Tuesday, May 28, 2013

phim Lý Tiểu Long

phim Lý Tiểu Long
phim Lý Tiểu Long


phim Lý Tiểu Long

tuyển tập phim Lý Tiểu Long, Tinh Võ Môn, Tử Vong Du Hí, Đường Sơn Đại Huynh, Mãnh Long Quá Giang, Huyền Thoại Lý Tiểu Long, những bộ phim huyền thoại này được nhiều người xemaxassa


Trần Đình Sử
phim Lý Tiểu Long
Trên thế giới thế kỉ XX được mệnh danh là thế kỉ của phê bình. Đó là vì phê bình xuất hiện nhiều trường phái thay thế nhau, tranh luận nhau, đặt ra hàng loạt vấn đề thiết yếu của đời sống văn học. Phê bình văn học vươn lên thành một hoạt động độc lập với văn học, có tác động tích cực trở lại đối với tiến trình văn học hiện đại. Trong trào lưu đó lý luận về phê bình phát triển mạnh, trở thành một bộ môn được giảng dạy trong các trường đại học, xuất hiện nhiều giáo trình lý luận nghiên cứu và phê bình văn học, có tạp chí riêng về phê bình.

So với các nước trên thế giới, phê bình văn học Việt Nam phát triển muộn. Chúng ta chỉ mới có phê bình văn học hiện đại bắt đầu từ những năm 1930 – 1940 của thế kỷ XX. Bước vào cuộc chiến tranh cứu nước 30 năm và cho đến nay phê bình văn học Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
phim Lý Tiểu Long
Bản Đề cương văn hoá năm 1943 có thể coi là bản tuyên ngôn về tư tưởng và phê bình văn học Macxit Việt Nam, và lý luận phê bình văn học Macxit là lý luận độc tôn. Từ ngày Đổi mới 1986, với ý thức tự cởi trói, lý luận về phê bình mới được mở rộng, các lý luận về phê bình ở phương Tây cũng như phê bình phi chính thống ở Liên Xô, Đông Âu mới dần dần được giới thiệu và ít nhiều được vận dụng. Nhìn chung sự giới thiệu còn quá ít ỏi và sơ sài, hoàn toàn còn xa mới có thể làm cho phê bình văn học Việt Nam có khả năng giao lưu với thế giới.

Trong bài này chúng tôi chủ yếu chỉ đề cập tới lý luận về phê bình văn học, chứ chưa nói tới thực trạng phê bình văn học. Giữa lý luận và thực tiễn luôn luôn có sự không ăn khớp, nhưng cũng như Lênin nói không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng, ta cũng có thể nói không có lý luận về phê bình văn học thì phong trào phê bình văn học cũng khó mà phát triển, phồn vinh. Nhưng có lý luận về phê bình cũng không tất yếu là có ngay được một nền phê bình văn học tốt. Chẳng hạn, theo chúng tôi biết lý luận về phê bình văn học Trung Quốc hiện nay khá đa dạng, nhưng tình hình phê bình văn học thì còn kém cỏi. Nhà phê bình Trung Quốc là Cát Hồng Binh thậm chí đã viết lời “ai điếu” cho văn học và phê bình văn học Trung Quốc những năm 90. Ông cho rằng “phê bình bỏ trống” và “dung tục hoá” (xem Báo văn nghệ, ngày 21/3/2000, Trung văn). Tình hình phê bình văn học Việt Nam từ những năm 90 trở lại đây cũng có nhiều mặt tương tự. Nhưng lý luận về phê bình vẫn là vấn đề đáng được quan tâm, bởi ở đây còn nhiều nhận thức cũ kĩ, bất cập.
phim Lý Tiểu Long
1. Về khái niệm phê bình văn học

Tới đầu những năm 30 thế kỷ XX cùng với sự bùng phát của phê bình văn học, một số người hiểu phê bình là một “thể loại văn học mới”. Quan niệm đó cũng có ở châu Âu, xem phê bình là một thể loại sáng tác của văn học. Nhà lí luận Nga hiện đại B.X. Buôcxôp có bài tiểu luận nhan đề Phê bình với tư cách là văn học (1975), nhấn mạnh phê bình muốn là phê bình văn học thì phải thật sự hiểu biết sáng tác nghệ thuật, có tài năng cảm thụ nghệ thuật(1) . Nhà phê bình Nga khác là X.Chubrinin cho rằng phê bình giống như văn học ở chỗ nó phải có tác giả, có tư tưởng, có cá tính sáng tạo, bởi lịch sử phê bình gắn với các cây bút phê bình(2). Ngoài các điểm ấy ra, phê bình không phải là văn học. Nhà phê bình văn học Pháp F. Brunetière (1849-1906) đã viết: “Nghiêm khắc mà nói, phê bình văn học không phải là một thể loại của văn học. Nó chẳng có gì giống với kịch, tiểu thuyết, thơ ca, đúng hơn nó đứng ở vị trí đối diện với các thể loại văn học, bởi nó là ý thức thẩm mĩ của chúng, là sự phán xét đối với chúng”. (Mục “Phê bình văn học” trong Đại bách khoa toàn thư, trích theo R.Fayolle)(3). Fayolle xem ý kiến của Brunetière chưa đủ tầm. Theo ông, phê bình văn học phải kiêm bị cả học vấn triết học và khoa học, là một hoạt động cao quý nhất của các nhà văn nhân học giả. Chúng tôi muốn nói thêm, phê bình văn học không phải là văn học, bởi văn học cho phép được tưởng tượng, hư cấu để sáng tạo ra hình tượng, còn phê bình thì không được quyền bịa đặt, hư cấu, sáng tạo luận cứ. Nó là một công việc khoa học, khách quan, xác thực, và chỉ như thế nó mới có giá trị. Việc các nhà văn nhà thơ tham gia vào phê bình văn học là rất tốt, nhưng nếu họ mang theo cả năng lực hư cấu bẩm sinh vào phê bình thì đó là một tai hoạ cho văn học.

2. Đối tượng của phê bình văn học
phim Lý Tiểu Long
Trong các sách lý luận văn học Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam cho đến nay khi xác định đối tượng của phê bình văn học đều khẳng định đó là các tác phẩm văn học đương đại, các tác phẩm văn học quá khứ không thuộc vào diện đối tượng của phê bình văn học. Theo đó các giải thưởng trao cho phê bình văn học cũng chỉ ưu tiên dành cho tác phẩm đương đại. Đó là một quan điểm cần được xem lại. Các sách lý luận văn học phương Tây có quan điểm khác. Ví dụ, René Wellek trong sách Lý luận văn học (viết chung với Warren) và trong sách Khái niệm phê bình phân biệt các bộ phận trong khoa văn học như sau: Phê bình văn học – nghiên cứu tác phẩm văn học cụ thể; Lý luận Văn học – nghiên cứu văn học trong tổng thể; Lịch sử văn học – nghiên cứu văn học trong trật tự thời gian. Như thế bất cứ việc nghiên cứu, thẩm định tác phẩm cụ thể nào nói chung đều thuộc vào lĩnh vực phê bình. Theo tôi, cơ sở để xác lập đối tượng của phê bình văn học là hoạt động tiếp nhận của người đọc. Trong mỗi thời đại, người đọc tiếp nhận tác phẩm văn học của mọi thời, chứ không riêng gì tác phẩm đương đại. Có tiếp nhận thì có nhu cầu tìm hiểu sâu và đánh giá, và từ đó có nhu cầu phê bình. Có thể có những cuộc điều tra xã hội học về người đọc, và kết quả có thể cho thấy người đọc quan tâm tác phẩm văn học đương đại nhiều hơn tác phẩm cổ điển, thì đó cũng không thể là căn cứ lý luận để xác định đối tượng của phê bình văn học chỉ là tác phẩm đương đại. Mặt khác, sự sáng tạo cái mới trong văn học đi theo hai con đường : một là sáng tạo tác phẩm mới, hai là phát hiện cái mới trong sáng tác quá khứ. Phê bình tác phẩm văn học quá khứ là khám phá cái có ý nghĩa đương đại trong văn học truyền thống, và đưa chúng vào cuộc sống đương đại. Hiện tượng phê bình Truyện Kiều trên Nam Phong hồi đầu thế kỷ XX là một hiện tượng lớn của phê bình văn học trong việc đưa tác phẩm cổ điển vào đời sống đương thời (cuộc tranh luận mang nội dung chính trị không che lấp được nội dung văn học của nó). Ngoài ra, việc phê bình tác phẩm văn học nước ngoài được dịch, mà tác phẩm ấy có thể là đương đại hay quá khứ (ví dụ tác phẩm của F.Kafka) vẫn quan trọng đối với người đọc hôm nay. Lấy khái niệm đương đại làm mốc thời gian thì cái mốc ấy luôn biến động. Nếu nói đối với hôm nay, thời đương đại tính từ 1975 hay từ 1986, thì hoá ra tác phẩm văn học trong giai đoạn 1945-1975, và xa hơn, tác phẩm thuộc giai đoạn 1932-1945… đều không phải là đối tượng phê bình cả hay sao? Đã đến lúc phải xác định lại: đối tượng phê bình văn học là tác phẩm văn học cụ thể, đúng hơn là văn bản cụ thể, bất kể là văn bản thuộc thời nào, miễn là có ý nghĩa thời đại, trở thành sự kiện của văn học đương đại. Ví dụ, Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh sáng tác năm 1942-1943, Truyện và Kí của Người sáng tác vào những năm 20 của thế kỉ XX rõ ràng là không phải tác phẩm đương đại. Song do được dịch và giới thiệu, trở thành sự kiện văn học đương đại. Và thực tế đã trở thành đối tượng của phê bình văn học những năm 60, 70. Có người cho rằng phê bình tác phẩm của người đang sống mới là phê bình, còn phê bình những người đã chết, đã xếp hạng thì không phải phê bình. Họ không hiểu rằng có những kẻ đã chết nhưng vẫn sống, còn những người sống thì có khi tác phẩm họ đã chết. Và tác phẩm đã xếp hạng do vẫn sống, lại càng đòi hỏi phải khám phá mới. Thực tế này cho thấy nhận thức về phê bình của nhiều nhà phê bình của ta đã không theo kịp thực tế của phê bình văn học trong nước. Còn việc nhiều nhà phê bình quan tâm tác phẩm đương đại là điều tự nhiên, bởi người đọc bao giờ cũng quan tâm nhiều hơn tới tiếng nói nghệ thuật của thời mình. Tuy nhiên cũng cần phải nói, không phải mọi tác phẩm đương đại đều là đối tượng của phê bình văn học, bởi chúng không nhất thiết là sự kiện văn học đáng kể. Phải là tác phẩm có một tính chất sự kiện nào đấy mới lọt vào mắt của giới phê bình. Là nhà phê bình văn học, anh ta có nghĩa vụ phát hiện lại những giá trị văn học quá khứ mà phê bình đương đại do nhiều lý do đã không đánh giá được, đánh giá sai hoặc im lặng.
phim Lý Tiểu Long
Nhưng câu chuyện đối tượng của phê bình văn học không chỉ giản đơn có thế. Tiếp nhận văn học và phê bình văn học là một hoạt động có tính lịch sử, là sản phẩm của lịch sử và biến đổi theo lịch sử. Phê bình văn học lúc đầu chỉ chú ý đến thể loại, quy tắc thể loại, chú ý tới chuẩn mực ngôn ngữ, phong cách ngôn ngữ, dần dần chuyển sang quan tâm tới bộ mặt tinh thần đạo đức của nhà văn, rồi dịch sang chú ý cá tính của nhà văn, phong cách nhà văn. Từ cá tính, phong cách nhà văn, phê bình chú ý tới tiểu sử, bối cảnh xã hội. Tiếp đến chú ý nội dung lịch sử, xã hội, ý thức hệ của tác phẩm. Mãi đến đầu thế kỷ XX phê bình mới bắt đầu chú ý đến văn bản, cấu trúc của tác phẩm và “tính văn học” của tác phẩm. Sau đó thì chú ý đến sự cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm, chú ý đến thế giới nghệ thuật, thi pháp của tác phẩm v.v… Như vậy đối tượng của phê bình văn học, tuy vẫn lấy tác phẩm làm đối tượng cơ bản, song tuỳ theo sự dịch chuyển điểm nhìn của chủ thể phê bình mà đối tượng phê bình có sự đổi thay đáng kể. Ngày nay câu chuyện đối tượng của phê bình gắn liền với trường phái và phương pháp phê bình. Không thể trả lời vấn đề này chỉ bằng một xác định duy nhất, một chiều như trước được.

3. Phê bình văn học và nghiên cứu văn học

Hiện nay có không ít quan niệm muốn tách phê bình văn học khỏi nghiên cứu văn học. Đó là một quan niệm ấu trĩ, bởi từ lâu người ta đã xác nhận phê bình văn học là một bộ phận của khoa nghiên cứu văn học, bên cạnh lý luận văn học và lịch sử văn học. Là một bộ phận của khoa nghiên cứu văn học, phê bình văn học tất yếu trước hết phải có tính nghiên cứu. Thiếu nghiên cứu thì phê bình văn học chỉ là sự khen chê tuỳ hứng, không có giá trị đáng tin cậy. Do đó có thể và cần phân biệt phê bình văn học với lý luận văn học, lịch sử văn học; nhưng phân biệt phê bình văn học với nghiên cứu văn học là không đúng, vì như vậy đồng nghĩa với việc tách phê bình ra khỏi khoa nghiên cứu văn học(4).
phim Lý Tiểu Long
Việc tách bạch, đối lập phê bình văn học với nghiên cứu văn học chẳng những không đúng, mà còn đi ngược lại truyền thống phê bình các nước phương Tây thế kỷ XX vốn là sự bùng nổ của phê bình văn học, hiện đang có ảnh hưởng lớn trên thế giới. René Wellek trong sách Khái niệm phê bình (1963) đã khẳng định vị trí của phê bình văn học thế kỷ XX: Thế kỉ XX xứng đáng được gọi là thế kỷ của phê bình, bởi vì “trong thế kỷ XX không chỉ có một ngọn trào phê bình đích thực xô đến chúng ta, mà phê bình văn học ấy cũng đạt đến một trình độ tự ý thức mới và chiếm một vị trí cao hơn nhiều so với trước ở trong tâm trí công chúng”. Trong các thứ tiếng ở các nước Anh, Mĩ, Pháp, Ý… do không có thuật ngữ “nghiên cứu văn học” cho nên trên thực tế “phê bình văn học” (la critique, criticism) bao hàm cả lý luận văn học, thi pháp học, phong cách học. Chúng ta không thể dựa vào sự phân biệt của mình để phế bỏ tập quán dùng từ của các nước đó, cũng như nhắm mắt không thừa nhận thành tựu của họ. Mà đã thừa nhận thì phải thấy ở đó có khuynh hướng phê bình văn học và lý luận văn học thậm chí cả lịch sử văn học đạt đến sự nhất thể hoá. Quan niệm phê bình văn học và lý luận văn học, lịch sử văn học nhất thể hoá đã ảnh hưởng đến Việt Nam, chi phối các công trình nghiên cứu ở Việt Nam. Trên thực tế các sách về phê bình văn học và lịch sử văn học của Thanh Lãng, các tuyển tập về lý luận, phê bình văn học của Nguyễn Ngọc Thiện, sách khảo luận văn học của Nguyễn Văn Trung, sách tác giả phê bình văn học của Mộng Bình Sơn, các bài nghiên cứu về phê bình văn học của Đỗ Lai Thúy, Trịnh Bá Đĩnh… đều đã đi theo khái niệm phê bình văn học hiểu theo nghĩa rộng ấy. Điều đó có nghĩa là khuynh hướng phê bình, lý luận nhất thể hoá của thế giới phương Tây cũng từ lâu đã trở thành tập quán, thậm chí truyền thống của Việt Nam. Việc không nhìn thấy sự thực này cũng chứng tỏ một số nhà phê bình văn học của ta đã lạc hậu so với thực tế. Thực ra, sự phân biệt ba bộ phận của ngành nghiên cứu văn học chỉ là trên lý thuyết, trong thực tiễn, hoàn toàn không phải lúc nào cũng dễ dàng tách bạch ba bộ phận đó với nhau.
phim Lý Tiểu Long
Khuynh hướng nhất thể hoá phê bình và lý luận văn học trong thế kỷ XX xảy ra là do trình độ tự ý thức của phê bình văn học lên cao, người ta muốn tiếp cận tác phẩm từ nhiều góc độ. Các nhà phê bình đã vận dụng nhiều lý thuyết ngoài văn học như xã hội học, phân tâm học, cấu trúc luận, ngôn ngữ học, kí hiệu học, lý thuyết thông tin, văn hoá học, nhân loại học, tư tưởng nữ quyền…, xác lập lối phê bình liên ngành để nhìn văn học trong rất nhiều mối quan hệ với cuộc sống con người. Khuynh hướng “nhất thể hoá” có lúc làm cho phê bình xa rời văn học, đó là một nhược điểm cần được nhìn thấy, nhưng không thể vì “sự nhất thể hoá” mà phủ nhận cả một trào lưu phê bình văn học của thế giới.

Trong thực tế, không phải toàn bộ nền phê bình văn học đều nhất thể hoá với lý luận văn học. Ở đây cần có một sự phân loại phê bình. Theo Alber Thibaudet (1874-1936), nhà phê bình văn học Pháp kiệt xuất trong sách Sinh lý học phê bình văn học (giảng bài năm 1922, in thành sách năm 1930) thì có thể chia phê bình thành ba loại: 1. Phê bình miệng, về sau chuyển thành phê bình báo chí, truyền hình; 2. Phê bình nghệ sĩ bậc thầy; 3. Phê bình học giả chuyên nghiệp. Tác giả J.Y. Tadié trong sách Phê bình văn học thế kỷ XX cũng tán thành cách chia đó. Nhà lý luận văn học Mỹ H.Abrams trong sách Từ điển thuật ngữ văn học chia phê bình văn học thành hai loại: 1. Phê bình thực dụng và 2. Phê bình lý thuyết. Đáng tiếc là Abrams đã đồng nhất phê bình lí thuyết với lí luận văn học, như thế không đúng. “Phê bình thực dụng” là toàn bộ sự phê bình hướng tới sự khen, chê, khẳng định, phủ định, thường thức, hưởng thụ nghệ thuật. Phê bình lý thuyết chỉ loại phê bình vận dụng một lý thuyết để mở ra một giới hạn mới trong việc lý giải, cắt nghĩa, đánh giá hiện tượng văn học. Đó là vùng giao thoa giữa lý luận văn học và phê bình văn học, hoàn toàn không phải là dùng tác phẩm cụ thể để nghiệm chứng một lý thuyết, mà phải là hướng tới khám phá các giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ và tư tưởng của văn học.

4. Chức năng của phê bình văn học
phim Lý Tiểu Long
Phê bình văn học cần cho nhà văn, cho người đọc, cho văn học và cho toàn xã hội. Xét về mặt xã hội, phê bình văn học có thể là công cụ của đạo đức, của chính trị, có khi chính trị là tiêu chuẩn phê bình số một, nghệ thuật là tiêu chuẩn số hai. Việc lạm dụng chức năng đạo đức và chính trị đã dẫn đến thói quen xem nhẹ tính nghệ thuật, nhiều khi quy chụp, đẩy việc phê bình văn học sang địa hạt đấu tranh chính trị. Xét về mặt đặc thù, chức năng hàng đầu của phê bình văn học là chức năng thẩm mĩ, tức khám phá các giá trị tư tưởng – nghệ thuật của sáng tác. Nhà phê bình phải có tư duy nghệ thuật để thâm nhập vào tác phẩm, phát hiện các giá trị thẩm mĩ. Nhưng nhà phê bình khác người đọc thông thường là phải biết tư duy lý thuyết để vượt qua cảm nhận giản đơn, nêu ra các vấn đề có ý nghĩa quy luật đối với văn học. Phê bình không giản đơn là “đọc hộ” người đọc theo cách thông thường, mà phải đưa ra cách cắt nghĩa, cách lý giải về quan niệm nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn. Trong trình độ lý luận hôm nay, sự cắt nghĩa của nhà phê bình chỉ là một cách trong nhiều cách có thể có, miễn là có lý, phù hợp với đặc trưng của thế giới nghệ thuật. Không có nhà phê bình nào có thể nắm trọn hay độc quyền về chân lý trong phê bình, bởi vì cấu trúc nghệ thuật cho phép có nhiều cách cắt nghĩa, và thái độ đối thoại cũng không thừa nhận độc quyền, dù là đối với nhà phê bình lỗi lạc nhất. Do vậy khái niệm chức năng của phê bình phải bao hàm khái niệm về giới hạn, sự đa dạng và sự vận động của phê bình.

Phê bình văn học hôm nay không chỉ là thưởng thức mà còn là sự khám phá các giá trị văn hoá của văn học. Giá trị văn hoá rộng hơn các giá trị đạo đức và giá trị chính trị. Giá trị văn hoá đem đến sự hiểu biết cho mọi người, cho các dân tộc.
phim Lý Tiểu Long
Phê bình văn học hôm nay phải đạt tới những khái quát có ý nghĩa triết học. Trước đây Biêlinxki đã nói: “Làm phê bình có nghĩa là từ trong hiện tượng văn học cục bộ mà nêu ra những nguyên tắc lý tính phổ biến bộc lộ qua hiện tượng đó”. Các công trình phê bình văn học của D. Likhachốp, M.Bakhtin đã chứng thực ý tưởng của Biêlinxki. Những khám phá về bản chất đa thanh, đối thoại của văn học, bản chất cácnavan của sáng tác, quan niệm về con người, không gian, thời gian nghệ thuật, các ranh giới thể loại văn học… đã góp phần nâng cao ý thức của người đọc về văn học. Nhà phê bình văn học Pháp Roger Fayolle nhấn mạnh tới chức năng đổi mới cách đọc cho người đọc cũng rất có lý. Nói tóm lại phê bình văn học phải khơi mở nhiều con đường cho người đọc tiếp cận văn học. Nếu phê bình thực sự bắc cầu cho người đọc đi vào tác phẩm, nhất là tác phẩm mới còn lạ lẫm, thì phê bình đã góp phần thúc đẩy cho văn học phát triển. Không gì nguy hiểm hơn cho nền văn học là phê bình chỉ dùng một vài tiêu chuẩn giáo điều, cũ kĩ rồi chụp xuống tác phẩm, đánh giá văn học đương đại bằng các tiêu chuẩn của ngày hôm qua!
phim Lý Tiểu Long
Phê bình muốn đồng hành cùng sáng tác thì anh ta cũng phải học tập. Có hiểu biết thực sự về những gì đang diễn ra cho văn học dân tộc và văn học thế giới, phải được vũ trang về những công cụ mới trong phê bình, thì tiếng nói phê bình mới xứng đáng với “trình độ học thức của một nền văn học” như A. Puskin đã nêu ra từ đầu thế kỷ XIX!

________________

(1) Phê bình văn học hiện đại – Những vấn đề bức thiết. Nxb. Khoa học, M.1975.

(2) X.Chubrinin: Phê bình – ấy là các nhà phê bình. Nxb. Nhà văn Xô viết, M.1988.

(3) R.Fayolle: Phê bình. Hoài Vũ dịch. Nxb. Bách Hoa, Thiên Tân, 2002.
phim Lý Tiểu Long
(4) Quan niệm phân biệt phê bình văn học với nghiên cứu văn học của tác giả N.F. Jgiepxkaiia trong sách Nghiên cứu và phê bình văn học Pháp đương đại. Nxb. Khoa học, M.1985, tiếc thay lại là quan niệm ấu trĩ như thế. Tuy nhiên Jgiepxkaia quan niệm đúng về đối tượng của phê bình là tác phẩm văn học với tư cách là sự kiện văn học đương đại (Tlđd, tr.26).

No comments:

Post a Comment