Monday, November 4, 2013
phim hay Lý luận hiện đại ngày nay coi tiếp
phim hay Lý luận hiện đại ngày nay coi tiếp nhận văn học là hoạt động “tiêu dùng”, thưởng thức văn học của độc giả thuộc nhiều trình độ khác nhau. Trong Theo dòng, bàn về Những người đọc tiểu thuyết Thạch Lam xếp người đọc thành hai hạng: “Hạng độc giả chỉ cốt xem truyện và hạng độc giả chỉ thích suy nghĩ, thích tìm trong sách những trạng thái tâm lý giống tâm hồn mình” (5/ tr.497).
Loại độc giả thứ nhất: “Họ đọc tiểu thuyết gì cũng được (…) ngốn tiểu thuyết như người ta ăn cơm lấy no, và khi đọc xong họ không có cảm tưởng gì cả” (5/ tr.497). Đây là những độc giả mà lý luận hiện đại ngày nay gọi là loại “người đọc có “khẩu vị” bình dân, chỉ ưa và quen những tác phẩm thuộc dòng văn hóa đại chúng” (3/ tr.167). Họ không “cần gì đến câu văn hay, hay tư tưởng của tác giả: nhiều khi câu văn hay, tư tưởng sâu sắc của tác giả lại là điều trở ngại trong việc đọc của họ”(5/tr.497). Theo Thạch Lam đây là nhóm độc giả làm nảy nở loại văn chương “chỉ chiều theo ý công chúng để kiếm lời”. Trong bối cảnh xã hội thời đại của nhà văn, khi thứ tiểu thuyết kiếm tiền và võ hiệp trở thành một “nạn dịch” (chữ dùng của Thạch Lam), nhằm “mãn nguyện những ưa thích hèn yếu trong người ta”(5/tr.498) thì sự phân tích thấu đáo “tầm đón nhận” còn nhiều giới hạn của người đọc cho thấy ông ý thức rất rõ tác động của người đọc đối với sáng tác văn học. Thực tế cho thấy một bộ phận đông đảo người đọc nào đó có thể lái phong trào sáng tác văn học sang những xu hướng khác nhau. Quan điểm này của Thạch Lam đặt ra vấn đề mà ở thời điểm hiện nay vẫn chưa bao giờ cũ đối với người cầm bút: số đo trình độ cảm thụ của đa số người đọc trong cộng đồng buộc nhà văn phải suy nghĩ, cân nhắc về việc đáp ứng nhu cầu của người đọc khi sáng tác.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment