Monday, November 4, 2013
phim hay Chuyện lịch sử được nhắc lại
phim hay Chuyện lịch sử được nhắc lại. Câu thơ như giãi bày nỗi lòng của một thi nhân trước cuộc đời của công chúa Huyền Trân. Ẩn sau những vần thơ về công chúa Huyền Trân và tâm sự của nhà thơ khi nhớ về lịch sử, cảm thương và trân trọng về sự hy sinh của công chúa đời Trần. Lịch sử đã đi qua, nhưng những dấu tích chứa đựng câu chuyện xa xưa ấy vẫn làm rung động tâm hồn thi nhân.
Tôi chưa có dịp đến thành Đồ Bàn nhưng đọc những câu thơ tiếp theo: Đồ Bàn khuất nẻo hồ trăng/ Thuyền ai gối bến My Lăng nhổ sào/ Cổng thành voi đá chiêm bao/ Thẳm xanh Thị Nại biển dào Quy Nhơn, tôi đã thấy thêm yêu Bình Định. Những câu thơ nhắc đến một số địa danh ở Bình Định như Đồ Bàn - Bến My Lăng - Cổng thành - Thị Nại - Quy Nhơn, đó là những địa danh nổi tiếng gắn với quê hương người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Vẻ đẹp ở nơi đây hiện lên trong thơ của Phạm Trọng Thanh vẫn mang tâm trạng hoài niệm khi: Đồ Bàn khuất nẻo hồ trăng, khi: Thuyền ai gối bến My Lăng nhổ sào, khi: Voi đá chiêm bao mặc dù có: Thẳm xanh Thị Nại và biển dào Quy Nhơn.
Tâm trạng của nhà thơ Phạm Trọng Thanh thể hiện qua cái nhìn của một nhà thơ với cuộc đời của thi nhân Hàn Mặc Tử. Câu thơ chậm rãi đủ để diễn tả nỗi cô đơn đó là nỗi cô đơn của một nhà thơ bị bệnh hiểm nghèo, từng ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên qua Mùa xuân chín. Câu thơ không nói đến tên nhà thơ nhưng khi đã nhắc đến Ghềnh Ráng (nơi có mộ của nhà thơ Hàn Mặc Tử), đến bài thơ Mùa xuân chín thì ta càng thấy sự đồng cảm của Phạm Trọng Thanh với nhà thơ tài hoa bạc mệnh Hàn Mặc Tử. Hai câu kết bài thơ càng bộc lộ rõ tấm lòng kính trọng, thương cảm của Phạm Trọng Thanh với Hàn Mặc Tử cũng như với các nhà thơ nổi tiếng khác; sâu xa hơn đó là cảm thức về lịch sử, về văn hoá của một vùng đất địa linh nhân kiệt:
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment