Thursday, May 23, 2013

Phim Cạm Bẫy





Phim Cạm Bẫy
Phim Cạm Bẫy 

Phim Cạm Bẫy 

Trong khi đó có bao nhiêu điều ông vốn dự định từ lâu mà không tìm ra thời giờ để viết.

Nhà thơ Tế Hanh, khi nghe tôi nói tới sự nhẫn nhịn biết điều của Xuân Diệu, cũng nhớ lại vài chuyện mà ông còn nhớ, và nếu không phải Xuân Diệu nói ra, thì tự ông, không dám tin là thật. Chẳng hạn, có lần Tế Hanh hỏi:

- Diệu ơi! Sao anh làm những Tặng làng Công, với Bà cụ mù loà, lục cục thế?

- Tế Hanh phải có lúc nghĩ tới những người trả lương cho mình nữa chứ!
Phim Cạm Bẫy 
Câu chuyện trên, có lẽ là xảy ra đã lâu, hồi Tế Hanh mới từ khu Năm ra, gặp Xuân Diệu từ Việt Bắc trở về Hà Nội, cả hai cùng làm báo Văn nghệ. Từ đó, mấy chục năm cùng sống trong giới, Tế Hanh càng hay bắt gặp ở tác giả Thơ thơ cái nét nhẫn nhịn nói trên. Đến mức có lần, bấy giờ đang còn những năm chống Mỹ thấy Tế Hanh có làm bài thơ về Phạm Thái, Xuân Diệu khen:

- Tế Hanh bạo nhỉ!

Thì ra, vốn cũng rất thích Phạm Thái, nhưng Xuân Diệu sẵn sàng “để ở bên lòng” không nói gì về tác giả Sơ kính tân trang, khi trong giới nghiên cứu và sáng tác văn học đương thời lưu hành một dư luận cho rằng Phạm Thái chống Tây Sơn và thơ thì lãng mạn!
Phim Cạm Bẫy 
Ở trên chúng ta đã nhắc chuyện ông có thời gian bỏ giới sáng tác, đi làm nhà đoan.

Về sau, không bao giờ Xuân Diệu làm công việc từ bỏ dứt khoát như thế nhưng những cuộc từ bỏ nho nhỏ, thì ông làm khá thường xuyên. Ông phải né tránh, và phải làm cả những việc ông không muốn.

Năm ấy, nhà thơ trẻ C.K. mới xuất hiện, tuy là đang ở tuổi vị thành niên. Đi đâu cũng có người khen, nhưng lúc đầu, tôi nhớ là Xuân Diệu không khen. Với cách nói có phần nanh nọc của một người đàn bà nhà quê, ông bảo khen C.K. thì có khác gì ra đường mà kêu ầm lên rằng “các ông các bà ơi, con gái tôi mười ba tuổi mà đã có mang!”.

Có thể là Xuân Diệu đã nói đúng, đến nay không ai còn nhắc đến C.K. nữa. Nhưng vào khoảng thời gian đó, hình như mọi người đang cần khẳng định một tài năng trẻ, cần chứng tỏ chúng ta đang làm rất tốt việc bồi dưỡng các thế hệ kế cận. Mà sự khẳng định ấy phải ở miệng Xuân Diệu nói ra mới quý! Thế là có đơn đặt hàng và khi có người đặt hàng thì Xuân Diệu chấp nhận. ít lâu sau trên báo Văn nghệ, ngay trang một, thấy xuất hiện một bài khen thơ C. K. hết lời. Cái tài bình thơ vốn có tác giả Các nhà thơ cổ điển Việt Nam được Xuân Diệu vận dụng triệt để, cốt để mọi người cũng như chính ông tin rằng thơ C. K. rất hay. Xuân Diệu dám đánh mất mình trong chốc lát, để giữ lấy cái đại cục.



Cây hoàng lan cô đơn
Phim Cạm Bẫy 
So với hoàn cảnh nhà cửa ở Hà Nội, thì căn phòng riêng của Xuân Diệu ở đường Cột Cờ (nay là Điện Biên Phủ) phải nói là đã khá tươm tất. Căn phòng rộng đâu gần hai chục mét. Nhà thơ làm việc tại cái bàn kê sát cửa sổ. Gần đấy là bàn tiếp khách: một ấm pha trà nhỏ, vài cái chén loại cổ. Tôi nhớ mặc dù Xuân Diệu không hút thuốc, nhưng ông vẫn có một hộp thuốc lá, để thỉnh thoảng mời anh em hút chơi. Sự tiếp khách của Xuân Diệu chừng mực trân trọng lại luôn luôn có sự thân tình và câu chuyện không bao giờ rơi vào sáo rỗng. Nhưng được chiều vậy, mà mấy khi chúng tôi dám ngồi lâu, vì thật ra ngay từ lúc vào, chúng tôi đã bắt gặp Xuân Diệu đang làm dở việc gì đó, thành thử, sau những trao đổi cần thiết, khách khứa cũng tìm cách rút lui cho đúng lúc. Chỗ ở của Xuân Diệu không thể là cái nơi người ta đến lang chạ và dềnh dàng tán chuyện, như nhà một vài người khác. Nhiều khi, đi ngoài đường nhìn vào, chúng tôi vẫn bắt gặp Xuân Diệu với cái đầu lắc lắc đang miệt mài làm việc bên bàn. Vũ Quần Phương bình luận rất hay: Đầu lắc lắc, luôn luôn “đấm nhẹ vào trán kêu đau óc lắm, nhưng năm nào cũng có sách xuất bản”. Thế thì ai dám ngồi lâu được?

Nhưng nói đến chỗ ở, chỗ tiếp khách của Xuân Diệu tôi không chỉ nhớ tới căn phòng, mà còn một khung cảnh nữa, khá thú vị. Vào những ngày hè, đến chơi với nhà thơ, có lần tôi bắt gặp ông mặc quần áo cộc, khênh cái bàn trúc ra ngồi ngay lối đi. Ngồi đấy, tay phe phẩy cái quạt, mắt lim dim suy nghĩ, ông làm thơ, dịch thơ. Sự thư nhàn của một người vốn bận bịu, có cái nét duyên riêng của nó. Vào những ngày chớm thu, trời còn nóng, nhưng cây hoàng lan xế cổng đã toả bóng mát thật dễ chịu. Thơ Xuân Diệu từng nói tới cây hoàng lan ấy (bài thơ này tôi ghi theo bản chép tay trong sổ tác giả):
Phim Cạm Bẫy 
Hương chín hoàng lan thu tới đó

Lơ thơ trong chợ nhãn xong mùa

Năm nay em vắng không ăn nhãn

Anh một mình thôi, cũng chẳng mua.

Không hiểu làm sao, tôi cứ nghĩ vân vi mãi về cây hoàng lan cổng nhà Xuân Diệu. Quả thật, đó là một giống cây lớn cùng loại với những xà cừ, bàng, liễu, loại cây lưu niên mà người ta vẫn trồng để lấy bóng mát. Thân cao, xù xì, lá thưa và mỏng, nhiều khi hoàng lan lại có cái vẻ ngạo nghễ mà giống cây mọc cô độc thường có. Có điều, đó là thứ cây cho ta loại hoa mỏng mảnh, cánh tuy to và dày, nhưng bao giờ cũng rủ xuống yếu đuối, và hương thơm thì hơi hắc hắc. Một thứ hoa dành để cúng lễ, và theo tôi nhớ trước kia cũng là thứ hoa để những người con gái đang yêu dắt trong áo. Tự nhiên tâm trí thoáng qua những liên tưởng tới Xuân Diệu. Trong toàn bộ văn học, con người đang ngồi trước mặt tôi là một thân cây cổ thụ, mà vóc vạc, dáng hình cứ lừng lững, lừng lững tồn tại. Song trong đời sống hàng ngày nhất là khi nói chuyện riêng đó lại là con người của sự từ tốn, ý nhị: “Cành biếc run run chân ý nhi” “Lung linh ánh sáng bỗng rùng mình”. Những thoáng rung động tinh vi kiểu ấy đã đi vào cả trong cách sống hàng ngày của ông. Cộng với cuộc sống độc thân, kéo dài “mãn tính”, cuối cùng ở Xuân Diệu hình thành một cốt cách riêng, kết hợp cả sự chăm chỉ xốc vác, đôi khi như là hùng hục làm, làm bằng được, làm quần quật suốt ngày này tháng khác, với sự tinh tế, nhỏ nhẹ, cái sự chiều lòng mọi người! Vâng Xuân Diệu chính là một thứ cây hoàng lan cô đơn đổ bóng bên nhà ông đó.
Phim Cạm Bẫy 
Nếu như mọi người đàn ông đã “một nửa là đàn bà” thì cái phân số đàn bà trong người Xuân Diệu còn cao hơn một bậc nữa. Ai trong đời từng được tác giả Thơ thơ quý trọng, đều biết nét tâm lý này của Xuân Diệu, những khi ông đến chơi nhà. Con người kiêu hãnh Xuân Diệu lúc đó, như biến đi đằng nào. Ông hoàn toàn nhỏ nhẹ, khiêm nhường, rón rén, chỉ sợ làm phiền người khác, nét mặt cứ ngẩn ra trước những gì khác lạ, và muốn làm mọi cách để vui lòng người bạn của mình. Mà thường trong những truờng hợp đó là Xuân Diệu mang cho, chứ đâu phải đến làm phiền! Thuở ông còn sống một số người chỉ biết Xuân Diệu hay đòi bằng được cái nọ cái kia, đòi đăng thêm một bài thơ, đòi tổ chức thêm một buổi nói chuyện. Có biết đâu, nhu cầu mang cho ở Xuân Diệu cũng rất lớn. Một chi tiết nhỏ trong muôn vàn chi tiết liên quan đến những cuộc nói chuyện thơ của Xuân Diệu: sau những lần phục vụ thơ ở Đội cây xanh thuộc công ti quản lý công viên Hà Nội, Xuân Diệu được anh chị em công nhân coi như một thành viên của đội. Cứ đến gần tết, trong đội có một quyền lợi nho nhỏ ấy là một số cây cỗi, đã đánh về rải rác trong năm, nay mang chia đều mỗi người một ít, chở về nấu bánh chưng là hợp nhất. Xuân Diệu cũng được một phần củi như mọi người. Và bao giờ Xuân Diệu cũng đến lấy, buộc bó cẩn thận, đèo sau xe đạp, mang về… tặng gia đình Hoàng Trung Thông.

Đàn bà trong cách thương mến, chiều chuộng mọi người, và Xuân Diệu cũng rất đàn bà trong cách cáu giận, bực mình. Ngồi họp với Xuân Diệu nhiều người chúng tôi thường để ý tới hai giai đoạn: Ban đầu Xuân Diệu lơ đãng nghe, ngơ ngác cười với một người lâu mới gặp, nhiều khi cúi đầu xuống như còn mải nghĩ về công việc đang làm dở dang. Nhưng chỉ cần có chuyện gì chạm đến điều Xuân Diệu tâm đắc, là lập tức ông như chồm dậy nói sa sả, nói hết gan ruột mình, cả miệng, mắt, đầu tóc, như cùng tham gia vào cuộc phát biểu. Và trong cái lúc bộc lộ hết mình này, cũng như khi đi nói chuyện, Xuân Diệu rất hay làm thêm động tác, lấy cái ngoắt tay, cái chẩu mỏ, để diễn tả ý tứ cần nói. Đôi khi chúng tôi nói vụng sau lưng: “Y như các mẹ nhà quê xắn váy quai cồng lên mà cãi nhau”. Cái tật nói dài, nói kỹ, nói bằng được, mà nhiều khi chúng ta bắt gặp trong thơ, và nhất là trong tiểu luận phê bình của Xuân Diệu, thực ra cũng bắt đầu từ lối nói dứt da dứt thịt, mà chúng ta thấy trong Xuân Diệu hàng ngày đó.
Phim Cạm Bẫy 
Ấy cáu giận thế, tham lam thế, nhưng tựu trung lại trong quan hệ với mọi người Xuân Diệu vẫn là một người khiêm cung, biết người biết mình và trung hậu thật thà khiến ai cũng quý. Sự biết điều ở ông là trên nét lớn và có bao hàm những trừ bì. Tham lam mà lại là biết điều. Vì biết mình chỉ có ít, không chịu phí phạm cái gì! Tự hào đấy, hãnh diện đấy, nhất là trước đám đông, nhưng trở về với người thân trong không khí của hậu trường, lại dễ dàng cười xoà. Tôi nhớ một lần, nói chuyện với Xuân Diệu về tình thế chung của văn học Việt Nam: Chúng ta còn nghèo, ngay trước cách mạng, thực tế một đất nước thuộc địa không khỏi ảnh hưởng đến sáng tác của cả một lớp nghệ sĩ rất tài năng. Xuân Diệu thấy cả. Và vừa như biện hộ, vừa như khẳng định chỗ yếu kém của mình, Xuân Diệu khoát tay, mượn một cách nói hơi có vẻ tục, để kết luận:

- Thì dân tộc cũng chỉ rặn ra được một lũ chúng mình !

Tính thiết thực là một thói quen thường có ở Xuân Diệu và cũng là một điều bạn bè đồng nghiệp có dịp đến nhà chơi, tiếp xúc với tác giả Thơ thơ trong cái không khí hàng ngày, nhớ kỹ hơn cả. Lùi về tận kháng chiến chống Pháp, Thanh Tịnh nhắc lại chuyện Xuân Diệu lục ba lô lấy cho mấy lạng muối, hoặc trước lúc chia tay, tặng cái nắp bút Parker nhặt được trên đường. Vũ Quần Phương hay kể chuyện Xuân Diệu dặn ăn kẹo phải ngậm đừng nhai, nhai là phí. Nguyễn Đăng Mạnh bắt đầu bài hồi ký bằng câu chuyện Xuân Diệu tặng mình một cuộn giấy báo chưa in, bảo rọc ra mà làm bản thảo dần. Trần Đăng Khoa kể là một bận Xuân Diệu hẹn đến chơi, nhưng đến hơi sớm một chút. Thế là Xuân Diệu đưa cho mấy tờ báo bảo đọc, rồi ông tranh thủ… ngủ. Ngủ đâu mười phút, đúng giờ lại dậy, làm việc, tiếp khách.
Phim Cạm Bẫy 
Trong số những ấn tượng về con người Xuân Diệu lúc về già, tôi nhớ đến cái dáng đẫy đà của ông. Ông béo cái thứ béo riêng của người ít lao động chân tay. Những túi thịt đầy không căng lên song trông vẫn ngồn ngộn. Da như trơn láng hơn, và cả người toát ra vẻ nồng nồng mà người ta thường cảm thấy ở những phụ nữ cả hơi. Ra đường, ông ăn mặc đúng mốt, mùa hè thì thường áo sơ mi cộc tay bỏ ngoài quần, cả người thơm tho lịch sự. Nhưng trở về nhà, bên bộ bàn ghế trúc cũ càng, ọp ẹp, là lại đánh bạn với cái quần đùi cũ lõng thõng dải rút, cái sơ mi hình như đã lấm tấm rách rạn vài chỗ. Xuân Diệu đã vào với bao nhiêu cảnh giàu sang phú quý, mà ông vẫn giữ nếp nghèo như xưa. Và ông có ý thức về điều ấy lắm. Khoảng đầu 1980 có lần, tôi hỏi Xuân Diệu “Sao anh không vào ở Sài Gòn?” thì được đáp lại rất hồn nhiên: “Ôi, vào đấy sao nổi, chỉ nghe tiếng băm thịt của nhà hàng xóm, mình đã không sống yên ổn rồi… Nghèo như chúng mình, chớ nên vào”.

Có lẽ bởi luôn luôn nghĩ rằng mình nghèo, nên Xuân Diệu càng chăm chỉ lam làm và trước tiên, càng tự hạ mình, cho phép mình vơ véo nhặt nhạnh, nó là đầu mối của cái tính đàn bà nơi ông mà chúng tôi bắt gặp.

Này là những ngọt ngào của Xuân Diệu khi cần lấy lòng ai đó cái đầu nghiêng nghiêng, con mắt đắm đuối Xuân Diệu tự hạ mình khác chi Người kỹ nữ.

Này là những lúc Xuân Diệu đi nói chuyện, làm đủ mọi thứ bộ tịch để thiên hạ vui lòng. Một giáo viên dạy văn sau nhiều lần đi nghe Xuân Diệu đăng đàn diễn thuyết, tâm sự: Mình dạy học có khi còn thay đổi bài giảng từ lớp nọ sang lớp kia. Cụ ấy thì không, cứ bài nói chuyện ấy, cụ ấy kéo, đúng đến chỗ ấy thì dừng lại cho người ta vỗ tay. Cứ thế mà làm.

Xuân Diệu đã trở thành một người lao động đơn giản theo nghĩa đen của từ này. Tô Hoài nhận xét: “Mình đã nghe nói vài lần mình biết. Chỉ loanh quanh một ít bài bản có sẵn, sau đó là thơ tình Xuân Diệu” (khi tác giả Thơ thơ mất, Tô Hoài viết bài kể chung quanh bài thơ Phia Khình Tô Hoài đã được nghe Xuân Diệu nói từ kháng chiến, sau sang Lào lại được nghe nói đến bài thơ ấy. Trong lời kể, có sự quý trọng, lại có sự đùa bỡn).
Phim Cạm Bẫy 
Cùng đi với Xuân Diệu về một nơi nào đó, sau những buổi nói chuyện, tôi chỉ thấy Xuân Diệu có hai thứ nữa sung sướng là ăn và ngủ. Ô, không thể tưởng tượng được là con người ấy dễ ngủ lắm! Ngày ba buổi nói chuyện, với ông không phải là quá. ở những chỗ ông chưa nói chuyện bao giờ, mà chỉ bố trí ngày có hai lần là ông giận. Và khi không có việc gì làm cho hết ngày, ông lăn ra ngủ, cái gối kê khá cao, ngủ ngáy đều đều, những lần thoáng thấy, bao giờ chúng tôi cũng cố tránh cho xa, vừa sợ kinh động đến người, vừa ngại thấy ông không sinh động, đẹp đẽ, như lúc ông thức. Không ai nói ra nhưng hầu như tất cả những người đi trong chuyến ấy gặp nhau ở ý nghĩ: tác giả Thơ thơ già rồi. ở Hà Nội ai có gia đình người ấy ngày tháng trôi đi đều đều và Xuân Diệu luôn luôn có mặt trên báo chí, cho nên ai cũng cảm thấy Xuân Diệu còn sung sức lắm. Nhưng cùng đi công tác với nhau, chúng tôi thấy Xuân Diệu thật già. Và chúng tôi chợt nhận ra một điều: từ lâu, Xuân Diệu không gây cho ai bất ngờ nữa. Còn Xuân Diệu cũng yên vị với những gì đời đã cho mình. Xuân Diệu biết là mình không thể khác.

Một trong những nét thấy rõ ở con người trong thơ Xuân Diệu lúc trẻ là ở cảm giác cô đơn không thể hoà nhập vào cuộc đời. Theo một thói quen cũ kỹ, lâu nay bao giờ người ta cũng coi đó là một chỗ đáng phê phán, có biết đâu rằng nhiều khi cảm giác cô đơn chính là mặt trái của nỗi khao khát sống, là bằng chứng trưởng thành của nhân cách. Xem thơ tình Xuân Diệu thì biết. Nếu những năm 50, 60 người ta còn bắt gặp những bài hăm hở, tha thiết đau xót, thèm muốn, bơ vơ (kiểu như Phượng mười năm, Hỏi), từ đó tạo nên cả một chùm thơ mang vị đắng như chính ông gọi, thì những năm 70, 80, thơ Xuân Diệu chỉ còn nói đến sự hoà hợp vốn là một cái gì ông không có, hoặc có một chút song ông đã đánh mất. Xuân Diệu đã nghèo đi, như chúng ta khi về già thường nghèo đi, song do quen dần nên ta không thấy mà chỉ thích ứng một cách tự nhiên. Điều này bắt đầu ngay từ cuộc sống hàng ngày. Thật vậy, mặc dù trước sau Xuân Diệu vẫn sống đơn độc, không có gia đình, nhưng những năm cuối đời, con người ông như chai đi, ông cảm thấy bằng lòng với hoàn cảnh, ông tạo ra đủ lý lẽ để bảo vệ cho cách sống ông buộc phải sống. Để chống trả thời gian, vượt lên thời gian, mà cũng là cách tốt nhất để chống lại băng giá của sự cô đơn Xuân Diệu đã làm việc quần quật. Đến thăm Xuân Diệu, so sánh cuộc sống của ông với cuộc sống những người bình thường, nhiều người cảm thấy thương xót vô hạn. Nhưng hoá ra chúng ta nhầm! Xuân Diệu không cần, không biết đến ai thương xót, ngược lại, ông cho rằng mình đã chọn được con đường tối ưu để sống và viết.

Thế có bao giờ Xuân Diệu “hố” không, lộ vở là một người yếu đuối vụng về không? Có bao giờ sự cô đơn đã giáng cho ông một cú nặng nề, ngay trước mắt mọi người? Có bao giờ giá tỉnh táo ra, ông phải hối tiếc cho cái tình thế cô đơn của mình?

Có, cũng có một lần như vậy, và câu chuyện xảy ra một cách bột phát, tới mức, như một trò chơi của tạo hoá, một số người chúng tôi có tham gia vào, về sau có hối hận cũng không kịp!
Phim Cạm Bẫy 
Năm đó, đã là 1985, cái năm về sau sẽ được xem là năm cuối cùng trong cuộc đời Xuân Diệu, nhưng hình như cả ông, cả chúng tôi, đều không ai tính tới chuyện đó. Xảy ra việc làm tuyển tập thơ Việt Nam 1945-1985, loại sách giống như một thứ “chiếu giữa làng” nên đã biến thành chỗ xếp hạng, cũng là chỗ mặc cả rất quyết liệt: Ai sẽ được vào, câu hỏi đó đặt ra với đông đảo mọi người chưa giải quyết xong, thì ai sẽ được lấy sáu bài, ai bốn bài, ai hai bài lại được đặt ra và câu hỏi này mới thật khó phân xử vì toàn động chạm tới các “đầu lĩnh” cỡ lớn trong giới! Theo chỗ tôi nhớ, thì mặc dù đã là người chủ trì làm nhiều tuyển tập văn thơ Việt Nam, từ hồi ở Việt Bắc (Tập văn Cách mạng và kháng chiến) cho tới sau hoà bình 1956 (Thơ Việt Nam 1945-56) và vinh quang nhất là Tuyển tập thơ Việt Nam 1945-1960, song đến tập này (1945-85), Xuân Diệu không đứng ra làm nữa, mà người được giao chủ trì là nhà thơ Tế Hanh. Đứng về mặt số lượng bài đưa vào trong tập thì Xuân Diệu đã thuộc loại nhất, tức là được chọn sáu bài. Tuy nhiên, lúc xem cả tập thì Xuân Diệu vẫn không bằng lòng. Câu hỏi của ông nằm ở sự so sánh: tại sao Xuân Diệu sáu bài, mà loại như người này được những bốn bài, loại người kia được ba bài?!

Theo Xuân Diệu, hình như những người soạn tuyển tập đã quên mất rằng: chỉ sau Tố Hữu thôi, chứ ông đứng ở một thế cao vòi vọi, không một nhà thơ lớp sau nào dám so sánh.

Nói tới người nọ người kia, song lần ấy mũi nhọn công kích của Xuân Diệu tập trung dồn về Xuân Quỳnh, người phụ nữ được in bốn bài.

Từ hồi bắt đầu chống Mỹ, trong thơ Việt Nam, vấn đề thế hệ bắt đầu được đặt ra rõ rệt. Có lẽ là do một sự bén nhạy nào đó, nên Chế Lan Viên rất hiểu chuyện này. Đi đâu ông cũng đặt vấn đề là phải bồi dưỡng cho lực lượng trẻ, rồi họ sẽ thay thế chúng ta. Ngược lại, Xuân Diệu khá dè dặt. Mặc dù chính Xuân Diệu đã thanh minh rằng bởi yêu nên mới cho roi cho vọt, song ai cũng nghĩ ông cố chấp quá.

Thật ra giữa Xuân Diệu và Xuân Quỳnh không có gì xung đột.

Thậm chí, ở một phương diện nào đó mà xét, có thể bảo Xuân Quỳnh là người tiếp tục giọng thơ Xuân Diệu. Cũng tinh tế như thế, nhất là cũng ham sống, cũng nồng nhiệt như thế.

Nhưng những người giống nhau lại hay kỵ nhau. Trong nghề làm thơ, Xuân Quỳnh tìm tòi học nghề ở Chế Lan Viên chứ không ở Xuân Diệu. Ngược lại, Xuân Diệu thấy loại như Phạm Tiến Duật là lạ, chứ Xuân Quỳnh không lạ. Sự không bằng lòng nhau ngấm ngầm đã có từ lâu, đến lúc này mới có dịp bùng nổ.

Cậy tuổi già, Xuân Diệu đi khắp nơi rêu rao, cho là Xuân Quỳnh không đáng như thế, chẳng qua đây là một nhà thơ phụ nữ xinh đẹp, nên chài được mọi người (chữ chài là của Xuân Diệu) khiến cho tuyển thơ chẳng còn thể thống gì nữa.

Xuân Quỳnh cũng chẳng phải người vừa. Thấy Xuân Diệu công khai nói mình ngay cả trong các buổi họp mà bản thân mình không dự, Xuân Quỳnh cho là bị xúc phạm, và nghĩ chuyện trả thù bằng cách viết thư thẳng cho Xuân Diệu.
Phim Cạm Bẫy 
Lịch sử đã biết tới nhiều ca “điên” của phụ nữ, câu chuyện tôi kể ở đây, chẳng qua là con sóng vỗ trong cái cốc nhỏ, nhưng nó không phải là không ghê gớm. Trong thư gửi Xuân Diệu, Xuân Quỳnh dùng tới những lời lẽ đáo để nhất, cốt có thể làm cho Xuân Diệu đau đến chết điếng đi, mà không sao cự lại nổi. Xuân Quỳnh nhắc đến quá khứ của Xuân Diệu. Xuân Quỳnh đặt câu hỏi về những thay đổi trong mấy chục năm cuối đời của Xuân Diệu và tự trả lời: Chẳng qua Xuân Diệu chỉ muốn xây dựng uy tín riêng cho mình. Chứ thực ra Xuân Diệu không tài cán gì, thơ Xuân Diệu đã hỏng hẳn rồi, mất hết sự sinh động và tự nhiên rồi.

Đi đến cùng trên con đường triệt hạ nhà thơ lớp trước đã nói xấu mình, chê bai làm nhục mình, Xuân Quỳnh nói tới tình trạng đơn độc của Xuân Diệu và cho rằng chỉ những người thất đức mới bị trời đày như vậy.

Bức thư như một mũi tên tẩm thuốc độc, chắc chắn làm cho Xuân Diệu giãy giụa trong đau đớn. Nhưng còn một việc nữa làm cho Xuân Diệu chết đi sống lại – tôi đoán thế – do một ác ý, mà nhiều bạn bè của Xuân Quỳnh, trong đó có người viết bài này, xúi bẩy Xuân Quỳnh làm: Đó là không chỉ gửi riêng lá thư cho Xuân Diệu, vì làm thế, có thể tạo cơ hội cho Xuân Diệu tránh đòn tức là giấu biệt thư đi không cho ai biết. Mà, muốn để Xuân Diệu thảm bại, Xuân Diệu gục ngã ngay trước mặt mọi người, Xuân Quỳnh sao lá thư này làm vài ba bản, gửi đi vài ba nơi cần thiết.

Không cần phải nói, cũng có thể đoán Xuân Diệu đã đau đớn như thế nào!

Câu chuyện xảy ra hè 1985, thì đến cuối năm đó, Xuân Diệu qua đời. Trong khi mọi người cuống quýt lo lắng cho đám tang, thì Xuân Quỳnh cảm thấy như mình có lỗi, và không biết làm gì để cứu chuộc. Khi có ai hỏi, Xuân Quỳnh chỉ phân bua là mình cũng rất biết ơn Xuân Diệu, mình không có ý hại ông. Mấy kẻ xúc xiểm chúng tôi, lúc này cũng cảm thấy hối hận vì vừa tham gia vào một trò chơi độc ác. Tuy nhiên những khi thật tỉnh táo nhìn lại câu chuyện Xuân Quỳnh – Xuân Diệu nói trên, chúng tôi hiểu ra một điều: nhà thơ của chúng tôi có lỗi trước tiên, mà cái lỗi đó, một phần bắt nguồn không phải ở tuổi già, mà là sự đơn độc của ông. Chúng tôi hàng ngày dù đôi khi cũng không giấu được sự tham lam và phải nhận là nhiều khi tham lam một cách vô lý, ngớ ngẩn, song cuộc sống gia đình luôn giúp cho chúng tôi tỉnh táo trở lại, nó mách bảo chúng tôi về một cuộc sống như nó vốn thế, vậy phải biết nhìn ra chung quanh, biết dừng lại đúng lúc cũng tức là biết rằng sống phải thông cảm, phải cận nhân tình, đừng có bao giờ quá đáng.

Đời riêng Xuân Diệu buồn hơn nhiều. Xuân Diệu không có được một gia đình bình thường. Cho nên trong quan hệ với mọi người Xuân Diệu đã phạm những sai lầm không thể tha thứ được, kể cả sai lầm với phụ nữ là những người mà trong thâm tâm ông yêu quý.

Trước sau, đó vẫn là cây hoàng lan cô đơn đang đổ bóng.

Đối diện với vĩnh cửu
Phim Cạm Bẫy 
Những năm cuối đời Xuân Diệu rất nổi tiếng với việc phê bình giới thiệu thơ, nhất là giới thiệu các tác giả cổ điển. Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến và Tú Xương, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và á Nam Trần Tuấn Khải… hầu như với bất cứ nhà thơ liệt hạng nào, ông cũng đều yêu mến và tìm được cách tiếp cận. Không một ai đối với ông là bí hiểm, là khó giải thích, hoặc hơn nữa, là không thể giải thích nổi. Trong những bài phê bình và tiểu luận mà cách viết đôi khi rơi vào dông dài và thông tục, nhất là trong những buổi nói chuyện lặp đi lặp lại – ở cái nghề mà có người đã gọi đùa là nghề thầy cúng ấy, thì tránh sao cho khỏi lặp lại ? – ông làm được một việc lớn lao là phổ cập hoá thơ, làm cho thơ trở nên dễ hiểu và các nhà thơ lớn trở nên như là của mọi nhà. Tuy nhiên, cũng chính trong những lúc ấy, Xuân Diệu phô ra những nhược điểm lớn của mình – sự nói lấy được, làm cho cái gì cũng trở nên dễ hiểu, do đó đánh mất một chút thiêng liêng của văn học. Do đi với ai, làm cầu nối cho bất cứ ai cũng được, nên Xuân Diệu không thuộc hẳn về ai, không phát hiện được ai đến cùng. Trong khi rất kỹ lưỡng, rất thành thục với những điều ai cũng có thể nhận ra một cách mơ hồ, thì ở Xuân Diệu hơi ít những chỗ mà người thường không thấy và chỉ ông mới thấy. Những phát hiện của ông không mấy khi đạt đến mức bất ngờ và làm người đọc bàng hoàng ngơ ngẩn. Như người ta vẫn thường nói, đọc người khác là đọc chính mình. Hiểu biết tức là sánh ngang. Những tư tưởng sâu sắc chỉ được phát hiện khi người đọc chúng cũng hoàn toàn có điều kiện để nghĩ ra chúng. ở chỗ này, sự dừng lại của Xuân Diệu kể cũng là điều dễ hiểu. Với những thiên tài độc đáo của dân tộc, như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, dù Xuân Diệu đã nói rất nhiều, song muốn lý giải được cái thần của các vị ấy, ông còn cần được nhiều người tiếp tục.

Không phải là Xuân Diệu không biết vị trí của mình ở đâu. Đọc những bài ông giảng giải về các bậc thầy nghề nghiệp mà Xuân Diệu đã viết, người ta luôn luôn bắt gặp một ngụ ý:

- Tôi không sao nói hết được cái vi diệu mà cũng là cái cao cả của nghệ thuật! Các vị ấy là những tay thợ bậc 7, bậc 8 kia đấy! Vâng, đó là những người ở vào tột bậc nghề nghiệp, trong khi một người như tôi, chỉ thuộc loại bậc 4, bậc 5. Vậy thì các anh hãy nghe tôi nói đây, hỡi những tài năng lẫm chẫm bậc 1, bậc 2!

Dẫu sao, so với các nhà văn nhà thơ đương thời Xuân Diệu là người đã đến với các tác giả cổ điển thành tâm nhất, nhiệt tình nhất.

Mà đây là một việc làm hoàn toàn có ý thức.

Rất hiểu tài năng phê bình ở mình – tài năng đồng cảm phân tích đánh giá cái hay cái đẹp – ông hướng nó vào một chỗ có thể tồn tại lâu bền:

- Có che tàn, tôi cũng che tàn cho mấy ông to, chứ không làm dáng cho mấy anh trẻ ti toe.

Đối tượng so sánh của Xuân Diệu trong trường hợp này là Chế Lan Viên.

Trên cương vị trưởng Tiểu ban thơ, tác giả Điêu tàn những năm ấy thường vẫn phải đứng ra giới thiệu anh em trẻ. Và có làm là có lầm lỡ. Một đôi khi Chế Lan Viên đã đứng ra phân tích sáng tác của một hai cây bút mà chỉ một hai năm sau đã không ai nhớ! Xuân Diệu không làm thế. Dù mang tiếng là cay nghiệt với lớp trẻ, ông cũng thây kệ. Cái đích mà ông khao khát chiếm lĩnh là những giá trị còn mãi trong đời. Việc tìm hiểu giới thiệu các tác giả cổ điển, với tất cả sự khó khăn có thể có của nó, chừng nào đó, vẫn bảo đảm cho Xuân Diệu có điều kiện đến với cái đích đã đề ra. Việc ông sốt sắng lao vào nó hết mình là kết quả của cả tình yêu lẫn một sự tính toán khá chính xác.

Đến đây, chúng ta lại có dịp đối diện với một khao khát thường trực mà cũng là một động cơ chi phối toàn bộ con người Xuân Diệu, nó như nhiên liệu, tạo nên năng lượng cho mọi hoạt động của cái cỗ máy tinh vi trong con người tác giả Thơ thơ, đó là khao khát vượt lên trên thời gian, trở thành vĩnh cửu.
Phim Cạm Bẫy 
Là con người thiết tha với sự sống, chỉ sợ bữa tiệc đời vui vẻ kia mình không có mặt, Xuân Diệu có thích sống mãi trong đời, cũng là chuyện bình thường.

Huống chi, gần như suốt cuộc đời đơn độc, ở ông vắng thiếu hẳn một ít niềm vui trần thế như trò chuyện với vợ, chơi nghịch với con. Sự hướng về cái vĩnh cửu quả thật là cái phao lớn có thể mang lại lẽ sống cho Xuân Diệu, và chắc chắn ông đã tìm thấy ở đó một nguồn nghị lực to lớn.

Tuy nhiên, vấn đề sống chết là cả một câu chuyện lớn và trong cái ham muốn phổ biến là trở thành bất tử, con người ta cũng tự chứng tỏ nhân cách của mình, trình độ hiểu cuộc sống của mình. Nếu như đã không biết sống cái ngày hôm nay, thì làm sao người ta có thể biết sống trong vĩnh viễn?!

ở trên, chúng ta nói, do ham sống Xuân Diệu rất sợ chết và nỗi sợ ấy của Xuân Diệu đôi khi bị đẩy đi quá đà, đến chỗ quá quắt. Nên mỗi lần nghe Xuân Diệu lắc đầu le lưỡi, nghĩ đến cái chết, học theo Trần Thanh Mại, tôi lại không khỏi nhớ tới những bà già nhà quê, lúc chớm già họ cũng bo bo bỏm bỏm, tưởng như mình chết nay chết mai đến nơi rồi và luôn chân luôn tay làm thêm, để dành dụm thêm mấy đồng, nhỡ lúc chết cần tới. Rồi tôi lại nhớ đến sự bình tĩnh đối diện cái chết của mấy thi hào những người cùng quê hương Hà Tĩnh với Xuân Diệu. Nguyễn Du khi ốm đau, không chịu uống thuốc, chờ người nhà đến bảo thấy lạnh chưa, lạnh rồi hả, thế là nhắm mắt và không dặn gì thêm. Hoặc như Nguyễn Công Trứ, lúc biết mình chết bảo người thân đốt luôn cái nhà mình đang ở rồi chôn mình dưới đống tro.

Những mẩu chuyện như thế, hẳn là Xuân Diệu biết hết song vẫn cứ cái cách riêng của mình mà nghĩ, cách riêng của mình mà làm. Thật đúng như ai đó đã nói: “Cuộc lựa chọn của mỗi người với chính mình cho chính mình, tạo nên một cái người ta gọi là số phận”.
Phim Cạm Bẫy 
Đầu năm 1984, Tuyển tập Xuân Diệu, tập I (thơ) ra đời trong sự chờ đợi. Ai cũng mong tác giả sẽ gạn đục khơi trong tạo ra cho mình một khuôn mặt khả ái. Nhưng không! Người tuyển quá tham, lấy vào tuyển quá nhiều bài thơ dở. Khi tôi hỏi Vũ Quần Phương, tại sao lại thế, thì được Vũ Quần Phương cho biết cố nhiên là Xuân Diệu có tham gia vào công việc. Và khi có người bàn rằng nên làm cho tinh, thì Xuân Diệu bác đi: “Các cậu buồn cười thật. Chưa phải lúc làm tuyển làm tiếc gì cả. Giống như khi cháy nhà lúc này làm sao biết được cái gì hay với cái dở. Thấy bài nào bạn đọc chưa biết hãy nhặt vào đấy, sau này lịch sử định liệu”.

Ở đây, có cả sự biết điều chân thành lẫn sự khôn ngoan hám lợi thô thiển.

No comments:

Post a Comment