cảm hồn nhiên, và tập nào cũng có một ít bài đáng nhớ, khiến cho ngay sau Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu người ta nghĩ ngay đến Tế Hanh. Tô Hoài có lần kể với tôi: Có một tay làm văn hoá khá lâu ở Đại sứ quán nọ mới hỏi thăm mình về một nhà thơ đáng yêu lắm mà hắn quên mất tên. “Ông ta là loại người như thế nào?” “Dáng đi chậm rãi, tay quờ quờ như là đang đi men tường thế này” “Thế thì ông Tế Hanh?” “À, phải rồi, Tế Hanh”. Cái hình ảnh người đi men tường nói ở đây, có lẽ không chỉ đúng với con người rù rì lần bước của một Tế Hanh ngoài đời, mà có lẽ, cả một Tế Hanh trong thơ. Tế Hanh thỉnh thoảng cũng có những lúc đi đến tận cùng mọi sự việc, những lúc bốc lên:
Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

- Cà phê chạy tới tương lai

- Nông trường ta rộng mênh mông

Trăng lên trăng lặn vẫn không ra ngoài

Nhưng thường trực hơn, và đúng chất Tế Hanh hơn là những nhẹ nhõm “nỗi vui nỗi khổ đều qua vội vàng”, những lơ mơ bất định “thân buông theo gió hồn theo mộng”, từ đó, là những lửng lơ, ngơ ngẩn, những hành động vu vơ, và những dừng lại bất chợt.

- Những ngày buồn nhớ lại thấy vui vui

Những ngày vui sao bỗng thấy ngùi ngùi

hoặc:

- Tôi đi để mặc cỏ may

Hai bên bờ biếc ghim dày quần tôi

- Dừng chân trước một quả đồi

Gỡ từng sợi cỏ, tôi ngồi nhìn thu
Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 
Chế Lan Viên, trong lời bạt viết cho Tuyển tập Tế Hanh (1987) từng nói tới cái tạng riêng, cái gu riêng nó là nét độc đáo của Tế Hanh bên cạnh các nhà thơ khác:

“Dù anh viết khá hay về biển, biển trong bão dữ, nghĩ đến anh tôi vẫn nghĩ đến cái êm đềm của những con sông. Chim anh viết hay, không phải chim hải âu mà là chim én. Anh có thể tả mùa hè rực rỡ nhưng hình như anh xúc động nhất mùa thu. Anh không tả giỏi mặt trời bằng tả vầng trăng (…) Mặt trời của anh khi nào chói quá thì anh kìm nó lại bằng một dòng sông hay những bóng cây xanh. Và cây xanh thì có lẽ anh yêu nó hơn, khi ở trong vườn (…) hơn là ở những khu rừng (…) Nếu vào trong khu vườn, Xuân Diệu sẽ ngoạm vào cả các trái hồng lẫn các trái xanh, Huy Cận lắng nghe chất nhựa trên cành, người nào đó hì hục tìm thơ trong bộ rễ âm thầm, còn với Hanh thì màu xanh của lá cũng đủ cho anh hạnh phúc”.

Ở đây không phải vấn đề tính cân tính lạng khen chê thuần túy, ở đây chỉ có chuyện chúng ta, những người đọc và các đồng nghiệp, phải chấp nhận một lối sống, một phong cách. Cái phong cách ở Tế Hanh không gắt lên như một Nguyễn Tuân trong văn xuôi, một Hàn Mặc Tử trong thơ, song vẫn là một phong cách tự nó đã hoàn chỉnh và ổn định.

II

Mảnh Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký  ất miền Trung Trung Bộ từ Quảng Nam đến Bình Định là một trong những cái nôi lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại, nơi đã sinh ra Quách Tấn và Chế Lan Viên, Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử… Quê hương Quảng Ngãi của Tế Hanh nằm ở khoảng giữa của cái nôi đó, trong số các đồng hương của ông, có những thi sĩ cũng rất độc đáo như Bích Khê. Có điều, cũng như mọi người khi lớn lên và có sự tiếp nhận ảnh hưởng thơ, ông không dừng lại ở tỉnh nhà mà có lúc ra Huế, học với Huy Cận, có lúc sát cánh trong Việt Minh Trung Bộ, bên cạnh Tố Hữu, Hải Triều, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên… Sự đưa đẩy của lịch sử đã khiến cho hầu hết những người thuộc lứa tuổi ông thường có được những từng trải dày dạn.
Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 
Ví dụ nếu như trong kháng chiến chống Pháp, cực nam Trung bộ đã nổi tiếng như một mảnh đất thử thách tức một thứ chiến trường ác liệt nhất của miền Trung, thì trong số ít ỏi những đoàn văn nghệ sĩ đi vào cực nam những năm ấy, có Tế Hanh (trở về ông viết bài thơ khá nhất của ông hồi ấy, bài Người đàn bà Ninh Thuận).

Lại ví như, trong thời gian chống Mỹ không đi B. dài như Nguyễn Văn Bổng, song đến đầu 1975, tức là một thời điểm cũng khá khó khăn, Tế Hanh lại có mặt trong một đoàn văn nghệ sĩ, đi dọc Trường Sơn, cho mãi tới chiến trường Nam Bộ.

Ấy là không kể bao nhiêu thử thách đã đến, từ thời gian chia sẻ bom đạn với Hà Nội, Nam Định, những ngày ăn mì sợi, mua thịt theo phiếu như mọi người dân thường tới những đợt đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ.
Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 
Tuy nhiên, hình như con người Tế Hanh có vì những sự tôi rèn đó mà thay đổi thì cũng là rất kín đáo. Trước sau, ông vẫn giữ nguyên cái tính cách ngơ ngơ ngác ngác và cái xúc động hồn nhiên kiểu học trò của mình – ít ra là ở bề ngoài.

Về mặt chức vụ mà xét, trong nhiều năm, Tế Hanh từng là ủy viên Ban chấp hành hoặc Thường vụ Hội Nhà văn (như Ban thư ký về sau), từng mười năm liền phụ trách đối ngoại của Hội, từng có chân trong Ban phụ trách nhà xuất bản Văn học những năm nó còn thuộc về Hội. Nhưng ông đã dễ dàng thoát ra khỏi các ràng buộc đó để trở về vị trí một người lao động có nghề, một nhà thơ lấy sáng tác làm lẽ tồn tại.

Nói vậy, liệu có nghĩa là bảo Tế Hanh hoàn toàn thoát tục, và sống khờ khạo, không biết lo liệu những chuyện riêng? Còn nhớ ai đó đốp chát hỏi Tô Hoài: “Người ta bảo anh khôn quá, anh nghĩ sao?” “Cậu tính, sống được ở trên đời này, ai chẳng phải có chút khôn, cái chính là đừng khôn lỏi, lộ liễu, đừng tham quá đến mờ cả mắt mà thôi”. Cái định lý của Tô Hoài quả là đúng với mọi người, kể cả trường hợp Tế Hanh chúng ta đang nói. Khi nghe tôi bảo rằng ông Tế Hanh luôn luôn ngơ ngác, mấy đồng nghiệp phũ mồm đã bảo ngay là ngơ ngác làm sao, có cái gì người khác có mà ông ấy thiệt thòi không có đâu? Lại có người lặng lẽ bổ sung một nhận xét: “Ấy, nhưng một kinh nghiệm của tôi là muốn biết đời sống văn nghệ có gì mới cứ gặp ông Tế Hanh, cái ăng-ten của ông ấy thuộc loại cực nhạy, nói nôm na là bố ấy cũng ma xó lắm!”. Vâng, các nhận xét ấy đều có lý, mỗi con người là một thế giới không cùng, và nói chung là chúng ta sẽ thất vọng, khi muốn tìm hiểu quá kỹ về một người nào đó. Song tôi cứ thấy trên đại thể thì Tế Hanh, đó vẫn là một người dễ chịu. Người giữ được cái cốt cách thi nhân. Người biết điều. Và người có khôn, thì cũng là khôn kín đáo.

Điều này lại cũng thấy rõ cả trong sáng tác. Qua cách sống cách viết của Tế Hanh, có cảm tưởng là ông rất hiểu cái tạng mà một nhà thơ mang tên Tế Hanh mang sẵn trong mình, và ông có thể là không cố ý, nhưng thật ra đã làm mọi cách, để cái tạng ấy được bền chắc và độc đáo. Khả năng sống hoà hợp với mình, hơn nữa khả năng giữ mình thật là mình, chỉ là mình, đã chi phối việc làm thơ của Tế Hanh trong mọi khâu từ chọn đề tài, chọn cách nói, cho đến sử dụng ngôn ngữ, thể loại. Nhưng trước tiên nó ở cái điệu tâm hồn của nhà thơ.

Mặc dù cũng trải qua đủ mọi khó khăn vất vả như mọi người đương thời, nhưng ông thích nói về những gì êm ả, dịu dàng.

Mặc dù nhận ra đủ mọi sắc thái gắt đậm, cùng là những cay chua mặn chát của đời sống, nhưng khi làm thơ, ông chỉ muốn viết về những sắc màu tươi tắn, những tấm lòng nhân hậu.

Mọi việc ở ông đôi khi như là tự nhiên mà nói, tự nhiên mà làm, không cần chủ tâm chủ định, mà cũng không cần lên gân lên cốt cố gắng.

Một người như thế sẽ có những thiệt thòi riêng, nhưng lại có những may mắn riêng, những niềm vui riêng mà cái niềm vui lớn nhất là có thể dồn tất cả nghị lực cho sáng tác, và dễ cảm thấy là chỉ ở đấy, mình mới được sống trọn vẹn.



III
Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 
Lần đầu tôi được gặp Tế Hanh là vào đầu 1968, tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ tư. Đại hội khai mạc ở Hội trường Ba Đình khá long trọng. Nhưng vì hoàn cảnh thời chiến nên làm việc ở tổ là chủ yếu. Đại hội kết thúc bằng một bữa cơm thân mật tổ chức tại khách sạn Phú Gia để chiêu đãi các đại biểu. May mắn cho tôi là trong bữa cơm ấy được ngồi cạnh hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung và Tế Hanh. Mới gặp tôi lần đầu, nhưng Tế Hanh đã dành cho tôi sự tin cậy bằng cách đặt ra một câu hỏi mà tôi nhớ suốt đời. Câu hỏi đó như thế này:

- Cậu là nhà phê bình, cậu hãy cắt nghĩa thử xem tại sao, nhiều tập thơ mình làm trầy trật mãi không xong, trong khi hai tập thơ hay nhất của mình, Nghẹn ngào và Gửi miền Bắc, những bài chính chỉ làm trong độ nửa tháng.

Người sáng tác nào chẳng có lúc run rẩy cảm thấy tự mình không hiểu được mình. Nhưng ở đây, còn hơn là một bỡ ngỡ thông thường, nó là một cật vấn, một ám ảnh: có lẽ sáng tác là một cái gì rất bí mật, người ta có thể tìm kiếm hoài mà vẫn không ra lời giải đáp. Và như vậy thì thành tựu là cái ta không thể sấn sổ đuổi bắt được, mà hãy cứ làm việc hết mình, rồi tự nhiên nó sẽ tìm đến.

Hình như đằng sau cái câu hỏi về thơ của riêng mình, Tế Hanh muốn truyền sang người đối thoại một nhận xét chung và một tâm trạng chung như vậy.

Kể ra, được thúc đẩy bởi những cơn say sưa tập thể, con người ấy thỉnh thoảng cũng có những bốc đồng. Không ai khác, chính Tế Hanh có lần tự hào nói về thế hệ tiền chiến: “Bọn tôi, từ thuở 20-25 đã làm nên Thơ mới… Rồi bọn tôi thay nhau dẫn đầu trong thơ viết về chống Mỹ, cũng như có những bài thơ hay nhất ca ngợi chủ nghĩa xã hội…”. Bọn tôi, Bọn tôi… những nhận xét có tính chất tổng kết ấy có vẻ hợp với Chế Lan Viên hơn. Còn theo tôi nhớ, khẩu khí Tế Hanh thường khác. Khi nhìn lại thơ mình, và các đồng nghiệp, nhất là phần thơ mình, Tế Hanh có những rụt rè đáng yêu mà cũng là những nghiêm khắc biết điều hơn.
Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 
- Gặp em câu cuối cùng chưa nói

Buổi sớm qua rồi đã sắp trưa

Góc sân ánh nắng còn lưu luyến

Dừng lại trên chùm hoa báo mưa

Đấy là mấy câu thơ bâng quơ Tế Hanh cho in trong tập Đi suốt bài ca (1970). Khi thấy tôi ngỏ ý thích, Tế Hanh tâm sự:

- Cũng là ngẫu nhiên viết ra thôi. Ngồi trên xe vào Vĩnh Linh với cụ Tú Mỡ, cụ chỉ vào một giống hoa bên đường mà không ai biết tên, hỏi hoa gì đấy, mình nói buột miệng: chắc là hoa báo mưa.

Nhiều người viết cứ có thói quen thổi phồng những băn khoăn tìm tòi cùng là những dằn vặt trước trang giấy trắng. Nào tôi đã chủ bụng như thế này, quyết phải sáng tạo như thế kia. Nào lúc viết, cứ như có ai ốp đồng vào tay mình, một trạng thái thăng hoa kéo dài, mà bây giờ có nằm mơ cũng không lấy lại được nữa! Trong khi vẫn giữ nguyên mọi thành kính với sáng tác của bạn bè cũng như của bản thân, song Tế Hanh của tôi – nghĩa là cái con người Tế Hanh trong những lần nói chuyện riêng với tôi, mà cũng chính là con người Tế Hanh bộc lộ qua một số bài viết – cứ hàm cái ý ngược lại. Tổng kết đời mình, ông bảo cũng có những thành công, nhưng nhiều thất bại. Đứng trước những bài thơ hay, ông bảo ở mình có cảm giác nước đôi, lúc nghĩ như mình cũng viết được, lại có lúc nghĩ mình hoàn toàn bất lực. Và giả sử hiếm hoi có viết ra được vài câu có người khen hay thì ông cứ muốn thú nhận với mọi người là những dòng thơ ấy, ông đã ngẫu nhiên mà bắt được, chẳng qua là ông gặp may chứ không tài cán gì. Với một nụ cười ngượng nghịu ông sẵn sàng thú nhận với chúng ta rằng, làm thơ dễ sa đà lắm: “Có một hồi, tôi toàn viết lục bát. Lại có một hồi làm bài nào cũng ra thất ngôn. Nghĩ lại thì chẳng qua mình quen tay và nếu không cảnh giác với mình, khéo cứ theo mãi những lối mòn có sẵn”. Không rõ người khác có tin những lời tâm sự ấy của Tế Hanh, song về phần tôi, phải nói là tôi tin, cái chính là vì nó là một cái nhìn phải chăng về công việc của giới cầm bút. Nó không dẫn người ta tới sự thần bí hoá sáng tác, mà cũng không dẫn tới buông thả, lười biếng. Ngược lại nó yêu cầu người ta luôn luôn tỉnh táo đánh giá chính mình và các đồng nghiệp. Và tất cả là dựa trên một nhận thức cơ bản: nghề này rất khó.
Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 
Cũng nên nói thêm là bề ngoài có vẻ lơ mơ vậy, nhưng Tế Hanh thường chịu đọc người khác, và có cách đánh giá độc lập về sáng tác của người khác. Thỉnh thoảng có điều gì, cần hỏi về ai, tôi vẫn tìm gặp Tế Hanh và thường được ông trả lời bằng những nhận xét ngắn gọn, trực tiếp. Những cuộc trò chuyện với Tế Hanh không bao giờ thật hào hứng nhưng thường khi vẫn có những khía cạnh hữu ích, lý do là ở chỗ ấy.



IV

Không chỉ trong việc làm thơ mà còn có một lĩnh vực nữa mà ở đó, cái lối sống lối làm việc bất chợt, tuỳ tiện, có lúc như là thiểu năng bạc nhược ở Tế Hanh có dịp bộc lộ đầy đủ, đồng thời đằng sau đó, ở một tầng sâu hơn, lại là một Tế Hanh có vốn học khá rộng, một con người có thói quen làm nghề nghiêm túc, đã tự nguyện làm và muốn làm bằng đuợc những việc một người cầm bút phải làm. Đó là câu chuyện của Tế Hanh khi đi dịch, và rộng hơn, việc tiếp xúc của ông với văn hoá nước ngoài.

Cũng như Xuân Diệu, Nguyễn Xuân Sanh, Chế Lan Viên, Huy Cận… Tế Hanh thuộc lớp các nhà thơ được đào tạo kỹ ở nhà trường Pháp thuộc. Đối với các ông, cái vốn ngoại ngữ mà các thế hệ đến sau thường mơ ước, cái vốn ấy được gây dựng một cách tự nhiên; tiếng Pháp ở các ông gần như tiếng mẹ đẻ. Thành thử dịch thơ đối với mỗi người thường là một việc không đòi hỏi quá nhiều gắng gỏi.

Nhưng mỗi người trong họ lại có cái cách dịch và đọc riêng.

Xuân Diệu chẳng hạn. Đã làm việc gì, là Xuân Diệu đào cùng tát cạn. N. Hikmet và P. Neruda, Dmitrova, N. Guillen…, Xuân Diệu đã chạm vào ai là dọn ra một mâm đầy đặn. Những sáng tác của người ấy, tức là mỗi tác giả lớn ấy, được ông tổ chức dịch và giới thiệu hoàn chỉnh thành một tập riêng, đứng tên ông, ít nhất cũng là góp thêm một dòng trong cái mục Cùng một tác giả đặt ở mấy trang đầu các cuốn sách của ông.

Lối làm việc của Tế Hanh thì hầu như ngược lại.

Trong khi cũng lang bạt phiêu lãng giữa cánh rừng thơ, hầu như chưa bao giờ ông thuộc về ai hoàn toàn. Thuý Toàn dịch Pushkin ư, ông sẽ gửi tới bài Một bờ bến khác. Bằng Việt dịch J. Ritsos ư ? Ông cũng có cả một chùm để góp cho tập Tôi muốn nói bằng ngôn ngữ tình yêu ấy, nhưng chỉ là một chùm nhỏ. Rồi Hugo, rồi L. Hughes, rồi S. Petofi, rồi B. Brecht, hầu như không có nhà thơ lớn nào mà ông không từng đọc, và giá ai kia có làm riêng tập thơ về nhà thơ lớn đó ông cũng có thể góp một hai bài. Nhưng chỉ có thế! Rất chật vật là những lần tự ông phải thầu dịch cả một nhà thơ nào đó. Thể nào ông cũng cần đến người chi viện. Và tập thơ ấy thường mỏng, lời giới thiệu thường ngắn gọn. Ông không yêu ai đến cùng, hay không đủ sức làm một công trình dịch thuật trọn vẹn – nói như thế nào cũng được. Thế nhưng không phải như vậy mà nói rằng sự đọc nước ngoài của Tế Hanh tuỳ tiện chểnh mảng. Ngược lại, trong cái vẻ ngẫu nhiên gặp đâu hay đấy của mình, ông lại có một sự quan tâm thường trực với văn học nước ngoài và có thể nói là luôn sống với nó một cách sâu sắc. ở đây ông không làm dáng làm bộ, không ra vẻ một tín đồ cuồng nhiệt, mà cũng không có lối vụ lợi, đọc đến đâu phải dịch, phải cho in, phải kiếm lời hoặc phải vận dụng vào các sáng tác trước mắt ngay lập tức – không, việc đọc và dịch với Tế Hanh đơn giản hơn nhiều. Làm nghề gì, thì cũng phải biết bên Tây bên Tàu người ta làm nghề ấy thế nào, nữa là nghề cầm bút – ấy, đại khái lý lẽ thúc đẩy ông là như vậy. Lâu dần, ông biến đọc và dịch thành một niềm vui, một việc hàng ngày như phải ăn phải uống, và trong khi cứ đủng đỉnh mà đi, không quá bị ràng buộc bởi những chủ đích có sẵn, đôi khi ông lại hái được những trái đẹp.

Ngay từ 1961, trong tập Thơ Aragon do nhà xuất bản Văn học cho in, Đào Xuân Quý viết lời giới thiệu, Tế Hanh đã đóng góp vào mấy bài dịch rất hay mà như tôi nhớ trong những năm chống Mỹ, Lưu Quang Vũ rất thích, thường đọc đi đọc lại:

- Chuyện nhân thế nhờ em anh biết được

Anh nhìn đời theo con mắt của em

- Hỡi em của anh, em của anh, chỉ em là còn lại
Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 
Trong hoàng hôn buồn bã của cuộc đời

Khi anh mất cả dòng thơ êm ái

Cả dòng đời, cả tiếng nói niềm vui

Vì anh muốn tiếng yêu em anh nhắc lại

Tiếng mới đau sao khi thiếu mất em rồi.

Vậy là Tế Hanh đã dịch cả Eluard lẫn Aragon. Dịch Eluard còn có lý – cái chất của tác giả Tự do, chắc là Tế Hanh dễ chia sẻ. Nhưng đằng này, cả cái chất dày dặn, nồng đậm của Aragon, Tế Hanh cũng nắm được chắc chắn. Mà việc này có lý do sâu xa của nó! Tế Hanh thích Aragon ở cả cái phía con người phức tạp của nhà thơ Pháp, thế mới lạ.

Hồi đó là năm 1982. Nhà xuất bản Tác phẩm mới nơi tôi làm việc cho in cuốn Mười nhà thơ lớn của thế kỷ. Tế Hanh đọc và bảo ngay:

- Mình rất thích cái ý của bà Alighe: Thơ Aragon có lúc như những vòm đại lễ cao cả của nhà thờ, có lúc như những hành lang tối tăm. Cả hai cái đó mới thành Aragon.

Lại còn một nhà thơ nữa là René Char, theo Tế Hanh bảo, thì cũng là một cực khác của thơ Pháp hiện đại. Nhưng – Tế Hanh bổ sung – R. Char và Aragon, hai ông này không chịu nhau. Và một biên tập viên ở một nhà xuất bản Pháp nhăn nhó kể khổ: khi giữa các ông lớn có chuyện thì người hứng chịu là cánh lau nhau chúng mình.

Về Ritsos:

- Hồi tôi chữa bệnh ở Đức, gặp một người Hy Lạp biết tiếng Pháp. Nhà thơ đầu tiên mà người Hy Lạp này nhắc tới là Ritsos.

Sau một lần tiếp mấy nhà thơ Liên xô, cuối 1983:
Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 
- Người vừa mất đi mà họ coi là thiệt thòi nhất trong năm 1983 là Vysotsky, thế mới lạ. Hoá ra, chính ở thời bây giờ, những nhà thơ kiểu du ca vẫn có vị trí của họ.



Cứ thế Tế Hanh lẩn mẩn nhặt nhạnh được tài liệu trên báo chí, sách vở, và kể với chúng tôi đủ thứ chuyện. Những chi tiết tưởng nho nhỏ, không đâu vào đâu người khác có thể bỏ quên. Nhưng Tế Hanh thì nhớ. Không những tác phẩm, mà đời sống của người sáng tác, những mối quan hệ riêng tư của họ với nhau, cũng được ông lọc ra rất nhanh giữa bộn bề tài liệu, để rồi vừa chiêm nghiệm, vừa kể lại với người khác.



V

Sau giai đoạn trẻ trung sôi nổi, có những người già đi như một sự đổ sụp. Thế chỗ cho những vùng vẫy bươn chải là những chậm chạp mòn mỏi, khiến cho người ta cảm thấy một sự tương phản rõ rệt, và dễ sinh ra tiếc nuối khi nhớ lại hình bóng hôm qua.

Lại có những người hiu hiu uể oải ngay từ khi còn trẻ, loại người này chuyển sang tuổi già một cách dễ dàng đến mức tự nhiên, và người chung quanh sẽ chung sống với cái người đang già đi ấy không chút khó khăn, dù khi nhìn lại, vẫn không thể không nhận ra dấu ấn của thời gian khắc nghiệt để lại trên dáng đi, trên nét mặt con người mình quan sát.

Trong số các cây bút hiện thời, chịu sự tác động của thời gian theo cái kiểu thứ hai trên đây vừa nói, trong tâm trí bọn tôi, luôn luôn có Tế Hanh.
Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 
Thời trẻ, tức là những năm tuổi mới bốn mươi, ông đã thuộc lớp nhà văn sống qua hai chế độ. Cộng với bản tính sẵn có ông trở nên sớm đơn độc, sớm quay về với sáng tác, nghĩa là sớm có cách sống của một người già. Nhưng từ ấy, gần như ông không già thêm nữa. Hàng ngày, ông đi về trước mắt mọi người như một cái bóng – bảo có cũng được, mà không cũng được, không gây một ấn tượng gì thật đậm. Thỉnh thoảng Tế Hanh chỉ nói một hai câu, nhưng người ta lại lập tức cảm thấy lâu nay, ông biết tất cả, ông nghe được hết những gì là quan trọng, là cái chính mọi người cần nghe, và hoá ra ông vẫn hiện diện bên chúng ta, hiện diện với đúng mọi nghĩa của nó. Nghĩa là có chứng kiến, và có phát biểu, có tìm cách nói lên sự lắng lại của lòng mình trước điều đã chứng kiến.

Từ khi bước sang tuổi 70, Tế Hanh yếu hẳn. Không phải chỉ đi chậm, nói chậm, mà nhìn cũng chậm – một con mắt của ông phải mổ. Trong khi bằng trạc tuổi ấy, Tô Hoài còn hóm hỉnh tinh nhanh không kém ngày xưa thì Tế Hanh như nẫu đi, tóp lại. Bây giờ người đi men tường không chỉ sang chỗ nhà xuất bản chúng tôi vào các buổi sáng mà hầu như cả ngày, đi đâu về cũng ghé vào. Ông cũng không cần gọi ai ra nói riêng nữa: thấy chúng tôi đang họp, ông loay hoay tìm một cái ghế ngồi cạnh. Dù chẳng hào hứng nghe ngóng gì và chỉ ngồi một chốc một lát lại đi, song ông vẫn thích làm thế, còn chúng tôi cũng xem là chuyện tự nhiên. Những hôm cơ quan không họp, chỉ quây quanh bàn nước trò chuyện, giao ban đời sống văn nghệ, thì Tế Hanh ngồi lâu hơn. Ông nhờ ai đó, đọc hộ một cái thư, hoặc mấy tài liệu mới nhận được. Và ông chia sẻ với mọi người những ý nghĩ nảy sinh giữa cuộc sống lẩn mẩn hàng ngày.

- Đứa con mình ở Tiệp vừa về. Nó bảo vừa được chứng kiến tổng thống Mỹ đến thăm Praha. Và ai có thể tưởng tượng là ông tổng thống quan trọng ấy cầm lấy một cây kèn để thổi, quan khách cùng nghe.

- Hàng xóm nhà mình có một thằng bé ăn dưa lê phải vào viện đấy. Dưa có phun thuốc sâu!

- Chỗ này thì mình đồng ý với Nhàn, trong số những người được giải Nobel văn chương mươi năm nay, thì Octave Paz là người gây ấn tượng nhất. Ở ông ta có 100% văn hoá bản địa mà lại cũng 100% văn hoá phương Tây. Nhưng mình nhớ có đọc đâu đó, Octave Paz và G. Garcia Marquez rất không thích nhau.

- Mình vừa viết một mẩu hồi ký ngắn, kể chuyện sang Trung Quốc dự lễ kỷ niệm Lỗ Tấn với Phan Khôi. Lúc đến thăm một cái đài cao ở Thượng Hải, ông ấy bảo ông ấy già, ông ấy không lên. Nhưng lúc ở chân tháp nói chuyện, ông dẫn một bài thơ cổ Trung Hoa khiến các bạn bên ấy rất phục.
Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 
- Đây! Mình tặng ông cái này, bài báo của Nhất Linh viết về tập Nghẹn ngào, khi tặng giải thưởng cho nó. Ông Chế Lan Viên viết lời bạt cho Tuyển tập Tế Hanh có dẫn ra rằng trên báo Ngày nay có viết về Tế Hanh thế này, thế này, chính là dẫn ra từ bài báo của Nhất Linh, chỉ không dẫn tên tác giả ra thôi.

- Công của Chế Lan Viên với thơ ta sau 45 rất lớn, ông ấy mang vào cái chất chính luận, mà thơ cũ không có. Nhưng đọc lại thì thấy văn xuôi của Chế Lan Viên không được, nhiều lý sự quá, đọc mệt. Văn xuôi của Xuân Diệu tự nhiên hơn. Phải cái ông Diệu nhát quá. Có lần ông bảo mình: Tế Hanh dám viết về Phạm Thái là dũng cảm đấy. Mình cũng yêu Phạm Thái mà chưa dám viết.

- Sao người ta cứ bảo truyện Cu Lặc của Tô Hoài là một vết nhọ với lại những vô nhân đạo gì gì nữa ấy? Tôi thì tôi lại thấy ở chỗ ấy, Tô Hoài đi rất gần với một quan niệm hiện đại của phương Tây về con người.

Đại khái như vậy. Tế Hanh hôm nay cũng như Tế Hanh hôm qua, chuyện đời lẫn với chuyện văn chương, và văn chương trong nước lẫn với văn chương thế giới. Vẫn như xưa, mọi chuyện được ông nói ra nhát gừng, đứt đoạn. Song khi đã sống cả một đời người với văn học, khi về già không có chuyện gì khác ngoài chuyện văn học, thì điều nói ra dù có vu vơ lặt vặt đến đâu, thường đấy cũng là những chi tiết văn học sử, mà lớp sau nên biết.

Năm 1982, Tế Hanh có viết Tủ sách của cha tôi, bài thơ nói chuyện tủ sách, mà hiểu rộng ra là nói chuyện những biến chuyển trong đời sống văn học mấy thập kỷ vừa qua khi xã hội chuyển từ nền văn hoá còn sử dụng chữ Hán của lớp người cũ, qua nền văn hoá ảnh hưởng Pháp của lớp người như Tế Hanh, tiếp đó đến lớp trẻ đua nhau học tiếng Nga hồi nào và lao vào tiếng Anh hiện nay. Sự thể thì có vẻ hơi buồn buồn: cái tủ ngày một hỏng “con rồng cụt mất đuôi – chuột chui vào cắn phá” và bao nhiêu sách vở rồi cũng tiêu tán:

Có lần tôi tìm mãi

Một tập A ragon

Ra chợ trời lại thấy
Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 
Đề giá năm mươi đồng

Lòng tràn đầy cảm thương

Tôi lặng nhìn tủ sách

Thơ Đường đem gói đường

Thơ Pháp làm giấy nháp

Đề tài về sự dâu bể đổi thay vốn quá quen thuộc với văn học, khi lùi ra xa một chút để nhìn đời, người ta dễ có sự cám cảnh như vậy. Nữa đây lại là Tế Hanh, người ngay từ năm 20-21 tuổi đã cảm thấy mình là một con đường quê, “kéo nỗi buồn không dạo khắp làng”, đã thấm thía rằng ở đời có cả mất và được vui và buồn:

Tôi đã từng đau với nắng hè

Da tôi rạn nứt bởi khô se

Đã từng điêu đứng khi mưa lụt

Đất lở thân tôi rã bốn bề



San sẻ cùng người nỗi ấm no

Khi mùa màng được, nỗi buồn lo

Khi mùa màng mất – tôi ngây cả

Với những tình quê buổi hẹn hò



Và thế đời tôi hết cái buồn

Trong lòng cực khổ đắm say luôn

Tôi thâu tê tái trong da thịt

Hương đất hương đồng chẳng ngớt tuôn

Tế Hanh ấy, khi về già, viết Cái tủ sách của cha tôi, có gì là lạ?

Khi nghe tôi nhắc đến Lời con đường quê, Tế Hanh nói ngay:

- Ấy đấy chính là bài thơ đầu tay tôi viết.

Và ông liên hệ đến những bài thơ ở tuổi 70.

- Hoá ra cuối cùng mình lại trở về chính mình.

- Thế nhưng rút cục thì anh vẫn cảm thấy thế là mình cũng được nhiều và đời cũng đáng sống chứ?

- Ờ, cả Aragon chua chát là thế, rồi Aragon cũng phải bảo: Tôi xin thưa thật đẹp cái đời này.

Thường những câu chuyện rời rạc của chúng tôi đến đoạn ấy là bí, không còn gì để nói nữa. Mọi việc không như ý muốn! Đời thật lắm chuyện! Nhưng trải qua hai cuộc chiến tranh mình còn được sống được làm thơ, còn may mắn hơn khối người khác thế là được rồi.

Có vẻ như đấy cũng chính là những ý nghĩ mang tính cách tự an ủi thường đến với Tế Hanh sau khi đã chất lên vai một cuộc sống trong ba phần tư thế kỷ!
Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 
Kể ra nghĩ như thế cũng là mòn, là sáo. Nhưng xem thế này thì biết: vĩ đại như tác giả Truyện Kiều, rồi cũng phải cho Kim Kiều tái hợp, và phác ra cảnh đoàn viên rất cải lương. Nữa là tất cả chúng ta, tránh sao được một sự thoả hiệp? Có lẽ bởi vậy, mà Cái tủ sách của cha tôi được kết lại bằng mấy câu:

- Tôi tự nhủ ngày kia

Cháu con dùng cái tủ

Đựng thơ khắp nơi nơi

In trong nhiều thứ chữ


Phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký 
Một cái tủ con con

Trải qua bao thời đại

Những thơ hay cổ kim

Vẫn lưu truyền mãi mãi

Nếu có bảo đấy là một thứ di chúc của Tế Hanh cho các thế hệ đến sau thì tôi biết, Tế Hanh cũng không phản đối.