Sunday, January 19, 2014

Chuyện ấy sau đó lại được đám trai làng truyền tụng cho nhau

Chuyện ấy sau đó lại được đám trai làng truyền tụng cho nhau trong tiếng cười đến chảy nước mắt. Dĩ nhiên tiếng cười hả hê đó cuối cùng cũng lọt đến tai bà Ất. Bà Ất, dân làng từ xưa vẫn gọi thế bởi sợ oai ông Ất – thực ra đấy là một người đàn bà vừa trẻ, vừa đẹp lại nết na. Bà tên là Lành, bố là một thầy đồ (còn ông nội là một vị quan đô đốc bất mãn với triều đình bị bãi chức). Cái nết na của bà Lành chính là cái khuôn phép nhà nho mà cả dòng họ của bà truyền nối lại. Bà lọt vào ngôi nhà Hoàng Ất thực như là bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu vậy. Từ khi nghe lọt chuyện mướn bò của Học, ông Ất căm lắm. Phải như thời trước cách mạng, hắn Học đã phải đi phu cho đến trọc nhẵn tóc trên đầu rồi. Nhưng giữa thời buổi này, cái thế du kích bí mật mạnh lắm. Ất giận nhưng phải nín thinh. Còn bà Lành cố để ý xem xem người thợ cày đáo để ấy là ai. Thế rồi bà phát hiện ra Học trong đám người làm thường lui tới. Cuộc đời thật trớ trêu, chẳng ai có đủ thì giờ mà dò la thóc mách xem vì lẽ gì mà một bà quyền uy như vậy lại đi mê chàng trai cày lém lỉnh. Bà Lành hết sức bịt kín mọi chuyện mặc dầu tiếng đồn ngày một inh ỏi. Ông Ất cũng biết, nhưng phần thì sợ oai du kích, phần thì sĩ diện với chức lý trưởng, ông đành giả điếc giả câm. Còn bà Lành lại càng không dám để giống dòng nho gia của mình bị bôi nhọ. Thế nên Lạng sinh ra, tuy không được bố và các anh chị yêu quý, vẫn phải mang dòng họ Hoàng. Nếu cuộc đời cứ thế mà bình lặng trôi qua thì có lẽ cũng chẳng có gì đáng nói. Nhưng bởi con người ta, tham vọng quyền lực là một bản năng không giới hạn. Năm 1953, một trận càn lớn của Pháp đổ ập về Vĩnh Hòa. Trước sức ép quá lớn của hai tiểu đoàn lê dương, dân quân du kích phải tạm rút vào rú Lĩnh. Pháp chiếm cả xã ba ngày. Trong ba ngày đó, đám hương hòa, lý mục cũ mới háo hức ngóc đầu dậy. Biết bao nhiêu cơ sở cách mạng bị bắt giết. Đất đỏ Vĩnh Hòa càng đỏ thêm vì máu người, mãi mãi về sau, người dân Vĩnh Hòa vẫn nhắc về năm 1953, năm máu. Qua ba ngày, Pháp rút đi. Dân quân lại trở về. Dĩ nhiên nợ máu phải đổi bằng máu. Cái đầu của Hoàng Ất đã rơi xuống trong một đêm tháng Sáu. Gió Lào rú trên trảng Cồn. Bắt đầu từ đó, cái vinh quang của họ Hoàng chấm dứt. Kháng chiến thắng lợi. Người dân Vĩnh Hòa ai ai cũng háo hức đón chào cuộc đời mới. Suốt những năm cải cách ruộng đất rồi tiến lên thành lập hợp tác xã, câu bé mới bước vào tuổi thiếu niên ấy đã bị một mặc cảm nặng nề, rằng mình là con của cường hào bị cách mạng chém cổ. Càng lớn thêm một tuổi, sự mặc cảm càng lớn thêm ra. Lạng thường thui thủi một mình, học hết lớp bốn thì bỏ học. Lạng tự nghĩ có học cũng vô ích. Lạng nhận một đàn bò hợp tác để chăn. Ngay cả với công việc chăn bò Lạng cũng tự tách mình ra, không muốn chơi chung với bạn bè trong xóm. Các bạn đội viên thiếu niên cũng như các anh chị lớn tuổi biết rất rõ tâm trạng của Lạng, nên ai cũng nghĩ tìm cách gần gũi lôi kéo Lạng hòa vào với tập thể. Đặc biệt là gia đình ông Học, bà Sinh nhà ở ngay đầu xóm, nơi mà Lạng thường lùa bò ra bãi rồi vào đấy leo cây, hái quả, đã hết sức chiều chuộng Lạng. Thằng Hợp con đầu của ông Học quý Lạng như anh em ruột. Nhờ thế mà dần dần Lạng cũng vui lên. Nó đá bóng chung với bọn trẻ, lại còn tập văn nghệ nữa. Ai cũng khen Lạng có giọng hát hay. Và những đêm đội chiếu bóng về xã, lạng vẫn cao hứng cầm mic – cơ – rô hát dõng dạc bài “Chiếc khăn piêu...”. http://xemphim1006.blogspot.com/

No comments:

Post a Comment