Tuesday, May 28, 2013

Yêu Thầm 99 Ngày

Yêu Thầm 99 Ngày
Yêu Thầm 99 Ngày 



Yêu Thầm 99 Ngày 
Yêu Thầm 99 Ngày - Love In Time 2012 (HD) Đạo diễn: Leefire Diễn viên: Huỳnh Tông Trạch, Đặng Lệ Hân Thể loại: Hài Hước, Tình Cảm Sản xuất: Universe Entertainment Quốc gia: Trung Quốc Thời lượng: 103 phút Năm phát hành: 2012 Nguồn: Sưu tầm Giới thiệu: Bộ phim "Yêu Thầm 99 Ngày - Love In Time 2012 (HD)": kể về tình yêu đơn giản nhưng lãng mạn giữa một anh chàng bán kem nhí nhố và một cô nàng cụ non luôn thích làm trạch nữ. Đây là bộ phim điện ảnh đầu tiên mà Huỳnh Tông Trạch đóng vai chính. Mời các bạn thường xuyên truy cập website chúng tôi để cập nhật những bộ phim hài hước tình cảm trung quốc hay nhất năm 2013 phim hay. phim
Yêu Thầm 99 Ngày 

Trước những biến đổi to lớn và sâu sắc trong đời sống chính trị và xã hội của thế giới vào thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX, đặc biệt ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, không ít người đặt vấn đề về sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa Marx, và cùng với nó, giới lí luận văn học quan tâm tới số phận lịch sử của lí luận văn học mácxit. Theo lôgíc hình thức, người ta dễ dàng nghĩ rằng, biến đổi kinh tế- xã hội tất yếu dẫn tới những biến đổi của văn hóa trong đó có văn học. Liệu lí luận văn học mácxit có bị biến đổi trong cơn lốc chính trị này không? Hàng loạt công trình nghiên cứu mà chúng tôi chọn lọc liệt kê ở cuối bài đều được xuất bản những năm cuối thế kỉ XX trên nhiều nước phương Tây đều có chung mục đích phân tích và xác định số phận lịch sử của lí luận văn học mácxit, nhưng nổi bật hơn cả, các tác phẩm này đã đề cập tới những biến thái của nó.
Yêu Thầm 99 Ngày 
Nhà nghiên cứu người Đức, Hanes Fricke, trong cuốn sách Văn hóa thời đương đạigồm 700 thuật ngữ khoa học về văn hóa do Giáo sư Ralf Schnell chủ biên năm 2000, lí luận mácxit được ghi nhận như một thành tựu văn hóa:
“Lí luận văn học mácxit là một nhóm không thống nhất của nhiều lí thuyết có những giả thuyết cơ bản chung, cho rằng hạ tầng cơ sở xã hội (quan hệ sản xuất) thượng tầng kiến trúc xã hội (chẳng hạn như Luật pháp, Tôn giáo và Nghệ thuật) quan hệ với nhau. Lí luận văn học mácxit nhất trí với nhau ở chỗ quan niệm rằng văn học cũng cần được nhận biết trong mối quan hệ của hiện thực xã hội ấy. Xuất phát điểm của lí luận này không phải là những hình mẫu ngôn ngữ mà chính là vấn đề chức năng xã hội của văn học. Cũng chính vì thế, tầm quan trọng và vai trò của văn học trong các lí thuyết này được chú trọng rất khác biệt nhau”(1).

Trước đó, trong cuốn Bách khoa thư về lí luận văn hóa và lí luận văn học được xuất bản tại Cộng hoà Liên bang Đức năm 1998, do Ansgar Nuening chủ biên, tác giả Sven Strasse đã phân tích tính khác biệt này: “Lí luận văn học mácxit là một khái niệm có tính tập hợp, nó bao quát rất nhiều tiền đề lí luận văn học khác nhau. Làm căn cứ cho điều này, chính là cái tính từ “mácxit” (ta có thể hiểu theo chủ nghĩa Marx hay có tính chất của chủ nghĩa Marx), hàm chứa trong nó không phải chỉ những giả thuyết nền tảng rất chung về bản chất của văn học và ngôn ngữ, mà phần nhiều nó hàm chứa những nét tương đồng trong sự đánh giá về những hoàn cảnh và sự phát triển của triết học, lịch sử, chính trị và kinh tế- xã hội. Các công trình của K. Marx và F. Engels mới chỉ nêu ra được những tư tưởng có tính tổng quát và có tính nguyên tắc về văn hóa và văn học. Những diễn giải khác nhau và tầm ảnh hưởng tương đối của những tư tưởng này đã tạo nên cơ sở cho nhiều trào lưu khác nhau trong lí luận văn học mácxit ở phương Tây”(2).
Yêu Thầm 99 Ngày 
Sự quy chiếu vào nền tảng duy vật chủ nghĩa trong tư tưởng của Marx và gắn với nó là quan điểm coi lịch sử như là hệ quả của các cuộc đấu tranh nhằm kiểm soát nền tảng vật chất của sự tồn tại nhân loại đã trở thành cái chung của mọi lí luận văn học mácxit. Dưới quan điểm cho rằng những điều kiện vật chất của tồn tại quyết định ý thức của con người, thì sự quan sát văn học một cách biệt lập mà không đề cập tới những điều kiện vật chất làm nền tảng sẽ bị coi là vô nghĩa. Ở chừng mực nào đó, lí luận văn học mácxit vẫn còn thỏa mãn được với hình mẫu mô tả sự ảnh hưởng của các quan hệ sản xuất, cái được gọi là hạ tầng cơ sở, tới những hiện tượng thuộc ý thức như văn học, một lĩnh vực thuộc thượng tầng kiến trúc. Theo quan điểm này thì nó phải chứng minh sự ảnh hưởng của những nhân tố vật chất mà cụ thể là của quan hệ sản xuất tới văn học. Mối quan hệ giữa hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc chặt chẽ đến mức độ như thế nào, thì vẫn còn là một trong những vấn đề có tính quyết định trong lí luận văn học mácxit. Các ý kiến của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx, dường như chưa có thể cắt nghĩa một cách đầy đủ vấn đề này, bởi vì họ mới chỉ đề ra những tiên đề để luận giải tiếp theo. Engels đã viết như sau: “Sự phát triển về chính trị, luật pháp, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, v.v… đều dựa trên sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng đều phản ứng qua lại lẫn nhau và phản ứng lại nền tảng kinh tế. Không chỉ có tình trạng kinh tế được coi là nguyên nhân tác động chủ động và tất cả những thứ khác thì chỉ tác động một cách thụ động. Mà còn có sự tương tác vào hạ tầng cơ sở một cách tất yếu về kinh tế được công nhận ở cấp độ cuối cùng”(3).

Theo đó, ở bình diện thứ nhất lí luận văn học mácxit cần phải phân biệt, rằng ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở tới thượng tầng kiến trúc được nhận thức như thế nào và tác động trở lại của thượng tầng kiến trúc tới hạ tầng cơ sở được nhận thức mạnh mẽ đến như thế nào.
Yêu Thầm 99 Ngày 
Nguồn gốc thứ hai có tính quyết định đối với tính phức tạp của lí luận văn học mácxit liên quan tới cơ sở nhận thức luận. Theo Marx, chỉ sự lao động có tính tự nguyện mới tạo điều kiện tiếp xúc tới thế giới khách thể, cái bảo đảm niềm tin cho chủ thể, để nó cảm nhận thế giới một cách hài hòa. Nếu sự liên kết hài hòa của chủ thể và khách thể bị chia cắt bởi sự tha hóa của lao động trong những quan hệ sản xuất định hướng giá trị có tính chất trao đổi thực sự và quan điểm về thế giới khách quan bị bóp méo một cách tất yếu ở tính chất ý thức hệ, vấn đề đặt ra ở đây, là liệu nhà lí luận mácxit có thể nào lảng tránh những hạn chế về những khả năng nhận thức. Câu trả lời cho vấn đề chủ thể bị giới hạn về khả năng nhận thức của họ mạnh như thế nào, thì sẽ có tính hợp lí và tính quyết định đối với lí luận văn học mácxit tương ứng như thế ấy. Đối với những mục tiêu của sự định hướng đầu tiên và những biến thái của lí luận văn học mácxit người ta có thể xếp đặt phạm vi của nó theo bốn trào lưu sau đây:

1- Trào lưu coi trọng tính lệ thuộc cao của thượng tầng kiến trúc vào hạ tầng cơ sở và khái niệm ý thức hệ khép kín

Lí luận văn học mácxit với đặc tính nổi bật này đã được mở rộng một cách đặc biệt trong khoa nghiên cứu văn học ở các nước chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên Xô cũ. Đảng Cộng sản với tư cách là đội tiền phong của giai cấp công nhân vừa được coi là người mang ý thức giai cấp vô sản trong tình huống cần phải nhận thức những điều kiện vật chất khách quan. Ở chừng mực nào đó, Đảng không chỉ tiếp nhận vị trí đặc biệt trong đời sống chính trị mà còn ở trong đời sống sáng tạo văn học. Đồng thời, cũng như luận đề này, các hiện tượng văn hóa đã phản ánh thực trạng không đứt đoạn của các quan hệ sản xuất. V. Zirmunskij, một nhà nghiên cứu văn học so sánh của Liên Xô, cũng đã suy nghĩ như vậy khi nhìn thấy trong một thời gian dài, ở mọi nền văn học châu Âu cái hệ quả tương tự của các trào lưu và các khuynh hướng phong cách văn học trong tác phẩm. Ông viết: Phục hưng, Barock, Chủ nghĩa cổ điển, Chủ nghĩa lãng mạn, Chủ nghĩa hiện thực, Chủ nghĩa tự nhiên, và Chủ nghĩa hiện đại và – trong thời đại chúng ta với sự bắt đầu của thời đại mới trong sự phát triển xã hội- chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thể hiện một trình độ phát triển mới và cao hơn của chủ nghĩa hiện thực. Sự tương ứng này có thể là một trường hợp không thể có được. Nó bị chi phối phần nhiều bởi những phát triển xã hội tương tự ở các dân tộc liên quan có tính lịch sử”(4).
Yêu Thầm 99 Ngày 
Về phương diện sự giản dị trí tuệ có tính hiển nhiên của loại hình này thì cũng không có gì là đáng ngạc nhiên, khi mà những nhà mácxit phương Tây đang tìm cách xa lánh các quan điểm “mácxit dung tục” như thế. Theo Sven Strasse thì “từ khi chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, thì lí luận văn học mácxit kiểu này hầu như không còn giữ được vai trò của nó, và một sự phục hưng của trào lưu này trong thời gian tới cũng khó lòng mong đợi”(5).

Trong đó ảnh hưởng của nhà lí luận như G. Lukacx, người đại diện cho quan điểm có cấu trúc tương tự một cách đa chiều hơn và sắc sảo hơn, cũng đã biến mất. Đó là phản ánh luận. Thực ra, người đặt nền móng cho phản ánh luận, trước hết, chính là V.I. Lenin. Trong cuốn Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm năm 1908 của mình, ông đã phát triển thành một quan điểm có tính khái quát của việc nghiên cứu văn học nghệ thuật theo chủ nghĩa Marx. Theo ông thì sự nhận thức như là một sự phản ánh trong những hình ảnh tư duy của thế giới khách quan, sự phản ánh này được nhận thức là có tính nguyên tắc. Trong đó, nhận thức là một quá trình lịch sử của sự tiếp cận chân lý tuyệt đối, mà chân lý này thực tế tồn tại bên ngoài ý thức. Trong những năm sáu mươi của thế kỷ XX, G. Lukacx đã nắm bắt phản ánh luận của Lenin và cấu trúc nó thành một Mĩ học khái quát (Đặc trưng của mĩ học, 1963). Lukacx coi nghệ thuật chỉ là hình thức đặc biệt của sự phản ánh: nó mô tả hiện thực khách quan ở một cách thức đặc biệt của nó như là một sự mô phỏng, có nghĩa như là một nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Năm 1970, trong cuốn Lí luận mĩ học, Th.W. Adorno đã phê phán tính cách mô phỏng này của nghệ thuật. Theo ông thì nghệ thuật không phải là hình ảnh mà cũng không phải là sự nhận thức. Thay vì nắm bắt hiện thực theo cách làm điệu làm bộ, nghệ thuật sáng tạo ra cái mật mã của trạng thái lịch sử của hiện thực chứ không phải là hình ảnh. Chính từ quan điểm đó, Adorno, với phê phán luận của mình đã xây dựng xã hội học văn học về sau.

2- Trào lưu coi trọng tính lệ thuộc cao của thượng tầng kiến trúc bởi hạ tầng cơ sở và khái niệm ý thức hệ cởi mở
Yêu Thầm 99 Ngày 
Các nhà lí luận như thế đã luận giải một cách vất vả, các vấn đề có tính lôgic và trực tiếp là vấn đề nhận thức luận, họ đánh giá một cách hoài nghi về những khả năng khắc phục sự xuyên tạc về ý thức hệ của nhận thức hiện thực như là tính liên tục của các ảnh hưởng được lưu giữ một cách mạnh mẽ của hạ tầng cơ sở đối với thượng tầng kiến trúc.

Người đại diện có nhiều ảnh hưởng nhất cho thái độ này là nhà lí luận văn học người Mỹ tên là F. Jameson. Ông này tiếp nhận quan niệm về cái tổng hòa (Totalitaet) xã hội mà nhân tố quyết định của nó là tình trạng của các quan hệ sản xuất. Đồng thời xuất phát từ đây, ông cho rằng, trong xã hội truyền thống của chủ nghĩa tư bản cuối kì, nền tảng kinh tế luôn luôn gây ra ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực của thượng tầng kiến trúc mà về lâu về dài thì nó vẫn còn có được sự tự trị tương đối nào đó. Quá trình này còn tiếp tục tiến triển, khi mà cái lĩnh vực bị chặt đứt khỏi cái lôgic của nền tảng mà xuất phát từ đó có khả năng là sự phê phán ý thức hệ không còn nữa. Ý thức hệ này tồn tại khắp mọi nơi một cách đơn giản hoặc là bằng những lời sau đây của Jameson: “Tất cả đều là ý thức hệ không có gì khác ngoài ý thức hệ”. Những quan điểm như thế của Jameson nhằm bảo vệ cho sự chi phối mạnh mẽ của hạ tầng cơ sở tới kiến trúc thượng tầng và cho một khái niệm ý thức hệ rất cởi mở, đã rơi vào nguy cơ không thể tránh được của mâu thuẫn rất phức tạp cần được kết thúc. Nếu tất cả mọi quan điểm đều bị xuyên tạc về ý thức hệ thì cái luận chứng phù hợp với nó cũng cần phải được đánh giá như là cái luận chứng có tính lôgic đối với những luận đề riêng của Jameson. Tuy nhiên, cả những sự thuyết phục sâu sắc về lí thuyết lẫn những phân tích cụ thể các hiện tượng văn hóa đều được trình bày với một kỳ vọng có tầm quan trọng đặc biệt, và thế là một vấn đề được đặt ra: “Do những gì nhà chức trách đang thực hiện, Jameson hiện đang kêu gọi sự tự do về ý thức hệ”. Vấn đề này vẫn được lưu giữ một cách có tính quyết định đối với tất cả lí luận văn học mácxit theo kiểu này. Jameson đề xuất ở đây một ý thức giai cấp có tính tương lai và tính tập thể như là một khả năng cho sự kiềm chế về ý thức hệ.

F. Lentricchia, một người cũng như Jameson, đang theo đuổi một dự đồ lí thuyết tương tự dưới sự nhận thức lại những ý tưởng của M. Foucault, thì lại suy nghĩ ngược lại, để có thể kết thúc hoàn toàn ý kiến về sự đòi hỏi sự thật. Nếu những giải pháp này về lí thuyết cũng bắt đầu từ điều kiện tiên quyết là hạ tầng cơ sở, thì chúng cũng che dấu luôn cái luận đề cho rằng những chủ thể cá nhân có thể không hợp thức hóa những biểu đạt có kì vọng chân lý, những vấn đề lớn trong thao tác cụ thể bằng văn bản. Thêm vào đó, tính cách lời hiệu triệu, là cái đã nội trú trong diễn ngôn mácxit, bởi những quan điểm như vậy đang được đặt vấn đề một cách mạnh mẽ.
Yêu Thầm 99 Ngày 
3- Trào lưu coi trọng mức độ cao của tính tự trị của thượng tầng kiến trúc và khái niệm ý thức hệ cởi mở

Trong chủ nghĩa Marx ở phương Tây, đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai, đã diễn ra một sự khước từ cái mô hình có tính cơ học: hạ tầng cơ sở – thượng tầng kiến trúc. Những nguyên cớ bản chất như vậy đã làm nẩy sinh trường phái Franfuhrter ở Đức. Th.W. Adorno đã phát hiện ra sự đối sánh giữa hai khuynh hướng, nhằm giảm thiểu cái khách thể phức tạp ấy thành giá trị trao đổi và sự nỗ lực để đồng nhất hóa những hoàn cảnh khác nhau nhất cùng với sự giúp đỡ của những quan niệm có tính khái niệm. Theo Adorno thì “bản sắc chính là hình thái nguyên khởi của ý thức hệ”. Bởi vậy, khái niệm ý thức hệ lan tỏa vào mọi kiểu tư tưởng đồng nhất hóa. Đối với mô hình – hạ tầng cơ sở – thượng tầng kiến trúc cổ điển, thì những hiện tượng thượng tầng kiến trúc phức tạp luôn bị giảm thiểu thành sự phản ánh trần xì hạ tầng cơ sở kinh tế không còn vị trí trong tư tưởng này. Cho nên một lĩnh vực cần được tìm kiếm là lĩnh vực mà trong đó những hiện tượng phức tạp này bị bác bỏ ở sự đúng đắn của chúng và trong đó chúng không bị giảm thiểu thành những khái niệm chung có tính đồng nhất hóa.

Sự đặc biệt của trường phái Frangfuhrter và ở đây trước hết của Adorno tồn tại ở chỗ, nó mang lại cho nghệ thuật và cho cả văn học cái năng lực để thoát khỏi ý thức hệ. Điều này rất cần thiết đối với nghệ sĩ phương Tây. Ở đây mĩ học trở thành điểm lẩn tránh của những cái phức tạp. Điều này cắt nghĩa cho sự thiên vị sau này của trường phái Frangfuhrter đối với những thử nghiệm mĩ học của chủ nghĩa hiện đại cổ điển và sự xa lánh chủ nghĩa hiện thực.

Trên những cơ sở hoàn toàn khác, chính là sự liên kết những luận điểm của cấu trúc luận và phân tâm luận, L. Althusser tìm cách kiềm chế những quan điểm mácxit thông tục và phát triển tiếp tục khái niệm ý thức hệ. Một mặt Althusser cố gắng giải thích một cách mới mẻ mối quan hệ của cái toàn thể đối với các bộ phận của nó. Có lẽ không phải, hình mẫu – hạ tầng cơ sở – thượng tầng kiến trúc có tiền đề như thế nào, khi một hệ thống có bản chất nội tại chỉ bộc lộ trong những hiện tượng đơn lẻ. Hơn nữa theo Althusser thì các lĩnh vực thượng tầng kiến trúc khác nhau có một “sự tự trị tương đối” và tuân theo lôgic phát triển riêng của nó. Những sự kiện đơn lẻ được tái định nghĩa là những kết quả của những tương tác đồng bộ giữa các tiểu hệ thống quan trọng bởi những tiểu hệ thống khác nhau. Đồng thời sự tự trị tương đối này khiến cho những hệ thống cục bộ khác nhau có thể cùng nhau rơi vào sự mâu thuẫn.
Yêu Thầm 99 Ngày 
Đối với sự phát triển tiếp tục của lí luận văn học mácxit thì lí luận ý thức hệ còn quan trọng hơn. Theo như Althusser thì, cái đơn nhất có thể tồn tại mà không có sự nhận thức chân lí, rằng sự tồn tại cá thể của nó đối với chức năng của cấu trúc xã hội hoàn toàn là không đáng kể. Với ý thức hệ, mọi sự phán xét sai lầm về hiện thực được coi là cái chuyển tải ảo tưởng tới cho cá nhân để có ảnh hưởng quan trọng tới toàn bộ hệ thống, mà hệ thống này lại có thể được xem xét vừa như là chủ thể có tính kinh điển và vừa không phải là người mang tải một cách trần trụi những chức năng xã hội. Đồng thời, cái ảo tưởng này tạo điều kiện cho cái chủ thể có tính xác định này bởi nhiều ảnh hưởng khác nhau để có được cái bản chất tự trị và ổn định. Với điều này, Althusser đã tự mở rộng phạm vi của ý thức hệ từ sự nhận thức thế giới khách quan sang thể chế của các chủ thể.

Trong mọi sự so sánh của những điều kiện tiên quyết của nó, các lí thuyết của Althusser và Adorno về lí luận văn học có rất nhiều kết quả khác nhau: trong khi ở trường hợp này, văn học cần được nghiên cứu ở tiềm năng phê phán ý thức hệ, thì trong trường hợp khác nó là sự biểu đạt quan điểm ý thức hệ của các cá nhân và do vậy nó tạo ra một cơ may để làm sáng tỏ ý thức hệ. Tuy nhiên cả hai lý thuyết đều có một điểm chung, đó là khi chúng phát hiện ra rằng lí luận văn học mácxit đã trở thành sự gợi mở những trào lưu lí luận văn học khác như trào lưu lí luận văn học cấu trúc luận và trào lưu lí luận văn học phân tâm học.

4- Trào lưu coi trọng mức độ cao của tính tự trị của thượng tầng kiến trúc và khái niệm ý thức hệ khép kín

Phần lớn lí luận văn học mácxit đương thời đã phát triển trong sự kế thừa Althusser và những mô hình thông qua sự tiếp nhận cấu trúc luận đã tách rời ông, mà trong đó cái ưu thế của hạ tầng cơ sở chỉ thể hiện rất gián tiếp. Đồng thời cần phải tìm cách để thoát khỏi những mâu thuẫn chằng chịt, mà cái mâu thuẫn này được chứa đựng trong khái niệm ý thức hệ cởi mở, mà cũng chẳng cần phải chối bỏ tiềm năng phê phán xã hội của quan niệm này. Con đường thông thường để đi ra khỏi tình thế nan giải này là sự nỗ lực tạo ra những cơ sở nhận thức luận với sự trợ giúp của những công trình của Marx thời trẻ, mà cùng với sự giúp đỡ này, tối thiểu, con đường tiềm tàng dẫn tới nhận thức của cái thực tế không bị bóp méo về ý thức hệ có thể được đánh giá một cách cởi mở. Trên cơ sở này, với khát vọng chân lý, thì sự phê phán ý thức hệ cần phải hình thành.
Yêu Thầm 99 Ngày 
Trong những công trình mới của mình, T. Eagleton, nhà lí luận văn học người Anh, người đại diện cho quan điểm, cho rằng các nhu cầu khách quan và cùng với nó là các chuẩn mực duy lý có thể được sản sinh ra từ ngày tháng siêu thời gian của cơ thể con người. Lao động, tình dục, và những liên động xã hội trở thành xuất phát điểm cho việc phân tích nhu cầu khách thể, mà trước bối cảnh đó, sự đòi hỏi và tính hiện thực của những cấu trúc xã hội có thể được so sánh bên nhau một cách có tính phê phán ý thức hệ. Nếu sự toan tính liên quan tới điều này nhằm cấu trúc lại đạo đức, chính trị, lịch sử và tính duy lí theo cái căn bản của cơ thể, thì như vậy, nó cần phải tạo ra cơ sở cho lí luận văn học mácxit và phê bình văn hóa mácxit. Cái vị trí đồng đẳng mà Eagleton dành cho lao động và tình dục, chính là sự biểu đạt của cái khuynh hướng nhằm khám phá lí luận văn học mácxit cho những trào lưu khác, ở đây là cho lí luận văn học nữ khuynh (có nữ tính). Trong khi ở trường hợp Eagleton, mảnh đất của diễn ngôn mácxit không bị ruồng bỏ, thì một vài trường hợp khác của những thử nghiệm có tính khám phá hầu như không được nhận thức là lí luận văn học mácxit. Trong những năm gần đây thường có một nỗ lực nhằm gắn kết các quan điểm mácxit và quan điểm của chủ nghĩa hậu cấu trúc. Những cấu trúc lí luận xuất hiện trong đó thực chất thường tự im lặng, chia tay với nền tảng nhận thức luận không thể phủ nhận đối với chủ nghĩa Marx (thí dụ Ryan 1982)(6).

Những yếu tố của lí luận văn học mácxit như khái niệm ý thức hệ cũng hấp dẫn đối với những nhà lí luận như thế, là những người không phải được chất đầy những gì vốn thuộc về diễn ngôn mácxit. Do vậy những trào lưu lí luận văn học đạt được thành công cao nhất như Tân Chủ nghĩa lịch sử và chủ nghĩa duy vật đã được hình thành trên cơ sở của cái hợp đề phong phú của những luận điểm của chủ nghĩa Marx, của chủ nghĩa hậu cấu trúc và của chủ nghĩa lịch sử. Đặc biệt, duy chỉ Tân Chủ nghĩa lịch sử có thể không được tính vào lí luận văn học mácxit, bởi vì nó không tán đồng những mục tiêu đã đặt ra của chủ nghĩa Marx.

Tìm hiểu một số trào lưu lí luận văn học mácxit ở một số nước phương Tây hiện nay, chúng ta có thể nhận thấy mấy đặc điểm sau:

1. Có thể nói, đã gọi là lí luận văn học mácxit thì cấu trúc: hạ tầng cơ sở – thượng tầng kiến trúc là hòn đá tảng về phương pháp luận; “bởi vì chủ nghĩa Marx đã chứng tỏ là một trào lưu duy vật chủ nghĩa quan trọng nhất của thế kỉ XX, cho nên khái niệm khoa nghiên cứu văn học mácxit được sử dụng gần như từ đồng nghĩa với lí luận văn học mácxit” (Seven Trassen)(7). Hay nói một cách khác lí luận văn học mácxit được xác định với tính chất duy vật chủ nghĩa của nó.
Yêu Thầm 99 Ngày 
2. Sự biến thái của các trào lưu lí luận mácxit biểu hiện ở thái độ của chúng khi xem xét mối quan hệ của hai thành tố này, cái gì lệ thuộc cái gì, liệu có tính tự trị tương đối trong mối quan hệ này hay không?

3. Việc xác định tính tự trị tương đối của thượng tầng kiến trúc và xác định biên độ khép kín hay cởi mở của ý thức hệ sẽ là nguyên tắc cho những đổi mới của lí luận văn học mácxit như đã diễn ra ở phương Tây.

4. Quan điểm quyết định luận trực tiếp dù là kinh tế, chính trị, công nghệ hay kĩ thuật quyết định, đều chỉ dừng lại ở sự luận giải cái khách thể của văn hóa và văn học, còn vai trò rất quan trọng đối với sự sáng tạo văn hóa và văn học là chủ thể lại không được xem xét một cách thấu đáo, do đó nhiều khi người ta không thể luận giải một số vấn đề xẩy ra trong tiến trình văn học. Chẳng hạn, không phải bất cứ lúc nào, sự phát triển của văn hóa nghệ thuật lại thuận chiều với sự phát triển của những điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội. Văn học nghệ thuật cần có những hình mẫu chủ thể có tầm nhìn xa và có tính dự báo. Thậm chí, ngay lúc này, giả thử chúng ta vận dụng quan điểm quyết định luận trực tiếp coi hạ tầng cơ sở có vai trò quyết định đối với thượng tầng kiến trúc để xem xét hai mươi năm đổi mới của đất nước, rõ ràng hạ tầng cơ sở đã thay đổi nhiều rồi thì liệu thượng tầng kiến trúc trong đó có văn học và cả lí luận văn học đã có gì thay đổi. Lí luận văn học lí giải như thế nào các khuynh hướng văn học của ta hiện nay còn là vấn đề bỏ ngỏ.

Nên chăng coi những đặc điểm trên trong các trào lưu lí luận văn học mácxit này như là những gợi mở trong sự đổi mới lí luận văn học của ta hiện nay? Câu trả lời chỉ có thể tìm thấy trong tư duy và trong thực tiễn hoạt động lí luận văn học1

______________

(1) Hanes Fricke: Lí luận văn học mácxit, trong Bách khoa thư về văn hóa thời đương đại, do Ralf Schnell chủ biên, xuất bản 2000, Stuttgat – Weimar, tr.341.

(2), (5), (7) Sven Strasse: Lí luận văn học mácxit, trong Bách khoa thư về lí luận văn hóa và lí luận văn học, do Ansgar Nuening chủ biên, xuất bản 1998, Stuttgat – Weimar.

(3) F. Engels: Thư gửi W. Borgius ngày 25.1.1894, trong Tác phẩm của Marx và Engels(Do Viện Chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Lenin thuộc Ban chấp hành TW Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức, tập 39, Berlin, 1968, tr.205-207.
Yêu Thầm 99 Ngày 
(4) V.M. Zirmunskij: Những trào lưu văn học với tư cách là những hiện tượng quốc tế. Trong sách Nghiên cứu so sánh. Những nhiệm vụ và phương pháp do H. Ruediger xuất bản, Stuttgat, 1973, tr.104-106.

No comments:

Post a Comment